Ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du qua việc vận dụng điển cố (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) QUA VIỆC VẬN DỤNG ĐIỂN CỐ

3.3. Ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc

Trong Truyện Kiều, phần lớn điển cố đều có liên quan đến Trung Quốc:

những con người, những địa danh, những câu chuyện đều nhuốm màu sắc Trung Quốc,… Điều này làm cho chúng ta có cảm giác rất xa lạ, ngăn cách khi tiếp cận với tác phẩm. Nguyễn Du đã cố gắng Việt hóa đến mức tối đa các điển cố được vận dụng. Vì thế, khi đi vào trong tác phẩm Truyện Kiều, các điển cố hầu như không còn mang dấu ấn, âm hưởng Trung Hoa nữa mà nó đã thấm nhuần hương vị Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam. Từ ngữ không còn cầu kỳ, khó hiểu mà trở nên bình dị, mộc mạc, gần gũi với con người, cuộc sống đất Việt. Bàn về vai trò của Nguyễn Du, và tính tiên phong của Truyện Kiều trong ngôn ngữ Việt và văn học Việt Nam, tưởng chưa ai viết đầy đủ hơn cụ Đào Duy Anh: "Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình những yếu tố dân gian của ngôn ngữ, những yếu tố văn học của ngôn ngữ dân gian gồm trong các tục ngữ phong giao; Nguyễn Du đã dân tộc hóa một cách tài tình những yếu tố văn học chữ Hán trước kia chỉ được sử dụng một cách dè dặt vụng về trong văn học chữ nôm; do đó Nguyễn Du đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian và yếu tố văn học chữ Hán, để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển"[1,13].

Thực ra, không phải đến Truyện Kiều, Nguyễn Du mới đưa vào các yếu tố ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc. Mà ngay từ những sáng tác đầu tay, ý thức đề cao, học tập và sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc đã được thể hiện rõ nét.

Về biểu hiện này, chúng tôi xin đưa ra một số kiến giải như sau:

Thứ nhất, Nguyễn Du tuy xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng sáng tác của ông, dặc biệt là Truyện Kiều lại đậm đặc ngôn ngữ quần chúng, một phần là do ông sinh ra và lớn lên trong một môi trường văn hóa đặc biệt: đó là vùng quê mẹ, Bắc Ninh, với những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào; đó là vùng

quê cha, Hà Tĩnh, với những điệu hò, câu ví mộc mạc, chân chất. Cái nôi văn hóa đó đã nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Du, ngôn ngữ quần chúng như thấm sâu trong tâm hồn, trong tiềm thức của Nguyễn Du.

Thứ hai, khi trưởng thành, bản thân Nguyễn Du có thời gian phải sống bôn ba, lưu lạc khắp nơi. Cuộc sống trăm ngàn cay đắng, nhưng nó lại là cơ hội để ông được sống gần với quần chúng nhân dân, hiểu được lời ăn tiếng nói của họ.

Mặt khác, nhà thơ có quan niệm tiến bộ về văn học dân gian, về ngôn ngữ quần chúng: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”, nghĩa là: câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu, trồng gai. Rõ ràng, với quan niệm này, tác giả Truyện Kiều đã đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ bình dân.

Từ đó, chất dân gian, ngôn ngữ dân tộc chan hòa trong phong cách sáng tác Nguyễn Du. Đó là lí do ngay cả khi vận dụng các điển cố có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nguyễn Du cũng đã cố gắng Việt hóa khiến cho ngôn ngữ tác phẩm đậm đà tính dân tộc.

Tính dân tộc của ngôn ngữ Truyện Kiều được biểu hiện cụ thể qua các phương diện sau:

3.3.1. Dịch các từ ngữ Hán

Tính dân tộc đậm đà của ngôn ngữ Truyện Kiều được biểu hiện trước hết ở việc Nguyễn Du đã cố gắng dịch các từ ngữ Hán sang những từ ngữ thuần Việt, Hán -Việt Việt hóa. Chẳng hạn:

Dù khi lá thắm, chỉ hồng (333) Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

Điển cố “lá thắm, chỉ hồng” được dịch nguyên nghĩa từ chữ "Hồng diệp, xích thằng". Thực chất, đây là hai điển cố hoàn toàn khác nhau. Điển “lá thắm”/ “hồng diệp” là do chữ “ Hồng diệp đề thi”(đề thơ trên lá đỏ) từ tích Vu Hựu lấy cung nhân Hàn Thị. Một mối nhân duyên tuyệt đẹp như đã định sẵn từ kiếp trước. Còn điển “chỉ hồng”/ "xích thằng" do chữ “Xích thằng hệ

túc”(dây đỏ buộc chân vợ chồng), chỉ việc mai mối nhân duyên chàng Vi Cố (đời Đường). Hai điển tích này đã được Nguyễn Du vận dụng để chỉ việc mai mối nhân duyên vợ chồng. Với ý nghĩa này, Nguyễn Du còn dịch thành nhiều điển cố “thuần Việt” khác nữa:

Kíp toan kiếm chốn xe dây (2099)

"Xe dây" qua lời nói của Bạc Bà với ý định mang Kiều xe duyên cho cháu là Bạc Hạnh. Ở đây Nguyễn Du đã dùng điển ở cuối câu nhấn mạnh việc bà mai mối ép duyên nàng với cháu mình theo ý nghĩa nhân duyên tiền định.

Hay còn đổi ra câu thơ:

Nói chi kết tóc, xe tơ (3111)

Điển "xe tơ" cũng nói lên nhân duyên chồng vợ, nhưng ở đây Thuý Kiều đã tự than thở một mình, nghĩ mình đã không còn gì, như vầng trăng khuyết, như cánh hoa tàn thì còn đâu dám nghĩ tới chuyện kết duyên vợ chồng với chàng Kim.

Ngoài ra còn có sự biến đổi về cách dùng điển" xe tơ" ở câu thơ:

Trăng già độc địa làm sao (665)

"Trăng già" cũng chỉ chuyện "xe tơ" theo “sổ nhân duyên chồng vợ".

Song ở câu thơ này là một câu hỏi oán thán trách móc do tình duyên dang dở không toại nguyện.

Trong Truyện Kiều, nhiều điển cố là những thành ngữ, câu chữ Hán được tác giả dịch ra tiếng Việt tài khéo đến mức ta không thể nhận ra được nguyên văn nữa, mà tưởng như đó là những thành ngữ, những câu chữ của ta.

Ví như “ngậm cười chín suối”(734) được dịch từ câu “Hàm tiếu nhập địa”(ngậm cười xuống đất); “một cười…nghìn vàng”(826) được dịch từ câu nói của Thôi Nhân đời Hậu Hán: “Nhất tiếu thiên kim”(một cười đáng giá nghìn vàng); “ Quạt nồng ấp lạnh”(1044) được dịch từ thành ngữ “Đông ôn hạ sảnh”, “một hội một thuyền” (202) được dịch từ câu “đồng châu cộng tế”

trong tiếng Hán v.v….Chính nhờ cách dịch chữ Hán, ý câu thơ không còn nặng nề, khó chịu nữa mà trở nên nhẹ nhõm, thoát hẳn đi.

3.3.2. Điển cố được chuyển hóa từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Tính dân tộc đậm đà của ngôn ngữ Truyện Kiều còn được thể hiện ở chỗ Nguyễn Du đã sử dụng nhiều câu tục ngữ, thành ngữ chuyển hóa thành các điển cố trong tác phẩm.

Để nói về nỗi nhớ nhung sầu não của Kim Trọng, Nguyễn Du viết:

Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”

Điển “sầu đong” được lấy ý từ câu ca dao:

“Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy ằ.

Hay, để nói về tâm sự nỗi lòng của Thúc Sinh và Thúy Kiều trong giờ phút li biệt, trong Truyện Kiều có câu:

ô Vầng trăng ai xẻ làm đụi (1525) Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ằ Ý thơ cũng được lấy từ ca dao :

ô Vầng trăng ai xẻ làm đụi,

Đường trần ai vẽ ngược xuụi hỡi chàng ằ

Có thể thấy, một câu bát của bài ca dao được giữ nguyên khi đi vào trong Truyện Kiều Nguyễn Du. Điều này khiến cho câu thơ Kiều mang dáng dấp, âm hưởng hệt như bài ca dao vậy! Đặc biệt, điển cố được vận dụng trong câu thơ như một thủ pháp ẩn dụ, góp phần biểu hiện tâm trạng Thúy Kiều . Vầng trăng ai xẻ ẩn dụ cho cuộc sống lứa đôi hạnh phúc bị chia loan rẽ phụng.

Nhiều trường hợp điển cố được vận dụng là những tục ngữ rất quen thuộc. Chẳng hạn: Trong câu “Ở đây tai mách vạch rừng”(1755), điển tai mỏch vạch rừng lấy ý từ cõu tục ngữ ô Rừng cú mạch, vỏch cú tai ằ, ngụ ý những điều nói riêng có thể lọt ra ngoài người khác nghe thấy được nên phải giữ mồm giữ miệng.

Nghĩ đà bưng kín miệng bình Nào ai có khảo mà mình lại xưng

Có thể nói điển hình nhất cho việc vận dụng điển cố là chất liệu văn học dân gian là ở màn báo ân báo oán của Thúy Kiều. Sau những lời trịnh trọng nói với Thúc Sinh về ân nghĩa sâu nặng của chàng, Thúy Kiều lập tức đổi giọng khi nói về những oán hận ngút trời với vợ chàng là Hoạn Thư:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

Điển “kẻ cắp bà già” gần như dùng nguyên thành ngữ “kẻ cắp gặp bà già”, ngụ ý chỉ những người ranh ma, tinh quái, ngang tài ngang sức gặp nhau. Điển “kiến bò miệng chén” dùng nguyên thành ngữ “kiến bò miệng chén” chỉ sự quẩn quanh, không thể thoát ra được. Các điển cố được vận dụng trong ngữ cảnh này miêu tả ngôn ngữ Thúy Kiều, khắc họa chân dung nàng Kiều. Không phải là những lời nhã nhặn, văn hoa “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà lại là một nàng Kiều cũng vô cùng đáo để, tinh quái, so với Hoạn Thư cũng “ngang sức ngang tài”. Có thể, người đọc sẽ ngạc nhiên, trái hẳn với hình dung về một nàng Kiều thùy mị, dịu dàng. Nhưng trong văn cảnh này lại hết sức phù hợp. Ta không mất đi tình cảm với Kiều, mà ngược lại càng thêm trọng nàng ở cái bản tính thẳng thắn, ân oán rạch ròi của nàng.

Có thể nói, với một khối lượng phong phú điển cố là những từ thuần Việt, từ Hán Việt được Việt hóa, những điển cố là ca dao, thành ngữ, tục ngữ đã tạo cho ngôn ngữ Truyện Kiều một màu sắc dân tộc rất rõ nét. Nói ngôn ngữ Truyện Kiều bình dân cũng bởi chính điều này. Bởi, đọc những điển cố ấy, người đọc cảm nhận được cái chất mộc mạc, dân dã như lời ăn tiếng nói của nhân dân. Cùng với tính trang trọng, thanh nhã, tính hàm súc, cô đọng của các điển cố, thì tính dân tộc của điển cố đã góp phần tạo nên sự tài hoa, mẫu mực của ngôn ngữ Truyện Kiều nói chung. Chưa khi nào mà chúng ta lại nhận thấy tiếng Việt của chúng ta đẹp đến thế, khả năng biểu hiện tài tình đến thế!

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du qua việc vận dụng điển cố (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)