Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Phú Thọ và các tài liệu xuất bản liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê tỉnh Phú Thọ; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ,... Ngoài những tài liệu được cung cấp từ các cơ quan có liên quan còn có các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet và các cuộc hội thảo.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để phản ánh thực trạng, đánh giá kết quả công tác Quản lý Nhà nước đối với thu hút ĐTTTNN tại tỉnh Phú Thọ, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này, các giải pháp và đề xuất, kiến nghị từ nhiều góc độ khác nhau.
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi đối với một số đối tượng liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút ĐTTTNN tại tỉnh Phú Thọ. Cụ thể như sau:
(*) Đối tượng là lãnh đạo tỉnh phụ trách lĩnh vực ĐTTTNN: 03 người. Vì số lượng có ít nên tác giả sử dụng phương pháp điều tra tổng thể.
(*) Đối tượng là lãnh đạo khu công nghiệp: 05 người. Vì số lượng có ít nên tác giả sử dụng phương pháp điều tra tổng thể.
(*) Đối tượng là đại diện các nhà đầu tư TTNN: Tính đến thời điểm điều tra, cả tỉnh có 156 dự án ĐTTTNN. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Vì biết được số lượng chính xác số lượng phần tử của tổng thể (N), dùng mẫu điều tra đã được tính bằng công thức Slovin (1960), cụ thể như sau:
Trong đó: N là tổng thể n là mẫu
e là sai số cho phép.
Trong nghiên cứu này, e = 0,05.
Áp dụng công thức trên, số lượng mẫu được điều tra thuộc nhóm các nhà đầu tư TTNN là 112 người.
(*) Đối tượng là các chuyên gia trong lĩnh vực ĐTTTNN: dung lượng mẫu thuộc nhóm này được xác định theo quy luật phỏng đoán với số mẫu tối thiểu là 30 người.
Nội dung và mục đích điều tra đối với từng nhóm đối tượng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Đối tượng và nội dung điều tra
Đối tượng điều tra
Số lượng
(người) Nội dung điều tra Mục đích
Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý của Tỉnh về thu hút ĐTTTNN (UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Công thương, Ban Quản lý các KCN của tỉnh, cơ quan kiểm tra.
02
- Chủ trương, mục tiêu của tỉnh;
- Việc ban hành chính sách, các văn bản quản lý NN;
- Công tác quy hoạch;
- Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát;
- Điểm mạnh, điểm yếu của bộ máy QLNN đối với thu hút ĐTTTNN tại tỉnh;
- Những kiến nghị của các cơ quan quản lý cấp tỉnh đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương.
Thu thập thông tin về một số ND trong công tác QLNN tại địa phương
Đối tượng điều tra
Số lượng
(người) Nội dung điều tra Mục đích
Đại diện lãnh đạo các DN ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh
05
- Những ý kiến đánh giá về công tác quản lý NN tại tỉnh;
- Những thuận lợi, khó khăn đối với DN xuất phát từ quản lý NN của tỉnh;
- Những kiến nghị của DN đối với các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Phú Thọ.
Thu thập thông tin về một số ND trong công tác QLNN tại DN
Một số chuyên gia trong lĩnh vực ĐTTTNN
03
- Những kinh nghiệm từ các nước, các địa phương về vấn đề nghiên cứu;
- Những cơ hội và thách thức đối với công tác QLNN trong lĩnh vực thu hút ĐTTTNN ở địa phương cấp tỉnh.
Thu thập thông tin về một số ND trong công tác QLNN đối với thu hút ĐTTTNN
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra, qua đó nhận biết thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như: môi trường pháp lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Dãy số thời gian cho phép nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua thời gian, nó vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Sử dụng phương pháp này để phân tích mức độ bình quân theo thời gian của các số liệu thu thập được; để xác định lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của các
dự án theo số dự án và số vốn đăng ký, cũng như số vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ.
2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư FDI trong những năm qua, về số lượng cũng như chất lượng của nguồn vốn này, cơ cấu đầu tư FDI vào các ngành, những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư,... Phân tích, so sánh các nguồn vốn, cơ cấu vốn, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc tăng cường quản lý Nhà nước về thu hút đầu tư FDI của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phân tích so sánh hoạt động đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp để tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về thu hút vốn FDI của tỉnh Phú Thọ.
2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trao đổi với các cán bộ của của tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Phú Thọ.
Trao đổi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI, người dân xung quanh KCN để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
2.2.2.5. Vận dụng phân tích ma trận SWOT
Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của tỉnh Phú Thọ), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (Strengths - điểm mạnh) và W (Weaknesses - điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (Opprtunities - cơ hội) và T (Threats - nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.
- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu trong quản lý Nhà nước về FDI của tỉnh Phú Thọ với các cơ hội, chính sách mở của Nhà nước, Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về thu hút vốn FDI. Đưa ra những giải pháp nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với những điểm mạnh của tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.2. Ma trận SWOT
Phân tích Môi trường bên ngoài Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Nội bộ trong tỉnh Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T
- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của tỉnh trong vấn đề quản lý Nhà nước về thu hút FDI với những cơ hội, chính sách tích cực của Chính phủ trong quản lý Nhà nước về thu hút FDI. Sự kết hợp này mở ra khả năng vượt qua mặt yếu để nắm bắt những cơ hội để tăng cường quản lý Nhà nước về thu hút FDI.
- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu về quản lý Nhà nước về FDI của Phú Thọ và những nguy cơ, bất cập trong chính sách của Chính phủ trong quản lý Nhà nước về thu hút FDI. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho tỉnh Phú Thọ cần phải có các biện pháp “phòng thủ’ để ngăn không cho các điểm yếu trong quản lý Nhà nước về thu hút FDI của chính Phú Thọ làm cho nó dễ bị tổn thương trước những nguy cơ, bất cập trong chính sách của chính phủ; đó là các giải pháp chiến lược trong quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp S/T: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh trong quản lý của Phú Thọ với nguy cơ, bất cập trong chính sách quản lý của Chính phủ. Sự kết hợp này giúp cho tỉnh vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình trong quản lý Nhà nước về thu hút FDI.