Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 115)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại, hạn chế nêu trên trong quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Thọ có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền

kinh tế cũng như những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài. Các nguyên nhân chủ yếu là:

3.4.3.1. Nguyên nhân thuộc về tỉnh Phú Thọ

Các KCN đã thành lập do thiếu kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, chi phí san lấp mặt bằng, giá phí sử dụng còn cao.

Việc quy hoạch tràn lan các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ như hiện nay, đã gây lãng phí không ít đất đai, tiền của và nhân lực. Thực tế cho thấy, Phú Thọ có hạ tầng chưa hoàn thiện để phát triển công nghiệp. Trong khi đó, ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng chưa thể đáp ứng. Bởi vậy, việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN, CCN được thực hiện chậm và chưa đồng bộ.

Cùng với những khó khăn về điều kiện hạ tầng cơ sở, thị trường Phú Thọ cũng như thị trường các vùng lân cận do sức mua còn yếu, dân còn nghèo, như vậy có nghĩa thị trường nội địa còn nhỏ, các điều kiện về sản xuất phụ trợ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, điều kiện vận tải còn khó khăn, giá thành vận tải cao, điều kiện đi lại không thuận lợi...tất cả những điều này làm cho giá thành sản phẩm cao hơn so với việc sản xuất sản phẩm tương tự ở các nơi khác, chung quy lại là tình hình trên làm cho độ rủi ro sản xuất kinh doanh ở Phú Thọ lớn hơn so với các nơi khác.

Công tác quản lý đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập, hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế, công tác quản lý dự án sau cấp phép chưa được quan tâm đúng mức.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư nước ngoài phát huy hiệu quả.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ, mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN.

Hạn chế về chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút đầu tư nước ngoài các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại.

Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Phú Thọ phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị.

Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Thời gian qua, công tác này tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài chưa chấp hành tốt các quy định này, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường, sinh thái, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của người dân và làm xấu hình ảnh của đầu tư nước ngoài.

Công tác quản lý, kiểm soát và thẩm định các dự án còn hạn chế.

Chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá;

ngân hàng dễ dãi cho các ông chủ ngoại vay tiền bằng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay... Những nguyên nhân đó khiến ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ và Phú Thọ ăn “quả đắng”, do nhiều ông chủ đến từ Đài Loan và Hàn Quốc phá sản, trốn về nước bỏ lại đống nợ hàng chục triệu USD.

Trong quá trình mời gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Phú Thọ đã ăn phải “trái đắng” từ bốn nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là Cty TNHH Tasco Polycon, chuyên sản xuất vải bao và may xuất khẩu, Cty TNHH công nghiệp Tasco, Cty TNHH Tasco Việt Nam và Cty TNHH Tasco Material. Cả 4 Cty này đều có nhà

máy đóng tại Cụm công nghiệp Đồng Lạng (TP Việt Trì) và họ đã bỏ trốn sau khi để lại món nợ lớn cho ngân hàng.

Đây là một thực trạng về việc thiếu cán bộ quản lý giỏi và việc kiểm soát cũng như thẩm định tính khả thi của các các dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ còn rất yếu. Việc UBND tỉnh Phú Thọ còn hạn chế trong việc cấp phép, quản lý sau cấp phép các dự án FDI; chưa tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, cũng như hoạt động xây dựng, môi trường, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động.

Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.

Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm; chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.

3.4.3.2. Nguyên nhân thuộc về các nhân tố ngoài tỉnh

Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.

Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư nước ngoài chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp.

Nhưng cùng với dòng chảy thời gian, hệ thống pháp luật đầu tư, kinh doanh cũng đầy đủ hơn, thì việc thực thi cho đúng bổn phận, chức trách của cán bộ công vụ, thống nhất ở các địa phương lại dường như chẳng có gì thay đổi so với trước.

Ngoài lý do pháp luật chưa đồng bộ, việc cố tình hiểu khác đi của cán bộ thực thi, thậm chí là làm cho sự việc khó khăn hơn để tạo cơ hội cho tham nhũng cũng có. “Vấn đề tham nhũng không còn là bài toán đối với đầu tư, mà còn là bài toán xã hội của Việt Nam hiện nay. Môi trường đầu tư muốn minh bạch thì chống tham nhũng là vấn đề quan trọng”, ông Nguyễn Mại nhìn nhận.

Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

Việc phân cấp cho UBND các địa phương và Ban quản lý KCN - KCX trong quản lý đầu tư nước ngoài là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan được phân cấp phải được nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phương lên Trung ương phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện triệt để; tăng cường sự phối hợp hàng ngang và hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ương với cơ quan quản lý ở địa phương.

Nhưng, trên thực tế, những công tác này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua, đồng thời có hiện tượng trong quá trình xử lý còn thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phương mà bỏ qua lợi ích tổng thể quốc gia. Điều này, đã có những ảnh hưởng không tốt đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế.

Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.

Tuy các chính sách ưu đãi của ta thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung nhưng còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Ví dụ: chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác; chính sách ưu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tư còn dàn trải giữa các địa bàn khác trong cả nước hoặc có khác thì cũng chưa nổi trội, chưa có tính đột phá. Bởi lẽ, trong 63 tỉnh/thành phố thì hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Quản lý luôn “đi sau - chạy sau”.

Không thể phủ nhận vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài- FIA). Tuy nhiên, những gì đang diễn ra thực tế vừa qua cho thấy sự “bị động” của cơ quan này.

Nguyên nhân của sự “buông lỏng” trên, được các nhà nghiên cứu thẳng thắn chỉ ra rằng, là do sự xa rời thực tiễn của cơ quan quản lý FDI. Chính vì thế, cơ quan quản lý FDI đã không nắm chắc được tình hình và diễn biến thực tế của FDI trong phạm vi cả nước, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm... Hệ quả là công tác quản lý Nhà nước luôn “đi sau”, mang tính kỹ thuật - chữa cháy các vụ việc đã xảy ra, mà không thể xử lý căn nguyên vấn đề. Nhưng cách thức quản lý như vậy có xu hướng được yên ổn tồn tại, không ai trong hệ thống quản lý chịu trách nhiệm.

Theo đánh giá, hoạt động quản lý FDI đã có thời điểm lúng túng, thiếu chủ động khi bối cảnh và tình hình thay đổi, trong đó có việc phân cấp quản lý FDI giữa Trung ương và địa phương; việc phối hợp dài hạn, thống nhất giữa các bộ, ngành, Trung ương và địa phương còn lỏng lẻo, các điều kiện thu hút, sử dụng FDI không đồng bộ và chậm cải thiện.

Từ những thực tiễn về quản lý Nhà nước về thu hút FDI của Phú Thọ và thực tế các chính sách của Nhà nước về quản lý Nhà nước về thu hút FDI, có Bảng phân tích Ma trận SWOT về quản lý Nhà nước về thu hút FDI vào tỉnh Phú Thọ như sau:

Bảng 3.9. Ma trận SWOT quản lý Nhà nước về thu hút FDI tại Phú Thọ

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O):

1- Chính sách giao quyền tự chủ cho các địa phương trong thu hút FDI.

2- Chính sách mở rộng đối tác đầu tư với các tập đoàn xuyên quốc gia.

Nguy cơ (T):

1- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu nhất quán.

2- Tình trạng quản lý thiếu thực tế của các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI.

Nội bộ trong

tỉnh

Điểm mạnh (S):

1- Chính phủ đã phê duyệt 7 Khu công nghiệp tập trung. Diện tích đất qui hoạch cho các dự án FDI lớn (tổng diện tích gần 4.000 ha)

2- Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lớn, thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

3- Nguồn nhân lực dồi dào, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực sẵn

Phối hợp S/O

- S1,4O1: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

- S2O1,2: Phát triển công nghiệp phụ trợ.

- S1,3,4O1,2: Đẩy mạnh công tác xúc tiền đầu tư.

Phối hợp S/T - S1,2,3,4T1,2: tăng cường giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép và hoạt động.

Phân tích Môi trường bên ngoài Điểm yếu (W):

1- Thủ tục hành chính rườm rà, chưa cải cách triệt để.

2- Chính sách phát triển chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.

3- Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ do thiếu vốn và địa bàn là vùng núi, trung du.

Phối hợp W/O -

W1,2,3O1,2: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

Phối hợp W/T

- W1,2,3T1,2: Chú trọng chính sách phát triển nguồn nhân lực.

- W3T2: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Chương 4

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)