Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 100)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Quản lý Nhà nước về định hướng và xây dựng các văn bản quản lý

Cùng với việc thực hiện các chính sách ban hành của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ còn ban hành quyết định số 2548/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước còn được hưởng hỗ trợ đầu tư của tỉnh Phú Thọ.

Chính sách hỗ trợ đầu tư về đất.

Tỉnh Phú Thọ đã ban hành chính sách thực hiện qui định tại Nghị định số 138/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2010 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, cụ thể: được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án nhưng không quá 3 năm; Miễn tiền thuê đất sau thời gian xây dựng cơ bản và bắt

đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư ưu đãi trên địa bàn thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao là 3 năm;

Miễn tiền thuê đất 7 năm đối với dự án đầu tư theo danh mục ưu đãi trên địa bàn huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng và các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi trên địa bàn thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao;

Miễn tiền thuê đất 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục ưu đãi trên địa bàn huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi trên địa bàn huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng; Miễn tiền thuê đất 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi trên địa bàn huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập.

Ngoài ra nhà đầu tư còn được giảm tiền sử dụng đất với các mức cụ thể 50%, 30% và 20% theo danh sách cụ thể được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn địa điểm, diện tích đất để thực hiện dự án phù hợp với qui mô dự án và qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khuyến khích các dự án đầu tư vào các Khu, cụm công nghiệp đã được duyệt;

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn hình thức xin giao đất, thuê đất và hình thức nộp tiền thuê đất theo các qui định hiện hành;

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nộp tiền thuê đất một hoặc hai lần cho cả thời gian thuê đất được hỗ trợ như sau:

- Nếu nộp tiền thuê đất một lần trong năm đầu cho cả thời gian thuê đất thì được hỗ trợ 10% số tiền thuê đất.

- Nếu nộp tiền thuê đất trong hai lần trong 05 năm đầu cho cả thời gian thuê đất thì được hỗ trợ 5% số tiền thuê đất và được tính giảm vào lần nộp thứ hai.

Đối với dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thì được hỗ trợ thêm 10% số tiền thuê đất thô.

Chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và phí hạ tầng.

Tỉnh chủ trương thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với tất cả các dự án khuyến khích, thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh vào tỉnh. Chủ đầu tư ứng trước tiền thuế đất để bồi thường giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp. Trường hợp nhà đầu tư ứng trước kinh phí có mức bằng hoặc lớn

hơn tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư phải nộp, để chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án thì sẽ được hưởng hỗ trợ về đất đai.

Nhà đầu tư có trách nhiệm tự san lấp mặt bằng và được tỉnh xem xét hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng theo thiết kế, dự toán được duyệt và theo các mức sau:

- Các dự án đầu tư hạ tầng đồng bộ KCN, cụm công nghiệp (CCN), công nghệ cao, lĩnh vực môi trường (thu gom, xử lý rác thải đô thị, xử lý nước thải KCN và đô thị) và dự án có giá trị thu nộp Ngân sách từ 100 tỷ đồng một năm trở lên được hỗ trợ cao nhất không quá 30 tỷ đồng/một dự án.

- Các dự án còn lại được hỗ trợ cao nhất không quá 10 tỷ đồng/một dự án.

Tỉnh tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước đến chân hàng rào dự án.

Tỉnh hỗ trợ đầu tư đường giao thông đến ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp theo tiêu chuẩn đường cấp III và tối đa không quá 3 km.

Các dự án cần đặc biệt khuyến khích đầu tư nếu đầu tư trong khu, cụm công nghiệp được miễn nộp phí hạ tầng trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng không quá 3 năm.

Các dự án đầu tư phục vụ trong các khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị, CCN thuộc lĩnh vực dịch vụ công ích (trạm y tế, trường học, khu nhà ở công nhân, khu văn hoá thể thao...) được miễn phí hạ tầng.

Hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư KCN, khu dịch vụ, khu đô thị và nhà ở chung cư theo các mức:

- 30 triệu đồng/một dự án có diện tích đất qui hoạch được phê duyệt từ 100 ha đến 300 ha hoặc dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 10 triệu USD đến 20 triệu USD;

- 50 triệu đồng/một dự án có diện tích đất qui hoạch được phê duyệt trên 300 ha hoặc dự án có vốn đầu tư đăng ký trên 20 triệu USD hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao có vốn đầu tư đăng ký trên 10 triệu USD.

Chính sách hỗ trợ các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

Được cung cấp miễn phí các tài liệu thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách của tỉnh và các chính sách ưu đãi có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tài liệu quảng bá, xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Được hỗ trợ các khoản lệ phí về các thủ tục hành chính cho việc chuẩn bị đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh.

Được miễn phí khi tham gia các hội nghị và các hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Khi tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư bên ngoài theo chương trình của tỉnh thì được miễn đóng góp các chi phí chung cho đoàn.

Chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư bằng tiền và xử lý các vấn đề liên quan đến ưu đãi đầu tư.

Nhà đầu tư có thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được khen thưởng theo qui định hiện hành về thi đua khen thưởng của Trung ương và của tỉnh.

Đối với các dự án không thực hiện đúng cam kết, nhà đầu tư sẽ phải bồi thường các phần chi phí tỉnh đã hỗ trợ đầu tư và bị xử lý theo qui định của pháp luật Việt Nam, thông qua hình thức nhà đầu tư đặt cọc trước khi thực hiện dự án. Tiền đặt cọc của nhà đầu tư được ký gửi vào ngân hàng và được hoàn trả ngay sau khi dự án thực hiện đầu tư xây dựng hoặc bị tịch thu vào ngân sách tỉnh nếu không thực hiện dự án.

Đối với các cá nhân và cơ quan không có chức năng quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch có thành tích mời gọi được các dự án đầu tư vào tỉnh, nếu dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện theo đúng tiến độ cam kết được hỗ trợ xúc tiến đầu tư bằng tiền theo các mức:

- 20 triệu đồng/một dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 05 triệu USD đến 10 triệu USD.

- 50 triệu đồng/một dự án có vốn đầu tư đăng ký trên 10 triệu USD đến 30 triệu USD.

- 100 triệu đồng.một dự án có vốn đầu tư đăng ký trên 30 triệu USD hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao có mức vốn đăng ký trên 10 triệu USD trở lên.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ còn ban hành quyết định số 217/2010/QĐ- UBND ngày 25 tháng 02 năm 2010 về thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2014 ban hành qui định thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”

trong giải quyết một số thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong quyết định qui định cụ thể về phạm vi điều chỉnh trong đó có các dự án FDI, đối tượng áp dụng, các thủ tục thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” và đầu mối thực hiện cơ chế, nguyên tắc thực hiện; qui trình thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, nhà đầu tư...

3.2.2.2. Quản lý Nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 7 năm 2008, theo đó đến năm 2010 tỉnh thoát nghèo, đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp. Phú Thọ đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tạo cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết về lãnh thổ các KCN, khu đô thị và quy hoạch đất đai, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Đồng thời Phú Thọ cũng đã đề ra là phải “nâng cao năng lực điều hành và quản lý Nhà nước về hợp tác đầu tư. Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Nhờ vậy, cơ chế chính sách quản lý đối với doanh nghiệp FDI ở Phú Thọ đã được thực hiện linh hoạt hơn với nhiều nỗ lực từ chính quyền các cấp để tạo dựng các yếu tố phát triển cần thiết trong quy hoạch.

Bảng 3.6. Kết quả xây dựng quy hoạch thu hút ĐTTTNN giai đoạn 2007 - 2020

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Số dự án thu hút ĐTTTNN Dự án 110

2 Diện tích đất đai dành cho các dự án ĐTTTNN hecta 3.000

3 Số vốn mục tiêu thu hút được Triệu USD 6.386

4 Tỷ lệ vốn ĐTTTNN dự kiến Trong đó:

4.1 - Đầu tư cho ngành Nông, Lâm nghiệp % 20,31

4.2 - Đầu tư cho ngành công nghiệp % 45,53

4.3 - Đầu tư cho ngành dịch vụ % 34,16

5 Số việc làm dự kiến được tạo ra từ khu vực ĐTTTNN Việc làm 496.200 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể KT – XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020)

* Ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao:

Công nghiệp vốn là ngành truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh có một trữ lượng phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm như: cao lanh, penpat, pyrit, đá xây dựng,... Đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ở địa phương. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành công nghiệp của địa phương chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, do cơ sở hạ tầng và giao thông còn khó khăn. Đó là lý do tỉnh ưu tiên thu hút các dự án khai thác và chế biến khoáng sản trong thời gian tới để khai thác các thế mạnh tài nguyên tự nhiên của tỉnh.

Lĩnh vực công nghệ cao cũng là lĩnh vực được tỉnh ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Đến nay tuy đã có nhiều dự án FDI đầu tư vào công nghiệp song các dự án đó đa số đầu tư vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, dệt,., sử dụng nhiều lao động song công nghệ hạn chế.Do đó các dự án này chưa đóng góp được nhiều vào việc nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của tỉnh. Mặt khác, các dự án này đang lãng phí nguồn nhân lực của tỉnh vốn được đánh giá là có tỷ lệ qua đào tạo cao. Việc ưu tiên đầu tư các ngành công nghệ cao là để khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, giúp đa dạng hóa các ngành công nghiệp và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh.

* Thu hút có chọn lọc FDI vào khu vực dịch vụ:

Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020, dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng, chiếm tỷ trọng tới 40% trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, trong 3 năm 2015-2017, Phú Thọ mới thu hút được 16 dự án FDI đầu tư vào ngành dịch vụ. Vì vậy, Phú Thọ đã đưa ra những định hướng nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Dù vậy, dịch vụ vốn là ngành kinh tế nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này phải được sàng lọc một cách kỹ lưỡng đê không ảnh hưởng đến các yếu tố văn hoá xã hội khác cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững của địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa, đặc biệt là đối với tỉnh Phú Thọ, một tỉnh được coi là vùng đất tổ, là cội nguồn tâm linh của cả dân tộc Việt

Nam, có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Mặt khác, nền tảng để phát triển ngành dịch vụ ở Phú Thọ còn thiếu và yếu. Nếu Phú Thọ thu hút một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc các dự án FDI vào ngành dịch vụ thì có thể gây khó khăn cho công tác quy hoạch trong dài hạn của địa phương và trong công tác quản lý. Vì vậy, thu hút một cách chọn lọc các dự án đã được tỉnh đặt ra như một định hướng cho các dự án FDI vào ngành dịch vụ. Đê đáp ứng yêu cầu đó, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu thăm dò thị trường và đưa ra bán chào về đầu tư vào các dự án trọng điểm của tỉnh.

Trong số các lĩnh vực dịch vụ thì thương mại - du lịch (khai thác tiềm năng du lịch đền Hùng, đầm Ao Châu, nước khoáng nóng Thanh Thủy, rừng quốc gia Xuân Sơn...), tài chính - ngân hàng và kinh doanh bất động sản là những ngành thuộc nhóm được ưu tiên nhất.

Song, trong giai đoạn đầu, thu hút và quản lý các dự án FDI, tỉnh chưa chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; thiếu quy hoạch chi tiết làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi quyết định đầu tư vào Phú Thọ. Có những dự án FDI đã được cấp phép nhưng khi đang triển khai xây dựng lại có ý kiến từ các cơ quan chuyên ngành khác nhau buộc phải thay đổi kiến trúc thiết kế công trình, giảm bớt chiều cao, thậm chí phải đình chỉ dự án hoặc phải di chuyển đi nơi khác, đã làm thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Phú Thọ.

* Xây dựng và ban hành những dự án thu hút FDI:

Đây là hoạt động rất quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước để định hướng hoạt động FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các sở, ban ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút FDI trên địa bàn. Trong đó, Phú Thọ ưu tiên các dự án FDI đầu tư công nghiệp, du lịch giải trí, chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp điện tử có tính công nghệ cao ít gây ô nhiễm phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian qua, công tác này đã có bước tiến đáng kể trong định hướng thu hút FDI, làm cơ sở để tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến FDI vào Phú Thọ. Tỉnh đã in ấn phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Anh về các danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến 2020, cụ thể hoá tên chương trình dự án, địa điểm đầu tư, hình thức đầu tư, qui mô,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)