Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 103)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Các yếu tố bên trong

Sự tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong những năm qua đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn, có hiệu quả hơn với kinh tế khu vực và thế giới, tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu, thúc đẩy thu hút đầu tư và thương mại.

Kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng cao trong những năm qua và còn có khả năng cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tiềm năng, lợi thế của tỉnh đã và đang được phát huy. Môi trường thu hút đầu tư được cải thiện, kết cấu hạ tầng, năng lực sản xuất và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên. Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng hành lang

kinh tế phía bắc, trọng tâm là tuyến giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng theo Nghị quyết 37 Bộ Chính trị tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại.

Mặc dù có sự tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh còn ở mức thấp; cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, đồng bộ; môi trường đầu tư của tỉnh tuy đã cải thiện nhưng lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài so với nhiều địa phương khác còn hạn chế, thậm chí thấp kém sẽ là khó khăn trong việc vận động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

Xu thế trung của thế giới vẫn là hoà bình, hợp tác và phát triển; xu thế toàn cầu hoá kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ; dòng vốn đầu tư vào khu vực có thể tăng nhanh, nhất là vào các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn trong đó có Việt Nam.

Chính sách kinh tế “mở” và đường lối đối ngoại đa phương, chủ động hội nhập của Đảng và Nhà nước hiện nay tạo cơ hội mới. Việc nước ta mở rộng quan hệ với các nước, ký kết hiệp định thương mại, đầu tư, nhất là WTO, uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên hiệp quốc,... là những thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.

Những bộ Luật và chính sách sửa đổi của Nhà nước có hiệu lực thi hành, kèm theo đó sẽ có các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành; Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài biết đến Việt Nam là một thị trường đầu tư ổn định và an toàn.

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Khái quát sự vận động FDI thời gian qua: Theo số liệu của Tổ chức Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD), năm 1980 FDI toàn cầu chỉ khoảng 70 tỷ USD, đến năm 1990 tăng lên 220 tỷ USD và năm 2000 đó đạt 1.380 tỷ USD, sau đó bị sụt giảm đến năm 2003 chỉ đạt 620 tỷ USD; từ năm 2004 đến nay FDI được phục hồi trở lại và đạt mức kỷ lục mới vào năm 2007 với hơn 1.500 tỷ USD cao nhất kể từ trước đến nay, bất chấp khủng hoảng tài chính và chủ nghĩa bảo hộ ở một số nước;

trong đó các nước phát triển tăng liên tục và đạt gần 1.000 tỷ USD, các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi (Đông Âu và CIS) đạt 526 tỷ USD.

Các hoạt động sát nhập và thôn tính diễn ra sôi nổi là động lực chính của làn sóng FDI tăng. Trong thập kỷ qua, phần lớn sự phát triển của hoạt động đầu tư quốc tế là do các hoạt động sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia hơn là do các hoạt động đầu tư mới trên thế giới. Các TNCS tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia đông dân số nhằm khai thác các yếu tố về quy mô khách hàng và chi phí đầu tư.

Đáng chú ý là một bộ phận đầu tư này thuộc các nền kinh tế mới nổi như Nam Phi, Brazil và Chi Lê. Theo các số liệu ước lượng thì tổng dòng FDI trong các nền kinh tế mới nổi có thể lớn tới 1/3 giá trị FDI toàn cầu.

Xu hướng vận động FDI trong thời gian tới:

Dựa vào kết quả điều tra đối với các tổ chức xúc tiến đầu tư của 158 nước, 325 tập đoàn đa quốc gia và 75 chuyên gia FDI quốc tế về triển vọng FDI trên thế giới năm 2010 và số liệu tổng hợp đến năm 2015 của UNCTAD, có thể nhận định xu hướng của dòng vốn FDI trong thời gian tới sẽ diễn biến theo các chiều hướng sau:

Xét trên góc độ khu vực: FDI trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sang một số nước có thị trường mới nổi, đặc biệt là các nước Châu Á và Đông Nam Âu. Dòng vốn FDI vào khu vực Mỹ La Tinh sẽ tiếp tục phục hồi, trong khi dòng vốn này vào khu vực Châu Phi dự đoán sẽ duy trì ở mức như năm 2004.

Xét trên góc độ ngành kinh tế: Những ngành có triển vọng thu hút FDI là máy tính, công nghệ thông tin, tiện ích công cộng, vận tải, dịch vụ liên quan đến du lịch, điện điện tử, máy móc, sắt thép, khai mỏ và dầu khí. Theo số liệu của UNCTAD, các lĩnh vực cơ bản đó tăng từ 50% năm 2000 lên 62% năm 2015, trong khi đó lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là công nghiệp nặng giảm tương ứng từ 41%

xuống còn 30% và dịch vụ giảm từ 9% xuống còn 8%.

Xét trên góc độ nguồn vốn FDI: Mỹ sẽ vẫn tiếp tục là nước có nguồn FDI lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Anh, Đức, Trung Quốc, nhiều nước khác như Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, Malaysia và Hàn Quốc cũng có mặt trong số 15 nước có nguồn vốn FDI hàng đầu.

Xét trên góc độ phương thức gia nhập thị trường: Sáp nhập và mua lại (M&A) được coi là hình thức FDI chủ yếu của dòng vốn FDI trong giai đoạn từ

2010 đến nay. Bên cạnh đó, đầu tư mới lại là hình thức chủ yếu của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.

Xu hướng quốc tế hoá các hoạt động R&D và kết nối những trung tâm này với mạng R&D toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, xu hướng này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó sẽ tạo điều kiện cho các nước đang phát triển kết nối với mạng lưới R&D toàn cầu; hấp thụ được công nghệ chuyển giao; tăng khả năng đổi mới và sáng tạo công nghệ tạo giá trị gia tăng cao cho dịch vụ và sản phẩm.

Xét trên góc độ sự di chuyển chức năng công ty: Chức năng sản xuất được coi là sẽ di chuyển mạnh nhất ra nước ngoài; tiếp theo là tiếp vận, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, phân phối và tiêu thụ. Mặc dù việc di chuyển chức năng nghiên cứu và triển khai (R&D) của các TNCs được đánh giá rất khác nhau giữa các chuyên gia, nhưng đánh giá của UNCTAD thì chỉ tiêu cho R&D của công ty có mức chi phí cho R&D lớn nhất thế giới sẽ gia tăng vào năm 2015, những nước thu hút nhiều FDI trong lĩnh vực R&D như Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.

Xét trên góc độ chính sách thu hút vốn đầu tư: Trong thời gian tới, các nước sẽ cạnh tranh nhau trong việc thu hút vốn đầu tư bằng các biện pháp chính sách được sử dụng như tăng cường mục tiêu hoá đối với dòng vốn FDI, tăng cường xúc tiến đầu tư, đưa thêm các khuyến khích đầu tư, tự do hoá hơn nữa các dòng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)