Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.4.1. Những kết quả đạt được

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội Phú Thọ là một hướng đi đúng đắn của tỉnh. Bằng những cách làm hiệu quả Phú Thọ đã nhanh chóng vươn lên trở thành một điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc hình thành Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cùng với nỗ lực của tỉnh trong việc cải cách thủ tục hành chính và xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đã đem đến những thành công vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, những thành công trong nỗ lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Phú Thọ đã được phản ánh rõ nét qua những thay đổi về kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây.

Các dự án FDI đầu tư vào tỉnh đã đem lại cho Phú Thọ nhiều lợi ích kinh tế cụ thể, đã có đóng góp lớn cho Ngân sách của tỉnh, tạo đà thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, tăng thu nhập cho người dân, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương.

Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo chiều hướng ngày càng phù hợp với hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo danh sách các dự án kêu gọi vốn đầu tư, thì có đến 61/113 dự án đầu tư vào công nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch, dịch vụ. Trong những năm gần đây việc thu hút ngày càng nhiều các dự án về công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Số dự án sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác.

Nhiều dự án nhanh chóng phát huy hiệu quả, đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo định hướng cho công tác quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này.

Cùng với việc sản xuất tập trung hướng vào xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường. Đến nay tỉnh đã có quan hệ xuất khẩu với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ đó, đã tạo cho kinh tế Phú Thọ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.

Các cơ quan quản lý Nhà nước ngày càng có nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn và có kinh nghiệm hơn trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ, đã giải quyết kịp thời tạo môi trường ngày càng thông thoáng hơn cũng như tổ chức thực hiện các thủ tục nhanh gọn, linh hoạt đảm bảo cho các dự án DFI hoạt động có hiệu quả. Với kinh nghiệm cũng như chính sách đúng đắn trong việc thẩm định cấp phép cho các dự án FDI, xu hướng các dự án FDI thiếu vốn, thiếu thị trường bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư giảm đáng kể.

So với các năm đầu thực hiện chính sách thu hút và quản lý FDI, đến nay Phú Thọ đã có những bước tiến đáng kể trong hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của mình. Quản lý Nhà nước đối với thu hút FDI đã dần đi vào nề nếp, theo các quy định hợp lý. Nhờ đó, các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục cấp giấy phép đầu tư đã đơn giản hơn, nhiều vướng mắc của dự án FDI đã được phát hiện và

giải quyết, môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện từng bước, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực FDI phát triển mạnh.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Phú Thọ đã chú ý đến qui hoạch thu hút FDI. Phú Thọ xây dựng qui hoạch và đã lập danh mục dự án gọi vốn FDI, sớm có chủ trương thu hút và coi trọng nguồn vốn FDI. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh tập trung quy hoạch, và đẩy nhanh tốc độ triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp; đồng thời, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm. Bằng các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính, ban hành cơ chế đặc thù về một số lĩnh vực, lựa chọn những lĩnh vực quan trọng, then chốt để ưu tiên, Phú Thọ đã và đang tạo môi trường thuận lợi, thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Vì vậy, những năm qua, sản xuất công nghiệp được duy trì mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất tăng bình quân 12,5%/năm. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế tăng nhanh, như công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, dệt may. Một số sản phẩm mới, công nghệ cao đang hình thành, đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng được nâng lên, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh.

Các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, tốc độ tăng bình quân đạt 15,4%/năm và tăng 2,04 lần so năm 2017. Trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ được chú trọng. Dịch vụ thương mại, vận tải, kho bãi, tín dụng - ngân hàng, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đồng bộ và từng bước hiện đại.

Về cơ bản, tỉnh hoàn thành chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm đến năm 2020. Nhiều công trình được đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả như: Gia cố nâng cấp 560 km đê kết hợp giao thông, nhựa hóa 90% tỉnh lộ, cứng hóa 70%

huyện lộ; đầu tư hạ tầng KCN Thụy Vân giai đoạn II; đưa vào sử dụng Khu Liên hợp thể thao tỉnh, Bảo tàng Hùng Vương; một số hạng mục chính của Đại học Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng,...

Với quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục cấp phép dự án FDI nói riêng, Phú Thọ đã có nhiều cố gắng nỗ lực rút ngắn thời gian cấp giấy phép, thay đổi tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ trực tiếp liên quan đến giải quyết các thủ tục đầu tư, thay đổi nhận thức của các cơ quan ban, ngành có liên quan. Những thay đổi đó đã tạo sự chủ động tích cực, phối hợp với nhau chặt chẽ hơn trong giải quyết thủ tục đầu tư, xoá bỏ dần tư tưởng xin cho, cửa quyền. Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Đồng thời, Phú Thọ có nhiều biện pháp để tăng cường sự hiểu biết và những kinh nghiệm trong quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các đơn vị liên quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp phụ trách.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)