Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 81)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn

3.2.1.1. Quy mô về hoạt động thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ“

Khai thác các lợi thế của Phú Thọ về vị trí địa lý, mạng lưới giao thông thuận lợi, môi trường chính trị xã hội ổn định,… Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã tập chung với quyết tâm chính trị cao nhất liên tục có những hoạt động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như cử cán bộ sang các trung tâm xúc tiến nước ngoài.

Ngoài ra còn đến những nước có tiềm năng, tiếp xúc các lãnh đạo những công ty lớn để có những chính sách riêng như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cơ chế chính sách như cơ chế đào tạo lao động cho công ty có ý định đầu tư tại Phú Thọ.

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ số 32/2017 thì: “Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, toàn tỉnh đã thực sự thu hút được thêm 23 dự án FDI với tổng số vốn đã đăng ký là 149,7 triệu USD; trong đó vốn đã thực hiện là 1573,5 tỷ đồng;

có đến 108 dự án đầu tư ở trong nước với tổng nguồn vốn đã đăng ký đạt gần 7.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 12/2017, trên địa bàn tỉnh có tới hơn 156 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt là 725,3 triệu USD , tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: dệt may, linh kiện điện tử, sản xuất vải bạt PP, PE, trồng, sản xuất và chế biến cây chè xuất khẩu ra nước ngoài”. Như vậy hoạt động của các nhà đầu tư chủ yếu là: Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính Phủ đồng ý cho xây dựng quy hoạch 7 khu công nghiệp với diện tích gần 2.256 ha, 23 cụm công nghiệp với diện tích là 1.155 ha.

Qua bảng 3.2 ở dưới, chúng ta thấy tình hình thu hút nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh rất hạn chế so với tiềm năng phát triển của tỉnh nhà. Cụ thể qua giai đoạn 2015 - 2017, số dự án FDI thu hút được cao nhất là năm 2017 với 11 dự án, với tổng số vốn đăng kí là 84,1 triệu USD, còn 2 năm 2015 và năm 2016 thì số dự án thu hút được có sự biến động không đồng đều qua các năm, năm 2016 chỉ có 4 dự án thu hút được. Điều đó đồng nghĩa với việc tổng số vốn đăng kí cũng giảm đi đáng kể chỉ còn là 29,3 triệu USD ở năm 2014. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của

nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế dẫn tới các nước đi đầu tư ít hơn do lo sợ về nguồn vốn đi đầu tư gặp rủi ro cao trong bối cảnh như hiện nay.

“Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ gia tăng dự án FDI tỉnh Phú Thọ giai đoạn“2015 - 2017“

Năm Số lượng (dự án)

Vốn đăng kí (tr.USD)

Tốc độ tăng (%)

Quy mô BQ 1 DA (tr.USD)

Tốc độ tăng (%)

2015 10 51,3 - 5,5 -

2016 4 28,2 - 42,8 7,2 40,3

2017 11 83,8 188,0 7,1 4,8

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, 2015 – 2017)

Về số dự án FDI: trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tỉnh Phú Thọ đã thu hút trung bình 1 năm được khoảng 8 dự án FDI. Tuy nhiên số các dự án FDI lại phân bổ không đều qua từng năm (Xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2. Số dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ, 2015 – 2017)

Năm 2015, tỉnh mới chỉ thu hút được 10 dự án FDI. Việc này cũng có thể được giải thích bởi ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới vẫn còn tác động đến luồng FDI của Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng, bởi

2015 2016 2017

các đối tác đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam cũng như Phú Thọ đều là các quốc gia Đông Á và đây cũng là năm có luồng FDI tăng cao trong giai đoạn 2015 - 2017, tăng cao nhất trong giai đoạn này là năm 2017 thu hút được 11 dự án, với tổng số vốn đăng kí đạt 83,8 triệu USD. Như vậy, sự tăng trưởng trong thu hút số lượng dự án là rất thất thường, cũng một phần tỉnh cũng chưa có các biện pháp triệt để và gay gắt hơn để thu hút được nhiều dòng vốn FDI từ bên ngoài chảy vào.

Số vốn đăng ký: Trong khi lượng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh tăng lên tương đối đều đặn qua các năm thì lượng vốn FDI (đăng ký) lại diễn biến rất bất thường. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo FDI của tỉnh trong những năm tới. Riêng năm 2016, tỉnh mới thu hút được 4 dự án FDI với lượng vốn khiêm tốn chỉ là 28,2 triệu USD, chiếm 5,65% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Số vốn đăng ký đỉnh điểm nhất vào năm 2017 với số vốn đăng kí đạt 83,8 triệu USD.

Quy mô bình quân 1 dự án: So với cả nước thì tỉnh Phú Thọ vẫn là địa phương chỉ thu hút được các dự án FDI tương đối nhỏ. Trong giai đoạn 2015 – 2017 thì nguồn vốn FDI tỉnh thu hút được có quy mô bình quân 1 dự án FDI cao nhất là năm 2017 đạt 7,1 triệu USD. Đây là con số khá nhỏ khi so sánh với con số trung bình khoảng 15 triệu USD/ 1 dự án của cả nước. Ngoài ra, quy mô bình quân này cũng biến đổi liên tục và tăng đồng đều qua các năm. Tuy nhiên, khi so sánh với sự tăng giảm của lượng vốn FDI đăng ký, chúng ta thấy có sự tương đồng rõ nét giữa lượng vốn đăng ký và quy mô bình quân 1 dự án.

Trong hai năm 2016 và 2017, quy mô 1 dự án FDI là chênh lệch nhau nhưng không đáng kể, gần bằng so với mức bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 6,7 triệu USD. Năm 2016 không có nhiều dự án so với năm 2015 nhưng lại có quy mô bình quân 1 dự án tương đối cao trong giai đoạn 2015 - 2017 là 7,3 triệu USD. Vậy năm 2017 là đỉnh điểm trong thu hút FDI cả về số lượng và quy mô của dự án. Dự án lớn nhất năm là dự án sản xuất vải của công ty cổ phần Amos của Hàn Quốc với số vốn đăng ký là 2,5 triệu USD. Tuy nhiên khi đem so với mức bình quân 1 dự án khoảng 15 triệu USD của cả nước thì chúng ta thấy tỉnh Phú Thọ chưa phải là địa phương thu hút được các dự án lớn. Như vậy, những năm mà tỉnh Phú Thọ thu hút được nhiều dự án (như năm 2015, năm 2017) thì cũng xuất hiện nhiều dự án lớn,

còn những năm không có nhiều dự án thì đó cũng là các dự án tương đối nhỏ, thể hiện tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.

3.2.1.2. Cơ cấu thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ“

a. Phân theo hình thức đầu tư“

Trong giai đoạn 2015 - 2017, dự án FDI vào tỉnh Phú Thọ chỉ có 2 dạng là dự án liên doanh hoặc là dự án 100% vốn nước ngoài.Xét về một cách toàn bộ ta thấy cơ cấu hai hình thức đầu tư này tương đương nhau, nhưng nếu xét theo từng năm trong bảng bên dưới thì giữa hai loại hình đầu tư này lại có sự phân loại rất rõ nét được thể hiện như sau:

“Bảng 3.3. Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo hình thức đầu tư“

giai đoạn 2015 - 2017“

(Đơn vị tính: Triệu USD)

STT “Hình thức đầu tư“

“Năm 2015“ Năm 2016“ “Năm 2017“ Tốc độ PTBQ (%) Số dự

án“

Vốn đăng

kí“

Số dự án“

Vốn đăng kí“

Số dự án“

Vốn đăng kí“

Số dự án“

Vốn đăng

kí“

1

DN liên doanh với nước ngoài

1 5,2 1 3,9 1 8,3 100 126,3

2

DN có 100 % vốn đầu tư nước ngoài

9 46,5 3 25,6 10 75,2 102,7 127,2

Tổng cộng 10 52,7 4 29,5 11 84,5

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, 2015-2017)

Qua bảng 3.3, chúng ta thấy: Xét về sổ lượng dự án thì dự án liên doanh với nước ngoài qua giai đoạn 2015 - 2017 thường chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số dự án FDI thu hút được. Cụ thể: năm 2012 có 1 dự án, chiếm 10% và dự án 100% vốn nước ngoài có 9 dự án, chiếm 90%; năm 2016 có 1 dự án, chiếm 9,1% và dự án 100% vốn nước ngoài có 10 dự án, chiếm 90,9%. Vậy số dự án 100% vốn nước ngoài chiếm số lượng gần như tuyệt đối. Không chỉ lấn át về số lượng mà xét cả về quy mô vốn thì quy mô của hình thức 100% vốn nước ngoài cũng lớn hơn rất nhiều

qua giai đoạn 2015 – 2017 tương ứng (46,8 triệu USD so với 5,3 triệu USD ở năm 2015; 25,5 triệu USD so với 3,8 triệu USD ở năm 2016; 75,9 triệu USD so với 8,2 triệu USD ở năm 2017). Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hình thức 100% vốn nước ngoài hơn, tuy nhiên các dự án liên doanh đều là các dự án có quy mô tương đối nhỏ. Đặc biệt trong năm 2017 là năm đỉnh điểm về thu hút FDI thì số dự án có 100% vốn nước ngoài vượt trội hơn hẳn cả về số dự án cũng như là quy mô dự án. Do số dự án và vốn đăng kí trong giai đoạn 2015 – 2017 biến động thất thường, chỉ có các dự án liên doanh với nước ngoài là ổn định ở mức thấp nên tốc độ phát triển bình quân ở giai đoạn này là không thay đổi, còn đối với các dự án 100% vốn nước ngoài thì tốc độ này có sự gia tăng nhưng không đáng kể.

b. Phân theo các đối tác“

Trong khoảng thời gian 3 năm (2015 – 2017), Phú Thọ chủ yếu có sự xuất hiện của 4 đối tác đầu tư nước ngoài chính là: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Cộng hòa Séc. Nếu khách quan xét trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thì Hàn Quốc hiện là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, với tỷ trọng cả về số dự án đến cả lượng vốn đăng ký trên địa bàn tỉnh cũng đều vượt trội so với các quốc gia còn lại .

Hàn Quốc là quốc gia đầu tư rất nhiều vào Việt nam và lựa chọn Phú Thọ là nơi đầu tư chủ yếu. Các công ty Hàn Quốc không chỉ quan tâm về Phú Thọ nơi có nhân lực giá rẻ. Tiếp theo là Đài Loan cũng là quốc gia mà Phú Thọ là khu vực được lưu tâm do nhiều công ty của Đài Loan rất cần nhiều nhân lực như các ngành sản xuất điện tử, may mặc, chế xuất mà Phú Thọ là nơi lý tưởng đáp ứng được nhu cầu của nhiều công ty Đài Loan. Nhật Bản cũng là quốc gia có nhiều công ty đầu tư vào Phú Thọ tương tự với lý do của các công ty Hàn Quốc và Đài Loan. Đặc biệt nhu cầu nhân lực tại Nhật Bản đang cần nhiều lao động phổ thông do đó các công ty môi giới việc làm khá phát triển tại Phú Thọ.

“Bảng 3.4. Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo đối tác giai đoạn 2015 – 2017“

(Đơn vị tính: Triệu USD)

TT “Đối tác“

“Năm 2015 “Năm 2016“ Năm 20177 Tốc độ PTBQ Số (%)

dự án“

Vốn đăng

kí“

Số dự án“

Vốn đăng kí“

Số dự án“

Vốn đăng

kí“ Số dự án“

“Vốn đăng kí“

1 Cộng hòa Séc 1 1,8 0 0 0 0 0 0

2 Hàn Quốc 9 50,7 3 28,8 9 76,6 100 122,9

3 Đài Loan 0 0 0 0 1 5,3 - -

4 Nhật Bản 0 0 1 1,5 1 1,2 - -

“Tổng cộng“ 10 52,5 4 29,3 11 84,9

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, 2015 – 2017)

Nhìn bảng số liệu trên, chúng ta thấy Hàn Quốc chiếm hầu hết số lượng dự án FDI qua các năm: năm 2015 là 9 dự án, chiếm 90%; năm 2016 giảm xuống còn 3 dự án, chiếm 75% và đến năm 2017 tiếp tục tăng trở lại là 9 dự án, chiếm 81,8%.

Đồng nghĩa với điều đó thì số vốn đăng kí tập trung toàn bộ từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, với tổng số vốn đăng ký đỉnh điểm trong giai đoạn ở năm 2017 đạt 77,6 triệu USD và thấp nhất trong giai đoạn là năm 2016 đạt 27,8 triệu USD. Điều đó làm cho tốc độ phát triển bình quân vốn đăng ký FDI trong giai đoạn 2015 - 2017 đạt 111,4%. Hàn Quốc cũng là quốc gia có quy mô bình quân 1 dự án lớn nhất là 8,6 triệu USD/1 dự án, và là chủ nhân của dự án FDI lớn nhất giai đoạn: Dự án của Công ty TNHH công nghệ NAMUGA Phú Thọ kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và khu đô thị dịch vụ với số vốn 40 triệu USD, đã được cấp phép và đầu tư vào thành phố Việt Trì.

Hàn Quốc cũng hiện là đối tác hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu danh sách 4 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi Singapore đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam thì hiện nay vẫn chưa có dự án đầu tư nào tại tỉnh Phú Thọ, xếp thứ 2 sau Hàn Quốc là Nhật Bản mới chỉ có từ 1 đến 2 dự án vào Phú Thọ trong giai đoạn 2015 - 2017, với tổng số vốn đầu tư là 1,5 triệu USD ở năm 2016 và 1,2 triệu USD vào năm 2017.

c. Theo ngành, lĩnh vực

Cơ cấu FDI của Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 là cơ cấu đầu tư thiên về công nghiệp. Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh vượt trội cả về số dự án lẫn quy mô. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:

“Bảng 3.5. Cơ cấu FDI tỉnh Phú Thọ theo ngành nghề, lĩnh vực giai đoạn 2015 – 2017“

(Đơn vị tính: Triệu USD)

STT Ngành kinh tế

“Năm 2015“ “Năm 2016“ “Năm 2017“ Tốc độ PTBQ

“Số (%) dự án“

“Vốn đăng kí“

“Số dự án“

“Vốn đăng kí“

“Số dự án“

“Vốn đăng kí“

“Số dự án“

“Vốn đăng kí“

1 Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 1 8,9 0 0 0 0 0 0

2 Công nghiệp 7 33,3 2 16,6 8 60,5 106,9 134,8 3 Dịch vụ 2 10,1 2 13,2 3 23,7 100 153,18

“Tổng cộng“ 10 52,3 4 29,8 11 84,2

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, 2015 – 2017) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017, các dự án FDI mà tỉnh được các nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Séc đầu tư được đa số bao gồm những ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng đang tăng trong một vài năm trở lại đây. Cụ thể theo phân tích từ bảng trên ta thấy năm 2015, ngành công nghiệp có 7 dự án, chiếm 75% so với tổng số vốn đã đăng ký là 33,3 triệu USD, chiếm 63,4%; năm 2017, có 8 dự án, chiếm 74,7% với tổng số vốn đăng kí là 60,5 triệu USD, chiếm 74,2%. Theo nhận định của phó giám đốc sở Công thương Phú Thọ ông Phạm Văn Phương thì: Hầu như các dự án của ngành công nghiệp có mặt tại tất cả ở các năm. Đa số các dự án công nghiệp tập trung vào linh kiện điện tử, lĩnh vực dệt và may mặc phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Đây là điều hoàn toàn hợp lý vì tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào lại có giá rẻ; bên cạnh đó lại sẵn có các cơ sở công nghiệp tồn tại lâu đời từ những thập niên 60.

Từ bảng trên ta thấy trong lĩnh vực công nghiệp trong năm 2016 đã giảm dần cả về số lượng lẫn quy mô; cụ thể trong năm 2015 giảm xuống còn 2 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 16,4 triệu USD nhưng đến năm 2017 lại tăng lên một cách đáng kể là 8 dự án công nghiệp, với tổng số vốn đăng kí là 60,5 triệu USD. Nhiều dự án đột phá của Phú Thọ như dự án giấy Cheeng Long, dự án may mặc Liu Fong.

Phải nói rằng mặc dù Phú Thọ có điều kiện địa lý đó là tỉnh miền núi, thuộc vùng Trung du miền Bắc Bộ, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây - Đông Bắc với cả nước và quốc tế,tuy nhiên ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn vào các năm tiếp theo đều thu hút được dự án FDI đầu tư vào, còn ngành nông nghiệp thì không có dự án. Điều này rất đáng tiếc Ngành dịch vụ thu hút tổng số vốn đăng ký vào là 48,3 triệu USD, nhiều hơn 4 lần vốn vào ngành có ưu thế của Phú Thọ là nông nghiệp. Do tỉnh Phú Thọ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng nhiều hơn so với các ngành còn lại, sau đó đến ngành công nghiệp, xây dựng. Ngành dịch vụ vẫn còn phát triển tương đối chậm chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)