1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại DN là một tổ chức tài chính do Nhà nước thành lập giúp Nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh các nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào DNNN và các DN thuộc các thành phần kinh tế khác.
Mục đích thành lập Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Nhà nước với tư cách là chủ thể kinh tế - xã hội có quyền bỏ vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các phương thức đầu tư vốn có thể là tham gia cùng với các thành phần kinh tế khác thiết lập Công ty cổ phần hay Công ty TNHH để thực hiện kinh doanh theo pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Tùy theo mức độ đầu tư vốn mà chủ sở hữu Nhà nước có quyền chi phối hoặc không chi phối trong hoạt động quản trị Công ty. Nếu Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của DN thì Nhà nước có quyền kiểm soát đối với DN.
Nếu Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn chủ sở hữu của DN thì Nhà nước không có quyền kiểm soát đối với DN.
Với tư cách là chủ sở hữu DN, Nhà nước là người tổ chức thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với vốn đầu tư của mình tại các DN. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra “Ai là Nhà nước?”. Đây là một vấn đề phức tạp. Về phương diện pháp luật, thông thường Chính phủ (Cơ quan hành pháp) thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào DN dưới sự giám sát của Quốc hội (Cơ quan lập pháp).
Tuy nhiên, bản thân Chính phủ cũng không thể thực hiện chức năng này được, mà ủy quyền cho một đại diện chủ sở hữu để trực tiếp thực hiện các chức năng của chủ
sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại DN. Do vậy, vì đặc điểm của chủ sở hữu Nhà nước khác với chủ sở hữu khác nên việc thực hiện các quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DN có vốn đầu tư Nhà nước luôn được thực hiện theo cơ chế cử đại diện hoặc ủy quyền cho người đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước để thực hiện các quyền của chủ sở hữu Nhà nước trong quản lý, giám sát phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN có vốn đầu tư Nhà nước. Việc thành lập Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước nhằm mục đích:
Một là: Chuyển đổi mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và DNNN: chuyển từ cơ chế bao cấp về vốn (cấp vốn không hoàn lại) sang hình thức đầu tư tài chính vào DN, cũng có nghĩa là công ty hoá quan hệ tài chính Nhà nước và DN, tách quyền sở hữu tài sản ra khỏi quyền sử dụng tài sản ở DN có vốn đầu tư Nhà nước.
Thứ hai: Chuyển việc quản lý DN có vốn của Nhà nước từ phương thức hành chính hiện nay sang phương thức kinh doanh vốn phù hợp với cơ chế thị trường, nhằm sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đã đầu tư vào DN.
Đồng thời, việc thành lập loại Công ty này tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhanh quá trình Công ty hoá DNNN. Trên cơ sở đó, bộ máy quản lý DN các cấp được tinh giảm, thực hiện mục tiêu xoá bỏ dần cơ chế Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản. Theo mô hình Bộ chủ quản, Chính phủ giao cho một Bộ trưởng đảm nhận trách nhiệm đứng tên phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN. Thông thường, Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan đến DN thực hiện chức năng này.
Hoặc Chính phủ cũng có thể giao cho hai Bộ trưởng cùng nắm vốn Nhà nước đầu tư tại DN, bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng quản lý ngành. Bộ trưởng sẽ trở thành người đứng tên cổ phần của Nhà nước. Với tư cách cổ đông của Công ty, Bộ trưởng tham gia vào hoạt động của Công ty theo tỷ lệ số cổ phần Nhà nước tại Công ty. Điểm mạnh của mô hình này là phát huy được năng lực chuyên môn và thực hiện chính sách định hướng của Nhà nước một cách chủ động. Tuy nhiên điểm yếu là mô hình này không tách rời được chức năng sở hữu ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. Đồng thời, Bộ chủ quản thường can thiệp vào các công việc hàng
ngày của DN. Chính vì vậy, mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn sẽ giải quyết được hạn chế này.
Thứ ba: Đảm bảo cho DN có vốn của Nhà nước thực sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ chế thị trường. DN có vốn của Nhà nước có điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế.
Đặc điểm của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại DN.
Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại DN có các đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ sở hữu Công ty là Nhà nước. Là chủ sở hữu, Nhà nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau và chưa nhất quán về sở hữu Nhà nước. Khi bàn về vấn đề sở hữu Nhà nước, người ta thường sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nhưng có cùng một bản chất pháp lý: sở hữu toàn dân, sở hữu quốc gia, sở hữu hoàng gia, sở hữu chính phủ, sở hữu Nhà nước…. Nhà nước là một hệ thống thể chế, trong đó, về mặt tổ chức hành chính, Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan và bộ máy khác nhau.
Do đó, khi bàn tới Nhà nước như một chủ thể sở hữu thì chủ thể này rất khó xác định cụ thể như trường hợp của các chủ sở hữu là cá nhân và pháp nhân khác. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan niệm và quy định cơ quan hành pháp (Chính phủ) thống nhất thực hiện các chức năng chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước trong kinh doanh, bao gồm vốn Nhà nước đầu tư tại DN. Nhà nước giao quyền sử dụng vốn cho đại diện chủ sở hữu. Đại diện chủ sở hữu vốn thay mặt Nhà nước quản lý sử dụng số lượng vốn được giao.
- Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là DNNN. Đây là DN mà Nhà nước sở hữu 100% vốn. Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại DN của Công ty sẽ phải tuân thủ theo pháp luật và sự định hướng của Nhà nước.
- Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, được Nhà nước giao vốn ban đầu và bổ sung trong quá trình hoạt động.
- Chức năng của Công ty là kinh doanh vốn Nhà nước. Điều này khẳng định mục đích đầu tư vốn vào DN của Nhà nước để đảm bảo đồng vốn không những được bảo toàn mà còn sinh lời, tạo thêm giá trị mới lớn hơn.
- Đối tượng hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước của Công ty là DN có vốn đầu tư Nhà nước, bao gồm:
+ DNNN: DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu.
+ DN thuộc các thành phần kinh tế có phần vốn góp của Nhà nước như:
Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, DN có vốn đầu tư nước ngoài.