1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH
1.3.1. Sự cần thiết phải tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước
Tái cấu trúc tài chính là một trong những nội dung của tái cấu trúc DN. Khi DN phải đối phó với những khó khăn có thể đe dọa đến sự tồn tại, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trên diện rộng, một trong những biện pháp thường áp dụng là tái cấu trúc tài chính DN. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp DN đang hoạt động bình thường do ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan cũng dẫn tới đòi hỏi tái cấu trúc. Việc tái cấu trúc luôn phải được xem xét một cách thường xuyên nếu không tình trạng mất cân đối của hệ thống có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Các DN có vốn đầu tư Nhà nước là một trong những lực lượng quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Việc tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước xuất phát từ những lý do sau:
Một là, xuất phát từ các áp lực bên ngoài để thích nghi theo môi trường kinh doanh. Các áp lực bên ngoài gồm:
Chính sách đổi mới sắp xếp lại DNNN. Tái cấu trúc tài chính là một trong những nội dung của tái cấu trúc DNNN. Do vậy khi thực hiện tái cấu trúc DNNN đồng thời phải thực hiện tái cấu trúc tài chính DNNN.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế, như gia nhập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... đòi hỏi các DN nói chung và các DNNN, DN có VĐTNN phải tái cơ cấu DN, trong đó có tái cấu trúc tài chính để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong tình hình mới.
Hai là, xuất phát từ các áp lực bên trong DN để phù hợp theo quy mô tăng trưởng, phát triển của DN. Các nguyên nhân bên trong có thể kể đến như:
Hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài DN có vốn đầu tư Nhà nước dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản DN.
Đây là lý do thường gặp nhất đòi hỏi DN có vốn đầu tư Nhà nước phải thực hiện tái cấu trúc tài chính. Hoạt động kinh doanh của DN không tránh khỏi những khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thua lỗ. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những biến động của môi trường kinh doanh có liên quan đến hoạt động của DN, chẳng hạn như: khủng hoảng, suy thoái kinh tế; xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế; hay sự thay đổi chính sách quản lý nền kinh tế... Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ những yếu kém trong khâu quản lý, điều hành DN. Vấn đề trở nên đặc biệt trầm trọng nếu công ty xảy ra tình trạng thua lỗ kéo dài. Thua lỗ kéo dài khiến DN có vốn đầu tư Nhà nước giảm sút về tài sản, mất dần vốn chủ sở hữu từ đó suy giảm năng lực tài chính do vốn chủ sở hữu bị xói mòn nhanh chóng và vô hình chung làm hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính trở nên nghiêm trọng đe dọa sự tồn tại của DN. Trước tình trạng trên đòi hỏi DN có vốn đầu tư Nhà nước phải cơ cấu lại cấu trúc giữa nợ và vốn chủ sở hữu bằng những biện pháp như bơm thêm dòng tiền từ vốn chủ sở hữu, bán các tài sản hoặc các khoản đầu tư để thanh toán nợ, đồng thời tổ chức lại hoạt động kinh doanh để có thể vượt qua khó khăn tiếp tục tồn tại.
Sự mất cân đối trong cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước
Sự mất cân đối trong cấu trúc tài chính thể hiện ở sự mất cân đối cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. Sự mất cân đối trong cấu trúc tài chính sẽ làm hạn chế hiệu quả hoạt động DN có vốn đầu tư Nhà nước. Việc DN duy trì hệ số nợ quá cao có thể gây ra rủi ro tài chính, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, trong trường hợp tỷ trọng nợ quá thấp, tỷ trọng vốn chủ sở hữu quá cao cũng lại khiến cho các DN không tận dụng được lợi ích từ đòn bẩy tài chính trong việc khuếch đại tỷ suất lợi nhuận của chủ sở hữu. Chính vì vậy, trong cả hai trường hợp trên, việc điều chỉnh cấu trúc tài chính theo hướng giảm bớt
hoặc gia tăng tỷ trọng nợ giúp DN đạt được cấu trúc tài chính hợp lý hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị DN. Sự mất cân đối tài sản thể hiện cơ cấu đầu tư tài sản của DN có thể đang đầu tư vào những tài sản không sinh lời, chưa hiệu quả. Do đó cần phải cơ cấu lại danh mục đầu tư tài sản.
Sự tăng trưởng quá nhanh dẫn đến không kiểm soát được hoạt động của DN có vốn đầu tư Nhà nước.
Tăng trưởng là cần thiết đối với DN. Tuy nhiên, không ít DN có vốn đầu tư Nhà nước không quản lý được sự tăng trưởng của mình dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát của DN. Sự tăng trưởng như vậy làm cạn kiệt nguồn lực tài chính cũng như làm cấu trúc tài chính mất cân đối nghiêm trọng. Thông thường các DN trong giai đoạn tăng trưởng nóng thường sử dụng nhiều nợ vay hay tín dụng của nhà cung cấp do nhu cầu vốn đầu tư rất lớn trong khi nguồn lực nội sinh không dồi dào. Kết quả là DN đạt được mục tiêu tăng trưởng song lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro do mất khả năng thanh toán cao. Vì vậy, DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước cần có những chiến lược dài hạn trong việc điều chỉnh cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Một trường hợp khác khi công ty trong giai đoạn trưởng thành thường có dòng tiền vào rất lớn nhưng lại có ít cơ hội tốt để đầu tư nhằm mang lại tỷ suất sinh lời cao cho những người chủ sở hữu. Vì vậy, công ty có thể thực hiện tái cấu trúc tài chính bằng việc bán đi một phần công ty để thu hẹp hoạt động. Động thái này có khả năng đem lại thu nhập cao hơn cho các nhà đầu tư hơn là việc sử dụng nguồn lực của công ty hợp nhất.
Sự đa dạng hoá đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả của DN có vốn đầu tư Nhà nước
Nhiều DN có vốn đầu tư Nhà nước tận dụng cơ hội trong thời kỳ kinh tế phát triển để thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh vào những lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Việc đầu tư vào những lĩnh vực mà DN có ít kinh nghiệm có thể dẫn đến hiệu quả không cao do thiếu kỹ năng quản lý. Mặt khác, đầu tư quá dàn trải dẫn đến phân bổ nguồn
lực tài chính thiếu hợp lý, cụ thể: thiếu nguồn lực để tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả đồng thời lãng phí nguồn lực ở các hoạt động kinh doanh kém có hiệu quả. từ đó làm giảm sút hiệu quả kinh doanh nói chung của toàn DN. Trong trường hợp này đòi hỏi DN cần thu hẹp hoạt động kinh doanh từ đó dẫn đến thay đổi trong cấu trúc tài chính cho phù hợp.
Sự thay đổi, mở rộng ngành nghề kinh doanh.