Vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 61 - 68)

1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH

1.3.5. Vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Từ nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ta thấy: Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là tổ chức đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước hoạt động theo mô hình DN, có vai trò mang tính đặc thù

riêng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu, cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong việc tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước.

Một là, mục tiêu của việc tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là nhằm bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại DN và tối đa hóa lợi nhuận DN thông qua việc tái cấu trúc tài sản và tái cấu trúc nguồn vốn của DN. Ở đây, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và các DN có vốn đầu tư Nhà nước đều có chung một mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, trong quản trị DN và trong tái cấu trúc tài chính DN.

Hai là, về công cụ tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước của Công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước: Cơ quan Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước chủ yếu sử dụng công cụ quyền lực Nhà nước, chính sách, pháp luật; trong khi đó, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sử dụng các công cụ trực tiếp thuộc quyền của chủ sở hữu, quyền của cổ đông, được thực hiện thông qua khuôn khổ thể chế của bản thân DN như: Điều lệ DN, chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty theo Quy chế phân cấp, phân quyền của DN.

Ba là, về phương pháp thực hiện: Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước chủ yếu bằng phương pháp kinh tế, thông qua các kế hoạch, giải pháp trực tiếp của DN, không phụ thuộc vào những quy định, về quy trình, thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, việc tái cấu trúc được triển khai thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Đây là những điểm riêng biệt, đặc thù mà chỉ Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước mới thể hiện rõ vai trò của mình khi tham gia thực hiện tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Một mặt, trước hết là vì chính lợi ích của Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước – với tư cách là DN kinh doanh vì hiệu quả và lợi ích kinh tế (bảo toàn, phát triển vốn); mặt khác vì lợi ích của bản

thân DN –nâng cao giá trị DN, làm lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của DN để ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai. Chính vì vậy, những quyết sách về tái cấu trúc tài chính của DN được thực hiện nhanh chóng, kịp thời; nó xuất phát từ chính yêu cầu của DN và đảm bảo lợi ích của bản thân DN cần thiết phải thực hiện tái cấu trúc tài chính để tập trung tiềm lực, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra.

Như vậy, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước thông qua tái cấu trúc tài sản và tái cấu trúc nguồn vốn của DN. Để thực hiện vai trò này, tùy theo từng loại hình DN mà Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tham gia hoạt động tái cấu trúc tài chính DN trên các phương diện khác nhau như:

- Tại các DNNN độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.

Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có quyền quyết định chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, phương án sản xuất, phương án đầu tư vốn cũng như các vấn đề về nhân sự, lao động, tiền lương... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Công ty có thể thông qua người quản lý DN được uỷ quyền (Hội đồng quản trị DN hoặc Tổng giám đốc đối với DN không có Hội đồng quản trị) để quản lý điều hành DN và thực hiện các quyền khác theo luật định. Do đó, khi xem xét thực hiện tái cấu trúc tài chính của các DN thuộc loại hình này, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có toàn quyền quyết định phương án, lộ trình thực hiện tái cấu trúc tài chính của DN như: phân loại, sắp xếp các DN thành các nhóm, lĩnh vực mà Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cần tập trung đầu tư dài hạn, những DN mà Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cần tập trung xử lý để nâng cao giá trị DN trước khi thoái vốn và những DN Công ty cần thoái vốn ngay,...Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế của DN, xem xét yếu tố tác động, chiến lược và kế hoạch phát triển của DN Công ty lên kế hoạch và phương án tái cấu trúc tài chính cụ thể đối với từng DN, đảm bảo mục tiêu của Công ty trong thực hiện kế hoạch chung.

-Tại các Công ty Cổ phần

Quyền hạn của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại các DN cổ phần được thực hiện theo các quy định tại Luật DN thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty, trong đó Công ty là một cổ đông tham gia góp vốn kinh doanh. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của Công ty tại từng công ty cổ phần mà Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có vai trò và quyền hạn khác nhau trong thực hiện tái cấu trúc tài chính DN:

+ Trường hợp Công ty chiếm cổ phần chi phối thì thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có vai trò: Tham gia vào chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phương án sản xuất, phương án đầu tư vốn cũng như các vấn đề về nhân sự, lao động tiền lương....trong hoạt động của Công ty quy định tại Luật DN và Điều lệ Công ty. Tuy nhiên, với vai trò là cổ đông Nhà nước-vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có vai trò quan trọng trong thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các mục tiêu và chiến lược phát triển của DN cũng như đề xuất các chủ trương, định hướng, phương án trong thực hiện tái cấu trúc tài chính của DN. Đồng thời, với các đề xuất của mình, Công ty có quan điểm trong việc thuyết phục Đại Hội đồng cổ đông để bảo vệ mục tiêu và lộ trình mà đề xuất của Công ty đưa ra trong thực hiện tái cấu trúc tài chính DN.

Tùy theo luật pháp của từng nước, trong trường hợp thực hiện tái cấu trúc tài chính DN, liên quan đến việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách mua lại một tỷ lệ cổ phần đã bán, hoặc quyết định đầu tư và bán tài sản có giá trị lớn so với tổng giá trị tài sản của DN thì phải được Đại Hội đồng cổ đông quyết định (Theo Quy định của Luật DN Việt Nam thì quyết định mua lại 10 % tổng số cổ phần đã bán và quyết định đầu tư và bán tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 35% giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất phải được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của Đại Hội đồng cổ đông thông qua). Ngoài ra, Công ty còn chủ động trong đề xuất, xử lý các khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình thực hiện tái cấu trúc tài chính cũng như chủ động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của Ban Lãnh đạo DN theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng cổ đông.

+ Trường hợp Công ty không có cổ phần chi phối thì Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước với tư cách là một cổ đông góp vốn có quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ hoạt động của DN và theo các quy định khác của Nhà nước. Do vậy, vai trò của Công ty trong quá trình thực hiện tái cấu trúc tài chính của DN cũng được thực hiện trên vai trò của một cổ đông của DN. Tuy nhiên, với vai trò là cổ đông của Nhà nước (khác với các cổ đông khác), Công ty vẫn chủ động tham gia đề xuất các biện pháp, kế hoạch thực hiện tái cấu trúc tài chính của DN cũng như tham gia giám sát quá trình thực hiện của Ban Lãnh đạo về các mục tiêu, kế hoạch do Hội đồng cổ đông thông qua.

- Tại các Công ty TNHH một thành viên:

Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu duy nhất vốn của Công ty TNHH một thành viên, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước có các quyền: Quyết định nội dung sửa đổi Điều lệ hoạt động của Công ty; Quyết định điều chỉnh vốn Điều lệ của Công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của Công ty cho tổ chức, các nhân khác. Quyết định dự án đầu tư, mua bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay theo quy định Điều lệ hoạt động Công ty theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên HĐQT; Chủ tịch Công ty (đối với Công ty có Chủ tịch Công ty); phân cấp cho HĐQT hoặc Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật, quyết định lương, thưởng và các lợi ích khác của Giám đốc Công ty. Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và kế hoạch trung hạn, dài hạn của Công ty. Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của HĐQT hoặc của Chủ tịch Công ty.

Do đó, khi thực hiện tái cấu trúc tài chính đối với DN, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN sẽ có vai trò trong quyết định phương án tái cấu trúc tài chính của DN, cũng như giám sát quá trình thực hiện mục tiêu này.

Như vậy, trong mọi trường hợp, vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước là rất quan trọng đối với việc thực hiện phương án tái cấu trúc tài chính của các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Qua đó ta thấy, cho dù tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại DN là khác nhau nhưng, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN vẫn có vai trò quan trọng, quyết định trong đề xuất phương án, lộ trình, kế hoạch thực hiện tái cấu trúc tài chính để Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đồng thời, với vai trò là cổ đông của Nhà nước, Công ty đã tham gia trực tiếp vào quá trình giám sát kế hoạch thực hiện của Ban Lãnh đạo DN; chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện tái cấu trúc tài chính.

Với mục tiêu của tái cấu trúc tài chính là làm lành mạnh cân đối tài chính của DN, gia tăng giá trị của DN, mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước mà Công ty là người đại diện, đồng thời đem lại sự phát triển bền vững cho DN với cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu là cổ đông chủ động, tích cực, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thể hiện rõ vai trò của mình trong tham gia vào quá trình tái cấu trúc tài chính của DN. Việc này một mặt là vì chính lợi ích của Công ty tư và kinh doanh vốn Nhà nước (là kinh doanh vì mục tiêu kinh tế, gia tăng giá trị vốn Nhà nước tại DN), mặt khác vì mục tiêu chung của nền kinh tế và sự phát triển của bản thân DN mà Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn. Đây là đặc điểm cơ bản mà chỉ bản thân Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước mới thực hiện được vai trò này so với các DN khác thuộc các thành phần kinh tế. Đây cũng là điểm tương đồng cơ bản giữa Việt Nam và các nước trong thực hiện vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước.

Đứng trên góc độ vĩ mô của DN, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thay mặt Nhà nước đầu tư vào nhiều DN với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Việc đầu tư như vậy tạo nên một danh mục đầu tư. Công ty đầu tư và

kinh doanh vốn Nhà nước sẽ quản lý danh mục đầu tư này. Khi thực hiện tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ có vai trò trong việc thực hiện việc tái cấu trúc trên các nội dung sau:

tái cấu trúc sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại DN và tái cấu trúc đầu tư vốn Nhà nước với tư cách là một nhà đầu tư, trong đó:

-Tái cấu trúc sở hữu vốn: Nhà nước sẽ thực hiện tái cơ cấu phần sở hữu vốn của mình tại các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Việc tái cấu trúc sở hữu vốn được thực hiện bằng việc sáp nhập, mua bán vốn Nhà nước đầu tư tại DN. Việc thực hiện tái cấu trúc sở hữu vốn Nhà nước được thực hiện dựa trên chiến lược của Nhà nước khi đầu tư vào các DN. Căn cứ vào đó, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ đại diện cho Nhà nước thực hiện việc thoái vốn Nhà nước tại DN. Để có thể đạt được lợi ích cao nhất cho Nhà nước trong việc thoái vốn, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ phải có quy trình thoái vốn phù hợp.

-Tái cấu trúc đầu tư vốn của Nhà nước. Nhà nước với tư cách là một nhà đầu tư lớn trong nền kinh tế nên Nhà nước không thể không thực hiện đầu tư vốn tại các DN. Để thực hiện được tái cấu trúc đầu tư vốn, Nhà nước phải có chiến lược đầu tư trên các lĩnh vực để tăng vốn Nhà nước khi cần thiết. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đầu tư vào các DN nào cũng cần phải căn cứ vào hiệu quả hoạt động của DN. Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước cần phải đánh giá được khả năng sinh lời và mức độ rủi ro khi lựa chọn việc rót vốn đầu tư vào các DN hay thành lập mới DN.

Để có thể tham gia quản lý các DN có vốn đầu tư Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu Nhà nước, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ thực hiện thông qua người đại diện. Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ cử Người đại diện của Công ty xuống các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Tùy theo tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại DN, người đại diện sẽ được uỷ quyền để thực hiện quyền sở hữu Nhà nước tại DN. Người đại diện có thể là Chủ tịch HĐQT (Hội đồng thành viên) hoặc thành viên HĐQT (Hội đồng thành viên).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)