Kinh nghiệm một số nước về sử dụng mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 68 - 76)

1.4. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TY ĐẦU TƢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước về sử dụng mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước về sử dụng mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Khu vực DN Nhà nước của Trung Quốc bao gồm các DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn và các DN do Nhà nước kiểm soát (Nhà nước nắm trên 50% cổ phần).

Trong những năm cải cách, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp như phóng lợi, nhường quyền, nắm to buông nhỏ, xây dựng chế độ DN hiện đại với sự tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh. Qua đó, tỷ trọng của khu vực DNNN giảm đi đáng kể.

Mục tiêu và phương thức đầu tư của Nhà nước tại các DN:

- Loại DN mà Nhà nước độc quyền đầu tư nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia như công nghiệp vũ khí, khí tài quân sự quan trọng, đảm bảo dự trữ quốc gia, sản xuất tiền và một số lĩnh vực khác có liên quan đến quốc phòng và an ninh. Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ cho loại DN này và khu vực dân doanh không được phép tham gia đầu tư.

- Loại DN mà Nhà nước ưu tiên đầu tư: Những hạng mục xây dựng hạ tầng cơ sở lớn có lợi ích xã hội mà khu vực ngoài Nhà nước không đủ sức hoặc không muốn tham gia; những ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn như luyện kim, hóa chất;

các ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, bảo hiểm, đường sắt, hàng không, bưu chính viễn thông. Những loại DN này có thể do Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư.

- Loại DN mà Nhà nước cần đầu tư hướng dẫn và chính sách thúc đẩy phát triển, các ngành khoa học mũi nhọn có độ rủi ro cao nhưng có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế của quốc gia như công nghệ vi mạch, công nghệ sinh học, công nghiệp vũ trụ…

- Loại DN khai thác tài nguyên không tái sinh cần đầu tư quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư và chưa muốn các nhà đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn cổ phần: như than, dầu khí…Loại DN này vốn Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, tùy theo sự thay đổi của từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước và môi trường kinh tế, Nhà nước sẽ điều chỉnh thứ tự ưu tiên và phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước. Chức năng của Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương được quy định khác nhau; phạm vi, mục tiêu hoạt động của các DN trực thuộc cũng không giống nhau. Các DN trực thuộc Chính phủ quản lý hoạt động chủ yếu trong những ngành nghề mang tính chiến lược và quốc gia; hoạt động của các DN thuộc địa phương mang tính công ích, địa phương.

Tổ chức thực hiện quyền của chủ sở hữu Nhà nước.

Việc phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu với vốn Nhà nước tại DNNN như sau:

- Quốc Vụ Viện đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của người đầu tư vốn đối với các DNNN cỡ lớn, các DNNN nắm cổ phần khống chế, các DN có cổ phần của Nhà nước trong những lĩnh vực mang tính huyết mạch của nền kinh tế và có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

- Chính quyền nhân dân tỉnh, Khu tự trị, thành phố trực thuộc và Chính quyền nhân dân các Khu kinh tế mở, các Châu tự trị đại diện Nhà nước thực hiện chức năng đầu tư vốn đối với các DNNN, các DNNN nắm cổ phần khống chế và các DN có cổ phần Nhà nước không do Quốc Vụ Viện đại diện Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư vốn.

Để quản lý và giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại DN lớn ở Trung Ương, Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước (SASAC). Ủy ban là Cơ quan ngang Bộ trực thuộc Hội đồng Nhà nước;

được thành lập với mục tiêu thực hiện chức năng của người đầu tư vốn, giám sát, quản lý tài sản Nhà nước tại DN nhằm phân định rõ giữa quyền quản lý Nhà

nước với quyền chủ sở hữu Nhà nước; tách bạch quản lý Nhà nước với quản lý DN.

Quyền hạn và nghĩa vụ của SASAC được quy định gồm:

- Thực hiện trách nhiệm của một nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, giám sát và quản lý tài sản Nhà nước tại DN; tăng cường quản lý có hiệu quả tài sản Nhà nước.

- Giám sát và quản lý việc bảo toàn, phát triển giá trị tài sản Nhà nước tại các DN thuộc thẩm quyển quản lý thông qua chế độ báo cáo thống kê và kiểm toán;

hình thành và cải tiến hệ thống chỉ tiêu đánh giá bảo toàn, phát triển giá trị tài sản Nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư Nhà nước.

- Hướng dẫn và thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc DNNN; thúc đẩy hình thành và vận hành hệ thống quản trị DNNN hiện đại; đề xuất chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhà nước.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, thưởng phạt các nhà quản lý điều hành cao cấp của DNNN theo quy định của pháp luật và theo kết quả hoạt động của họ;

hình thành hệ thống lựa chọn cán bộ, quản lý điều hành DN theo đòi hỏi của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và quản trị DN hiện đại.

- Theo các quy định của pháp luật có liên quan, SASAC thay mặt Nhà nước thành lập các Hội đồng giám sát để giám sát hoạt động của DN và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hàng ngày của các Hội đồng này.

- Đề xuất các chính sách và quy định pháp luật cho công tác quản lý tài sản Nhà nước; định hướng và giám sát công tác quản lý tài sản Nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng Nhà nước.

Ở các địa phương (tỉnh, thành phố, khu tự trị) cũng thành lập một tổ chức tương tự như SASAC Trung ương để điều hành quản lý và giám sát tài sản Nhà nước trong DNNN địa phương.

Cơ quan Giám sát quản lý tài sản Nhà nước của chính quyền cấp trên chỉ đạo và giám sát đôn đốc công tác giám sát quản lý tài sản Nhà nước của chính quyền cấp dưới. Cơ quan Giám sát quản lý tài sản Nhà nước báo cáo với chính

quyền cùng cấp về công tác giám sát quản lý tài sản Nhà nước trong các DN, thực trạng bảo toàn và tăng tài sản Nhà nước và các công việc trọng đại khác.

Như vậy, quyền sở hữu và quản lý vốn Nhà nước tại DN được chuyển dần từ cơ quan Nhà nước sang cơ quan nắm quyền đầu tư vốn. Mô hình SASAC quản lý các DNNN về mọi mặt (hoạt động, nhân sự và vốn). Việc SASAC quản lý quá nhiều mặt đối với DN có thể đã không tạo điều kiện cho DN chủ động trong quá trình hoạt động của mình. Do vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý DNNN, hiện nay SASAC cũng đang đi theo hướng thông lệ quốc tế qua việc hình thành các HĐQT của các DN.

Điểm mạnh của mô hình SASAC:

- Giám sát DNNN thông qua cơ chế cử Ban giám sát tại DN. Ban giám sát chỉ được tham dự các cuộc họp Ban lãnh đạo DN nhưng không được đưa ra ý kiến và can thiệp hoạt động của DN.

- Thực hiện giao khoán chỉ tiêu về lợi nhuận cho các DN: SASAC giao khoán chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận theo kế hoạch từ đầu năm. Trong năm, nếu DN hoàn thành quá mức được giao khoán thì DN được hưởng phần chênh lệch này.

Tồn tại của mô hình:

- Việc thành lập SASAC ở Trung ương và địa phương tạo ra một bộ máy tổ chức cồng kềnh, giống như một “siêu bộ”.

- Việc quản lý vẫn còn mang tính hành chính. Mặc dù SASAC được quyền quản lý vốn, người và hoạt động tại DN, nhưng thực tế SASAC chủ yếu chỉ giám sát thông qua cơ chế báo cáo và cử Ban giám sát tại DN.

- Chưa thực sự có sự tách biệt giữa quản lý Nhà nước với quản lý DN:

SASAC vẫn tham gia vào các quyết định của DN ở mức độ lớn.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore.

Singapore thành lập các công ty đầu tư tài chính Nhà nước để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý phần vốn thuộc sở hữu của Chính phủ đầu tư tại các DN: Temasek Holdings Limited (để quản lý các DN công), Health

Corporation of Singapore (để quản lý các bệnh viện Nhà nước đã được Công ty hóa).

Temasek Holdings Limited là một Tập đoàn đầu tư vốn của Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, có chức năng thực hiện đầu tư vốn vào các Công ty theo chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ Singapore, đại diện chủ sở hữu Nhà nước và quản lý phần vốn thuộc sở hữu của Chính phủ đầu tư tại các DN.

Hoạt động của Temasek.

Nguồn vốn do Temasek quản lý bao gồm nguồn vốn Nhà nước cấp ban đầu, các nguồn vốn từ bán tài sản Nhà nước, bán công ty Nhà nước, cổ tức thu được từ các công ty mà Temasek đầu tư. Về bản chất, Temasek hoạt động như một Quỹ đầu tư chuyên nghiệp, được chủ động đầu tư vốn vào các DN có triển vọng, tạo ra giá trị gia tăng cho DN thông qua việc tái cơ cấu, đưa ra những hoạch định chiến lược hay những quyết định quan trọng khác. Ngoài ra, Temasek còn dùng lợi nhuận thu được từ các Công ty để đầu tư theo yêu cầu của Chính phủ, theo đề nghị của các Công ty hoặc gửi ngân hàng khi chưa sử dụng. Mục tiêu hoạt động của Temasek là đem lại giá trị tối đa cho các cổ đông, trong đó có cổ đông Nhà nước thông qua việc nâng cao giá trị các khoản đầu tư trong danh mục.

Tính đến hết năm 2017, Temasek đang nắm giữ danh mục đầu tư có trị giá 275 tỷ đô la Singapore. Trong năm 2017, Công ty đã thực hiện đầu tư 16 tỷ đô la Singapore và cả giai đoạn 10 năm (từ 2007-2017), Công ty đã thực hiện đầu tư tổng số tiền là 206 tỷ đô la Singapore.

Biểu đồ 1: Tình hình đầu tƣ và thoái vốn của Temasek trong 10 năm (từ 2007-2017).

(Tỷ đô la)

(Năm) Tùy theo tỷ lệ vốn của mình tại các công ty mà Temasek tiến hành quản lý Công ty, thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo Công ty, phê duyệt phương án đầu tư kinh doanh, thực hiện tái cấu trúc tài chính, yêu cầu báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát hoạt động của các Công ty với tư cách cổ đông.

Danh mục đầu tư của Temasek gồm các DN trong nhiều ngành, có thể kể đến như: dịch vụ tài chính; viễn thông, truyền thông và công nghệ; vận tải và công nghiệp; tiêu dùng và bất động sản; nông nghiệp; năng lượng và nguồn lực…Việc tái cấu trúc tài chính các khoản đầu tư được Temasek thực hiện dựa theo phương châm: Temasek hoạt động như một nhà đầu tư, tăng đầu tư, duy trì hay giảm khoản mục đầu tư nào đều dựa trên việc phân tích giá trị từng khoản đầu tư, cũng như phân tích các cơ hội và các thách thức nảy sinh. Để đảm bảo cho danh mục đầu tư đạt được sự ổn định và tránh được các cú sốc, Temasek luôn thực hiện tái cơ cấu theo mục tiêu dài hạn, đồng thời xem xét các cơ hội đầu tư theo xu hướng mới nổi, chẳng hạn như nền kinh tế kỹ thuật số, yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của xã hội có dân số già, nghiên cứu các nhu cầu của nhóm tầng lớp dân cư có thu nhập trung

bình. Temasek đồng thời đánh giá rất kỹ các vấn đề kinh tế thế giới để làm cơ sở cho việc ra các quyết định tái cơ cấu.

Temasek rất chú trọng đến việc bổ nhiệm nhân sự của mình tại HĐQT của những Công ty có vốn góp của Chính phủ do Temasek quản lý nhằm đảm bảo các Công ty này hoạt động tốt và phù hợp với chiến lược của mình, đồng thời nhằm giám sát hiệu quả và chiến lược của các Công ty, nhưng không tham gia vào hoạt động hàng ngày của các Công ty đó. Thông qua sử dụng quá trình tiến cử, tiêu chuẩn quản trị DN và công khai tài chính, Temasek nâng cao chất lượng hoạt động của HĐQT của các Công ty có vốn đầu tư của Chính phủ.

Hình 2: Quan hệ của Temasek với Bộ Tài chính của Singapore

Hình 3: Quan hệ của Temasek với các cơ quan Nhà nước Singapore.

Về tổ chức và quan hệ với các cơ quan Nhà nước, Temasek trực thuộc Bộ Tài chính. Bộ Tài chính giao Temasek thay mặt Bộ để quản lý vốn Nhà nước tại các công ty mà Nhà nước đầu tư. Thành viên HĐQT và Tổng giám đốc Temasek do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm. Điểm đáng lưu ý là phần lớn các

Bộ Trưởng Bộ Tài chính

HĐQT

Temasek Holdings Báo cáo kết quả năm

Các văn bản tài chính đã được kiểm toán

Bổ nhiệm

Định hưởng chiến lược

BỘ TÀI CHÍNH BỘ A – BỘ B

DN có vốn đầu tư của Temasek TEMASEK HOLDINGS

Sở hữu

Các DN và ngân hàng

Quản lý Nhà nước

Quản lý Nhànước

Quan hệ sở hữu

thành viên của Temasek đều không xuất thân từ các quan chức chuyên nghiệp mà là những nhà kinh tế hay các nhà kinh doanh “cha truyền con nối”. Do đó, lãnh đạo của Temasek luôn mang đầu óc kinh doanh trong mọi hoạt động. Temasek chỉ báo cáo Bộ Tài chính các quyết định đầu tư vượt quá quyền hạn của mình và các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Các Bộ quản lý ngành không có quan hệ chỉ đạo với vai trò của chủ sở hữu đối với Temasek. Tương tự, các Công ty vốn góp của Temasek (chủ yếu là những Công ty cổ phần hình thành từ Công ty Nhà nước) không chịu sự chi phối của Bộ quản lý ngành (trừ chức năng quản lý Nhà nước).

Temasek có thể được coi là mô hình thành công ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, Singapore là một quốc đảo, số lượng DNNN rất ít. Mô hình này phù hợp với điều kiện của Singapore, luật pháp hoàn chỉnh, nghiêm minh. Temasek được quyền chủ động trong việc đầu tư và rút vốn đầu tư khỏi DN. Tuy nhiên Temasek vẫn chủ yếu mang ý nghĩa thuần túy kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)