Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 128 - 131)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC

3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC.

3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước.

Vấn đề định hướng phát triển DN có vốn đầu tư Nhà nước cũng được tổng kết, đúc rút qua từng giai đoạn ở nước ta. Đại hội VI của Đảng đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong đổi mới kinh tế nói chung, trong đó có các xí nghiệp quốc doanh.

Văn kiện Đại hội VI nêu rõ: “Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế...”.

Tiếp đó, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, kết luận thể hiện tính nhất quán và sự phát triển sáng tạo trong các quan điểm, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DN có vốn đầu tư Nhà nước.

Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03-6-2017 được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, xác định một trong những quan điểm chỉ đạo là:

“DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN. Tách bạch nhiệm vụ của DNNN sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của DNNN sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích”.

Đồng thời, Nghị quyết đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN thật sự vận hành theo cơ chế thị trường, hướng tới bảo đảm đối xử bình đẳng giữa DNNN và DN thuộc các thành phần kinh tế khác, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN, quan hệ giữa Nhà nước và DNNN rõ ràng hơn theo cơ chế thị trường nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất của DNNN.

Qua nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng có thể rút ra quan điểm chỉ đạo về cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả của DNNN như sau:

- DNNN là DN mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, chủ yếu dưới hình thức sở hữu hỗn hợp. DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

- DNNN thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định pháp luật. Xoá bỏ mọi hình thức ưu đãi, bao cấp của Nhà nước đối với DNNN. Tách bạch nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích của DNNN.

- Thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền và Nhà nước có sở hữu vốn chi phối tại DN. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN cùng với phát triển các DN thuộc thành phần kinh tế khác để DN Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới, cơ cấu lại DNNN là phân bổ lại có hiệu quả các nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường, là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN theo hướng kiên quyết cổ phần hoá, bán vốn tại những DN mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh có hiệu quả, đồng thời xử lý triệt để DNNN yếu kém, bao gồm cả phá sản.

DNNN. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý Nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN.

- Đổi mới, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả DNNN là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng đối với việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả DNNN; phát huy vai trò nhân dân, của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc giám sát DNNN.

Mục tiêu.

Mục tiêu tổng quát: Đổi mới, cơ cấu và phát triển có hiệu quả DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2020:

- Đổi mới, cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2017-2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực. Hầu hết các DNNN kinh doanh có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần. Hoàn thành thoái vốn tại DN mà Nhà nước không cần nắm giữ. Nhà nước thoái toàn bộ vốn ở các DN mà Nhà nước đang sở hữu dưới 35% vốn điều lệ.

- Đáp ứng hầu hết các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN, nâng cao một bước quan trọng hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh;

bảo đảm tính công khai, minh bạch của DNNN.

- Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại DN. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.

- Kiên quyết xử lý căn bản và phòng, chống có hiệu quả tình trạng vi phạm kỷ luật tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và bảo đảm kỷ cương pháp luật.

Mục tiêu đến năm 2030.

- Trên cơ sở tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2020-2030, hình thành được một số Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn ở một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần. Nhà nước thoái toàn bộ vốn ở DN mà Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ.

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương khu vực DN có vốn đầu tư Nhà nước; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị DN và minh bạch; hình thành đội ngũ quản lý, chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)