2.3 Cơ sở lý luận của phương pháp DHDA
2.3.3 Tiến trình dạy học theo phương pháp DHDA
Có rất nhiều tác giả đã đƣa ra tiến trình dạy học theo DHDA, tuy nhiên chƣa có một quy trình thống nhất cụ thể nào, vì các tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau do đó khi nghiên cứu, họ đưa ra tiến trình thực hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
PGS.TS Đỗ Hương Trà với bài viết “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”
đƣợc đăng trên Tạp chí Giáo dục số 157 (Kì 1, tháng 3, 2007), ông đã đƣa ra tiến trình dạy học dự án có 3 pha: (1) Chuẩn bị, (2) Thực hiện, (3) Khai thác một cách sƣ phạm các hoạt động học sinh thực hiện trong quá trình tương tác giữa họ và đặc biệt là tương tác với mạng tin học. Kết quả của pha đầu tiên là một kế hoạch, pha thứ 2 là sản phẩm, pha thứ 3 là sản phẩm tri thức tập thể của lớp học.
Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004) đã đưa ra tiến trình dạy học theo DHDA bao gồm 5 bước: (1) Quyết định chủ đề, (2) Xây dựng kế hoạch, (3) Thực hiện, (4) Giới thiệu sản phẩm, (5) Đánh giá sản phẩm.
Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004) đã đưa ra tiến trình DHDA bao gồm 4 bước: (1) Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu dự án, (2) Xây dựng kế hoạch thực hiện, (3) Thực hiện dự án, (4) Đánh giá sản phẩm.
Theo tác giả Trịnh Văn Biều (2011), tiến trình DHDA có 5 bước: (1) Chọn đề tài, chia nhóm, (2) Xây dựng đề cương dự án, (3) Thực hiện dự án, (4) Thu thập kết quả và công bố sản phẩm, (5) Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm.
Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan về DHDA, người nghiên cứu tổng hợp đƣợc tiến trình dạy học dự án nhƣ sau:
15
Hình 2.1 Sơ đồ tiến trình thực hiện dự án 2.3.3.1 Lựa chọn chủ đề.
Ở bước này, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), xác định công việc của giáo viên và học sinh là:
- GV đề xuất ý tưởng chung, xác định chủ đề.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Học sinh hình thành ý tưởng cụ thể và xác định mục tiêu dự án.
Theo người nghiên cứu, đây là giai đoạn quan trọng nhất, cũng như khó khăn nhất. Bước này giáo viên đề xuất đề tài học tập của dự án. Thông thường đề tài dự án có thể xuất phát từ sáng kiến của giáo viên, của học sinh hay một nhóm học sinh. Rồi từ đó, học sinh quyết định chọn đề tài nào làm đề tài nhƣng phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của mục tiêu bài học và phù hợp với yêu cầu của giáo viên. Yêu cầu đối với một dự án:
- Chủ đề phải gây được sự quan tâm của người học.
- Có giá trị về mặt giáo dục: Tức là dự án phục vụ cho nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện trong một thời gian nhất định.
Thành lập kế hoạch thực hiện
Thực hiện dự án Lựa chọn chủ đề
Giới thiệu sản phẩm
Đánh giá sản phẩm
16
- Sản phẩm có giá trị sử dụng.
2.3.3.2 Thành lập kế hoạch thực hiện dự án.
Đây có thể xem là bước chuẩn bị cho dự án.
Ở bước này, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004) xác định công việc của giáo viên và học sinh là:
- Học sinh xác định các công việc, điều kiện thực hiện.
- Học sinh xây dựng kế hoạch thời gian, chuẩn bị nguồn lực.
- Học sinh phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- GV xem xét tính khả thi của dự án.
Theo người nghiên cứu, ở bước này thì giáo viên và học sinh cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Xác định mục tiêu dự án.
Mục tiêu tổng quát: Cần trả lời cho câu hỏi: “Sản phẩm của dự án phục vụ mục đích học tập gì?”
Mục tiêu cụ thể cần trả lời đƣợc cho câu hỏi: “Để tạo ra đƣợc sản phẩm cần làm những công việc gì?”
Xây dựng bộ ba câu hỏi định hướng.
Bộ ba câu hỏi định hướng giúp học sinh kết nối những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau. Các câu hỏi này tạo điều kiện để định hướng các vấn đề học tập của học sinh thông qua các câu hỏi kích thích tư duy, sáng tạo. Bộ ba câu hỏi định hướng bao gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung.
- Câu hỏi khái quát.
Là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, kích thích sự khám phá của học sinh.
Giới thiệu được khái quát, đầy đủ những ý tưởng xuyên suốt nội dụng của dự án.
17
Thường là những câu hỏi kiến thức môn học đó hoặc kiến thức liên môn.
Ví dụ dự án “Trở thành nhà kinh doanh”, câu hỏi khái quát: “Với độ tuổi này, các em có thể kinh doanh hay không?”
- Câu hỏi bài học.
Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao hướng học sinh vào chủ đề của bài học.
Không có câu trả lời đúng nhất, đƣợc thiết kế để tạo ra hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo.
Ví dụ dự án “Trở thành nhà kinh doanh”, câu hỏi bài học: “Làm thế nào để trở thành những nhà kinh doanh?”
- Câu hỏi nội dung.
Là những câu hỏi cụ thể, yêu cầu học sinh về các kiến thức kĩ năng.
Khác với câu hỏi bài học thì câu hỏi nội dung, các câu trả lời đúng đƣợc xác định rõ ràng, trực tiếp hỗ trợ các kiến thức của bài học một cách cụ thể.
Câu hỏi nội dung là những câu hỏi hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi nội dung và câu hỏi bài học.
Ví dụ dự án “Trở thành nhà kinh doanh”, câu hỏi nội dung:
Thế nào là kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ?
Làm thế nào để có đƣợc một kế hoạch kinh doanh?
Chúng ta sẽ thực hiện mô hình kinh doanh ở đâu?
Mặt hàng kinh doanh là gì?
Chi phí dự kiến cho việc kinh doanh là bao nhiêu?
18
Thiết kế dự án.
Sau khi đã có mục tiêu và bộ ba câu hỏi định hướng thì chúng ta cần tiến hành thiết kế dự án. Khi thiết kế dự án thì cần đạt đƣợc những nội dung cơ bản sau đây:
- Xác định những công việc cần làm của dự án.
- Địa điểm và điều kiện thực hiện dự án.
- Thời điểm thực hiện dự án, giới hạn thực hiện.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng cá nhân - Kinh phí thực hiện dự án.
- Phương pháp thực hiện dự án.
- Kết quả dự kiến đạt đƣợc.
Tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh.
Trong bước này giáo viên cần hỗ trợ cho học sinh những tài liệu sau: Nội dung bài học, nguồn tài liệu tham khảo, sổ theo dõi đánh giá thành viên…
Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án.
Đối với giáo viên, cần chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết nhƣ phòng thí nghiệm, máy chiếu,…
Đối với học sinh cần chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ cho dự án, kinh phí…
2.3.3.3 Thực hiện dự án.
Ở bước này, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004) xác định những nhiệm vụ cần thực hiện:
- Học sinh quyết định phương án hợp lý.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm.
Theo người nghiên cứu, ở bước thực hiện dự án GV và học sinh cần thực hiện:
Đối với GV: Bước này GV sẽ tiến hành theo dõi, giám sát, đánh giá học sinh thực hiện giai đoạn cuối của dự án và chuẩn bị cơ sở vật chất tạo mọi điều kiện cho học sinh hoàn thành tốt dự án.
19
Đối với học sinh: Ở bước này, học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ mình đã được phân công. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ, hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng làm việc để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Đối với nhóm trưởng cần theo dõi, đốc thúc tiến trình làm việc của các thành viên trong nhóm đồng thời thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên.
2.3.3.4 Giới thiệu sản phẩm.
Theo Trịnh Văn Biều (2011), kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, thu hoạch, báo cáo…) Kết quả của dự án có thể trình bày giữa các nhóm, có thể giới thiệu ngoài trường hoặc ngoài xã hội.
Theo người nghiên cứu, đây là bước mà học sinh giới thiệu kết quả mà mình đạt đƣợc đem ra giới thiệu và công bố. Mục đích của dự án đạt đƣợc ở đây.
Như đã nói ở phần trước sản phẩm có thể là một bài thuyết trình, bài tiểu luận, các mô hình dân dụng, những sản phẩm vật chất… Học sinh giới thiệu và bảo vệ dự án của mình.
Đối với GV: ở bước này GV cần:
- Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
- Tổ chức cho các nhóm trao đổi ý kiến.
- Đặt những câu hỏi liên quan đến dự án.
- Góp ý.
2.3.3.5 Đánh giá dự án.
Theo Trịnh Văn Biều (2011), GV và học sinh đánh giá quá trình thực hiện dự án và kết quả dựa trên những sản phẩm thu đƣợc, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của học sinh. Người nghiên cứu đồng ý với ý kiến này của tác giả.
Bước đánh giá dự án chính là bước đánh giá xem dự án đạt được tới đâu, có đạt đƣợc nhiệm vụ học tập hay không, trong quá trình tiến hành làm dự án học sinh gặp phải những khó khăn gì và đã đạt đƣợc những gì.
20
Công việc đánh giá không chỉ thực hiện bởi GV mà còn đƣợc học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV: tự đánh giá, đánh giá giữa các nhóm.
Từ việc đánh giá học sinh tự rút ra bài học, kình nghiệm thực tiễn cho bản thân. Bên cạnh đó, học sinh tự nhận ra năng lực của bản thân để phấn đấu nhiều hơn trong học tập.
Nhƣ vậy công việc cụ thể của GV và học sinh trong DHDA đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
STT Bước Công việc thực hiện
Giáo viên Học sinh
1 Bước 1: Lựa chọn chủ đề
- Đề xuất ý tưởng chung - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Thống nhất lựa chọn chủ đề của dự án.
Bước 2: Thành lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Xây dựng mục tiêu bài học.
- Xây dựng bộ ba câu hỏi định hướng.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá dự án.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho học sinh.
- Xét duyệt dự án của học sinh.
- Xác định công việc.
- Xác định điều kiện thực hiện.
- Xác định kinh phí.
- Phân công nhiệm vụ.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Theo dõi, giám sát, giúp đỡ học sinh.
- Tham gia hoạt động để tạo ra sản phẩm.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo.
- Đặt những câu hỏi liên
- Báo cáo sản phẩm
21
quan đến chủ đề.
Bước 5: Đánh giá sản phẩm
- Đánh giá học sinh dựa vào những tiêu chí đã xây dựng.
- Hướng dẫn học sinh rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo.
- Đánh giá sản phẩm của nhóm khác dựa trên các tiêu chí mà giáo viên cung cấp.
Bảng 2.1: Các bước tiến hành dạy học theo phương pháp DHDA.