Vai trò của giáo viên và học sinh trong DHDA

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề học tập môn Công nghệ lớp 10 theo phương pháp Dạy học dự án (Trang 32 - 38)

2.3 Cơ sở lý luận của phương pháp DHDA

2.3.5 Vai trò của giáo viên và học sinh trong DHDA

2.3.5.1 Vai trò của giáo viên trong DHDA.

Theo PGS.TS Đỗ Hương Trà (2007), học sinh có thể tìm kiếm thông tin trên trang web, tuy nhiên sẽ không hiểu thấu đáo và nắm đƣợc kiến thức nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. GV có vai trò hướng dẫn cộng đồng người học, tạo điều kiện thuận lợi, kích thích hứng thú của học sinh làm cho học sinh thấu hiểu tiến trình dạy học.

Nhƣ vậy, giáo viên trong DHDA có vai trò nhƣ sau:

- Khác với dạy học truyền thống, giáo viên trong DHDA đóng vai trò là người hướng dẫn chứ không phải là “người cầm tay chỉ việc” cho học sinh.

- Hình thành ý tưởng liên quan đến nội dung bài học.

- Giám sát, theo dõi tiến trình công việc của học sinh.

- Đánh giá kết quả của học sinh.

Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho học sinh trên con đường thực hiện dự án.

2.3.5.2 Vai trò của học sinh đối với DHDA

Theo Nguyễn Đức Trí (2011), trong DHDA, học sinh phải lập kế hoạch, phải tự chỉ đạo, điều hành, tự tổ chức, quản lý và thực hiện, đƣa ra kết quả có thể thực hiện đƣợc. (Trích Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp)

23

HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập đƣợc, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.

Tóm lại, học sinh không còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mà học tự mình để chiếm lĩnh tri thức, học sinh trở thành trung tâm của hoạt động dạy học.

2.3.6 Ƣu, nhƣợc điểm của DHDA.

Không có phương pháp nào là hoàn hảo, cũng như các phương pháp dạy học khác, phương pháp DHDA có những ưu, nhược điểm sau đây:

2.3.6.1 Ƣu điểm.

Theo Trịnh Văn Biều (2011), DHDA có những ƣu điểm sau đây:

- DHDA làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn.

Trong DHDA, nội dung học tập đƣợc tích hợp với các vấn đề đời sống thực từ đó kích thích hứng thú của người học.

DHDA gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập ngoài thế giới thật.

- DHDA góp phần đổi mới PPDH và thay đổi phương thức đào tạo.

Trong DHDA, người học trở thành người giải quyết vấn đề chứ không phải người nghe thụ động.

DHDA tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nó giúp người học với cùng một nội dung nhưng có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

DHDA yêu cầu học sinh tƣ duy, sáng tạo để thực hiện dự án, kích thích động cơ, hứng thú học tập.

- DHDA tạo môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển.

24

Học sinh nào cũng đƣợc hoạt động vì nhiệm vụ học tập đƣợc phân công đến tất cả mọi người.

Học sinh đƣợc rèn khả năng tƣ duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp vấn đề khó khăn, phức tạp.

- DHDA phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.

- DHDA giúp người học phát triển khả năng giao tiếp.

2.3.6.2 Nhƣợc điểm.

Theo Trịnh Văn Biều (2011), DHDA có những nhƣợc điểm sau đây:

- DHDA không phù hợp với những kiến thức trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.

- Một dự án đòi hỏi mất nhiều thời gian thực hiện. Vì vậy, DHDA không thể thay thế cho phương pháp thuyết trình vè luyện tập mà chỉ là hình thức dạy học bổ sung.

- Một dự án cần lên kế hoạch và chuẩn bị một cách chu đáo mới thu hút đƣợc người học.

- Một dự án đòi hỏi điều kiện vật chất và tài chính phù hợp.

Do đó, khi quyết định áp dụng phương pháp DHDA giáo viên cần cân nhắc và đưa ra phương án phù hợp để mang lại tiết học hiệu quả.

2.3.7 Những lưu ý khi sử dụng phương pháp DHDA.

- Cần chuẩn bị kiến thức cơ bản ban đầu cho học sinh.

Sự thiếu hiểu biết hay nhầm lẫn về những khái niệm cơ bản có thể cản trở việc hiểu hay hiệu quả khai thác thông tin tiếp nhận từ dự án.

- Không để nội dung của dự án lái nội dung bài học mà phải ngƣợc lại.

- Không đƣợc cả tin ở DHDA:

DHDA không hữu hiệu trong việc dạy học sinh viết, tính toán và giải mã.

25

DHDA hầu hết thực hiện việc áp dụng kiến thức sẵn có hơn là kiến thức mới.

- Không đƣợc phó thác tất cả mọi việc cho công nghệ.

Các công cụ kĩ thuật hỗ trơ cho DHDA chứ không phải đó là tiêu điểm của bài học.

2.3.8 Đặc điểm học sinh THPT.

Theo Đỗ Văn Thông, giai đoạn THPT (từ 15 – 18 tuổi) đƣợc gọi là đầu thanh niên ( Trích Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm, NXB đại học sƣ phạm TP.HCM), giai đoạn này các em bắt đầu tập làm người lớn. Các em có xu hướng vươn lên làm người lớn và luôn cố gắng để mọi người công nhận mình là người lớn.

Thái độ học tập của các em có những chuyển biến rõ rệt, các em bắt đầu có tính tự lập hơn, các em có thể tự mình chuẩn bị các hoạt động học tập cho bản thân như chuẩn bị bài báo cáo trước lớp, tìm kiếm tài liệu, tham gia các hoạt động nhóm trong học tập, tự thiết kế những hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động hướng nghiệp.

Ở thời điểm này, các em đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật về sự phát triển tâm lý nhƣ: tƣ duy trừu tƣợng phát triển và tính chủ định trong quá trình nhận thức.

Cùng với cảm giác mình trở thành người lớn, các em có nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Ý thức về tính người lớn của bản thân phát triển mạnh mẽ, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ mình đang hừng hực trong các em. Các em có xu hướng muốn chiếm lĩnh và trở thành vai trò chủ đạo trong hoạt động học tập và hướng nghiệp so với tất cả hoạt động khác của lứa tuổi.

Những đặc điểm này rất thích hợp để áp dụng phương pháp DHDA một cách có hiệu quả.

26

2.3.9 Giới thiệu môn Công Nghệ 10.

Chương trình Công Nghệ 10 có 70 tiết trong đó có 45 tiết lý thuyết và 19 tiết thực hành, 6 tiết ôn tập và kiểm tra. Trong từng nội dung cụ thể của mỗi bài đều có những câu hỏi gợi mở giúp học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu bài cũng nhƣ nắm đƣợc trọng tâm bài học (Nguyễn Văn Khôi, 2006).

2.3.9.1 Mục tiêu của môn Công Nghệ 10.

Sau khi học xong môn Công nghệ 10 học sinh cần đạt đƣợc:

 Mục tiêu kiến thức:

Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp và tạo lập doanh nghiệp trên cơ sở kiến thức nền của Công nghệ bậc THCS.

 Mục tiêu kĩ năng:

Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào trong thực tế đời sống.

 Mục tiêu thái độ:

Hình thành cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên Nông nghiệp và tài nguyên môi trường.

Xây dựng thái độ lao động và ý thức lao động tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội.

2.3.9.2 Chương trình khung môn Công Nghệ 10.

Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương.

Chương 2: Chăn nuôi, Thuỷ sản đại cương.

Chương 3: Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thuỷ sản.

27

Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp gồm 2 chương:

Chương 4: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

Chương 5: Tổ chức và quản lý doanh nghiệp.

2.3.9.3 Đặc điểm kiến thức của môn Công Nghệ 10 phù hợp với DHDA.

Công Nghệ 10 bao gồm các kiến thức về Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp, các kiến thức về chế biến món ăn, chăn nuôi, kinh doanh. Nội dung chương trình bao gồm lý thuyết và thực hành gắn với thực tiễn, phù hợp với việc vận dụng DHDA.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề học tập môn Công nghệ lớp 10 theo phương pháp Dạy học dự án (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)