Kết quả khảo sát chuyên gia

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề học tập môn Công nghệ lớp 10 theo phương pháp Dạy học dự án (Trang 91 - 97)

4.2.1 Đối với mục tiêu bài học.

Đối với 6 chủ đề nghiên cứu, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Nhận định

Không đồng

ý Phân vân Đồng ý Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng

1. Mục tiêu rõ ràng 5

2. Phản ánh đúng các mức độ năng

lực của học sinh. 5

3. Phù hợp với trình độ học sinh. 2 3

4. Có thể lƣợng hoá đƣợc 1 4

Với kết quả trên cho thấy, mục tiêu người nghiên cứu xây dựng cho các chủ đề đƣợc đánh giá là rõ ràng và phản ánh đúng mức độ năng lực học sinh. Tuy nhiên, có 2 chuyên gia phân vân với mục tiêu mà người nghiên cứu đặt ra phù hợp với học sinh và 1 chuyên gia phân vân đối với ý kiến mục tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc. Nhƣ vậy, có thể nói, tuỳ vào đối tượng học sinh mà người nghiên cứu đặt ra mục tiêu cho bài học như thế nào cho hợp lý; ví dụ đối với học sinh lớp khá giỏi sẽ có mục tiêu khác, ở mức độ yêu cầu cao hơn so với mục tiêu đặt ra cho những lớp trung bình, yếu.

4.2.2 Đối với nội dung các dự án.

Đối với 6 chủ đề nghiên cứu, người nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Nhận định

Không

đồng ý Phân vân Đồng ý Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng

1. Phù hợp với trình độ học sinh. 1 4

2. Gắn liền với thực tế cuộc sống. 5

3. Kiến thức trong bài phù hợp với giới

hạn thời gian. 1 1 3

82

Hầu hết các chuyên gia đồng ý với ý kiến cho rằng nội dung các dự án phù hợp với trình độ học sinh và gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhƣ vậy, nội dung các dự án mà người nghiên cứu thiết kế đã phù hợp với trình độ học sinh và phù hợp với thực tế cuộc sống vì các dự án đều rất gần gũi với đời sống của mọi gia đình. Hầu hết các dự án đều gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người chỉ có dự án “Trồng rau thuỷ canh” là chưa phổ biến đối với nước ta vì hầu hết các gia đình trồng rau tại nhà đều sử dụng đất để trồng rau chứ chưa sử dụng phương pháp thuỷ canh.

Có 1 chuyên gia không đồng ý với thời gian mà người nghiên cứu thiết kế cho các dự án, 1 chuyên gia phân vân và 3 chuyên gia đồng ý.

4.2.3 Đối với hoạt động dạy học.

Nhận định

Không đồng

ý Phân vân Đồng ý

Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng 1. Hoạt động dạy học tập trung vào

học sinh. 5

2. Tiến trình dạy học rõ ràng, phù hợp với nội dung và mục tiêu dự án.

5

3. Phát huy tính tích cực, tự lực của

học sinh. 5

4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

thực hiện hợp lý. 5

Tất cả các chuyên gia đồng ý với các nhận định mà người nghiên cứu đưa ra.

Như vậy có thể thấy, hoạt động dạy học mà người nghiên cứu thiết kế cho các dự án là hoàn toàn phù hợp. Làm nổi bật lên đặc điểm của DHDA đó là hoạt động học tập tập trung vào người học và phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Học sinh làm việc trên tinh thần tự lực dưới sự hướng dẫn của GV để từ đó tự mình thu nhận những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

83

Tiến trình dạy học mà người nghiên cứu thiết kế hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và nội dung mà người nghiên cứu đặt ra cho mỗi chủ đề. Với một tiến trình dạy học cụ thể, rõ ràng góp phần giúp cho giáo viên hoàn thành đƣợc mục tiêu mà mình đề ra cho mỗi dự án.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá mà người nghiên cứu thiết kế để đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án và đánh giá sản phẩm đƣợc chuyên gia đánh giá là hợp lý. Như vậy, có thể nói với những dự án mà người nghiên cứu thiết kế có thể dùng các chỉ tiêu đánh giá này để đánh giá học sinh. Trong DHDA, giáo viên không cần bài kiểm tra giấy để đánh giá học sinh mà đánh giá đƣợc thực hiện bởi những công cụ đánh giá, kể cả quan sát (quan sát quá trình thực hiện kết hợp sổ theo dõi dự án).

4.2.4 Những đóng góp của chuyên gia.

 Đối với các dự án.

Để các dự án mà người nghiên cứu thiết kế được thành công, hầu hết các chuyên gia có ý kiến đóng góp rằng giáo viên nên thường xuyên theo dõi hoạt động của học sinh trong quá trình thực hiện dự án. Cô giáo Phan Thị Kim Tuyền có ý kiến rằng “Cần phân bố thời gian hợp lý hơn cho các chủ đề, 3 tiết cho một chủ đề (1 tiết hướng dẫn và 2 tiết báo cáo kết quả)” vì trong quá trình báo cáo kết quả, học sinh sẽ phản biện rất nhiều cho nên 1 tiết sẽ không đủ để học sinh báo cáo hêt kết quả của các nhóm.

Đối với chủ đề “Chế biến nước hoa quả”, thầy Trịnh Lê Minh Vy có ý kiến đóng góp rằng nên cho học sinh thực hiện dự án ngắn, sản phẩm có thể dùng ngay, không để lâu vì hầu hết các trường phổ thông không có thiết bị kiểm tra độ an toàn của thực phẩm.

Đối với chủ đề “Trồng rau thuỷ canh” và chủ đề “Trồng rau sạch tại nhà”, cô Phan Thị Kim Tuyền và thầy Nguyễn Vương Danh có ý kiến đóng góp nên chia nhỏ nhóm học sinh (khoảng 6 – 7 người/1 nhóm) để dự án có thể thành công hơn vì đây là những chủ đề dễ thực hiện nên cần chia nhóm nhỏ để học sinh ai cũng có cơ hội đƣợc làm việc nhiều hơn.

84

Đối với chủ đề “Thiết kế và xây dựng chuồng nuôi thỏ”, cô Phan Thị Kim Tuyền và thầy Trịnh Lê Minh Vy cho rằng giáo viên cần dạy cho học sinh những đặc điểm sinh lý của thỏ và phương pháp nuôi thỏ trước để học sinh thiết kế chuồng trại trên cơ sở đặc điểm của vật nuôi.

 Đối với vận dụng DHDA vào môn Công nghệ lớp 10.

100% các chuyên gia cho rằng DHDA thích hợp với môn Công nghệ lớp 10 vì kiến thức Công nghệ lớp 10 rất gần gũi với thực tế nên học sinh rất dễ tìm kiếm thông tin và thực hiện dự án đồng thời vì là kiến thức thực tế và có tính hướng nghiệp nên để cho học sinh có cơ hội để kết hợp lý thuyết và thực hành; học sinh tự mình thực hiện dự án cho nên gây đƣợc sự hứng thú cho học sinh. Cô Phan Thị Kim Tuyền có ý kiến cho rằng việc vận dụng DHDA vào môn Công nghệ lớp 10 là rất thích hợp tuy nhiên sẽ gặp khó khăn nhƣ:

- Tham gia DHDA, học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian thực hiện dự án trong khi học sinh phải học rất nhiều môn cho nên có thể không có thời gian để học các môn khác nếu nhƣ học sinh không biết cách phân bố thời gian làm việc hợp lý.

- Làm việc nhóm các em sẽ rất khó để thống nhất quan điểm của mọi người và thường xảy ra việc xin tách nhóm cho nên khi giáo viên cho học sinh thực hiện việc chia nhóm nên để học sinh tự chọn bạn để lập nhóm.

Hơn nữa, khi kết thúc dự án sẽ có sản phẩm để giới thiệu nên sẽ kích thích học sinh trong quá trình thực hiện.

Với câu hỏi “Vận dụng phương pháp DHDA vào môn Công nghệ lớp 10 có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống”, người nghiên cứu thu được kết quả được trình bày trong hình 4.7:

85

Hình 4.7: Biểu đồ kết quả chuyên gia về việc vận dụng phương pháp DHDA vào môn Công nghệ lớp 10 so với dạy học truyền thống.

Nhƣ vậy, nhìn vào biểu đồ cho thấy 100% chuyên gia cho rằng vận dụng DHDA vào trong môn Công nghệ lớp 10 có hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Khi vận dụng DHDA, học sinh sẽ phát triển đƣợc khả năng tƣ duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá); so với dạy học truyền thống thì DHDA chú trọng đến phát triển năng lực của học sinh đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền giáo dục hiện nay, học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức. Không những thế, khi thực hiện báo cáo kết quả, học sinh sẽ có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình phản biện. Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn phương pháp khác vì khi tham gia vào DHDA, học sinh có tinh thần trách nhiệm trong học tập hơn so với các hoạt động truyền thống khác.

Với câu hỏi “Theo thầy (cô), hiệu quả mà DHDA mang lại cho học sinh khi áp dụng vào môn Công nghệ 10 là gì?” thì người nghiên cứu thu được kết quả được trình bày ở hình 4.8:

100%

0%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Có Không

86

Hình 4.8: Biểu đồ hiệu quả DHDA mang lại cho học sinh.

Dựa vào kết quả hình 4.8, nhƣ vậy có thể nói khi vận dụng DHDA vào môn Công Nghệ lớp 10 thì sẽ phát triển cho học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Đồng thời, bằng hình thức làm việc nhóm, DHDA còn phát huy cho học sinh năng lực cộng tác. Bên cạnh đó, DHDA rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống khi học sinh thực hiện dự án.

Để DHDA áp dụng vào môn Công nghệ lớp 10 đƣợc thành công, hầu hết các chuyên gia đều có ý kiến cho rằng nên áp dụng đối với nội dung thích hợp vì DHDA không phù hợp với những nội dung kiến thức mang tính trừu tƣợng, hệ thống. Đặc biệt, DHDA đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất phù hợp cho nên cần áp dụng phương pháp DHDA ở những trường được trang bị đầy đủ cơ sơ vật chất, giáo viên cần theo sát tiến trình thực hiện của học sinh để kịp thời giải đáp những thắc mắc hay những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện dự án. Cô Phan Thị Kim Tuyền có ý kiến đóng góp rằng cần chọn nội dung chủ đề thích hợp cho từng vùng (nông thôn và đô thị).

100% 100% 100%

0%

100%

0%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Phát huy tính tích cực, sáng

tạo.

Phát huy tính chủ

động.

Phát huy năng lực cộng tác

Học sinh

thụ động Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Ý kiến khác

87

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề học tập môn Công nghệ lớp 10 theo phương pháp Dạy học dự án (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)