PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 43 - 48)

- Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

- Các kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

- Giải pháp nào được đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các số liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính từ các năm 2015 -2017, báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm, các báo cáo phân loại nợ từ năm 2015 – 2017, một số báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, cơ cấu tổ chức nhân sự, các chính sách, quy định, quy trình đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai?

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Mục tiêu điều tra: Tiến hành điều tra thu thập thông tin đánh giá về nội dung quản lý RRTD của NHNN và Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai nhằm hiểu rõ hơn thực trạng, tạo luận cứ vũng chắc để đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tăng cường công tác quản lý RRTD tại các chi nhánh.

- Thời gian điều tra: Được thu thập từ điều tra thực tế tại NHNN và Ngân hàng Saigonbank, SHB- chi nhánh Lào Cai vào tháng 6/2018.

- Địa điểm điều tra: tại NHNN và tại Saigonbank Lào Cai, SHB Lào Cai - Đối tượng điều tra: Cán bộ NHNN và cán bộ tại Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai.

- Cỡ mẫu điều tra:

+ Cán bộ NHNN: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với mẫu là 20 cán bộ NHNN trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

+ Cán bộ tại Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu tổng thể, do số lượng cán bộ làm việc tại Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai không nhiều. Saigonbank Lào Cai: có 7 cán bộ, SHB Lào Cai: 72 cán bộ. Tổng mẫu điều tra là 79 mẫu.

- Nội dung điều tra: về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra cán bộ tín dụng về các nội dung quản lý RRTD và đưa ra quan điểm cá nhân, đưa ra những nguyện vọng, đánh giá về công tác QLRRTD tạo cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Cách thức điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưa theo những nội dung trên và phát phiếu điều tra cho 79 cán bộ ngân hàng, sau đó tổng hợp các ý kiến trả lời và theo mức được xây dựng trong bảng hỏi.

Các biến số được ghi điểm theo 5 mức như sau

Bảng 2. 1. Bảng ý nghĩa của điểm số các biến

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

(Nguồn: phiếu điều tra của tác giả) Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Bảng 2. 2. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Khoảng Ý nghĩa

4.20 - 5.00 Rất tốt

3.40 - 4.19 Tốt

2.60 - 3.39 Khá

1.80 - 2.59 Trung bình

1.00 - 1.79 Kém

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với

phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai, tình hình sử dụng vốn, nợ xấu, quản lý RRTD đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp so sánh là một trong các phương pháp rất quan trọng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích tài chính tín dụng nào của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích thông tin tài chính tín dụng của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (1).Chỉ tiêu dư nợ / tổng nguồn vốn

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.

Công thức tính:

Dư nợ trên tổng

nguồn vốn (%) = Dư nợ

x 100 Tổng nguồn vốn

(2).Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.

Dư nợ trên vốn

huy động (%) = Dư nợ

x 100 Tổng vốn huy động

(3).Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng.

Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ

x 100 Doanh số cho vay

(4).Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

(5).Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng nợ, khả năng đối mặt với rủi ro mất vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, chỉ tiêu này phản ánh thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém, và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ

(6).Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Dựa trên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay để lượng hóa được một đồng vốn cho vay thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng cao.

Tỷ lệ trích lập dự

phòng RRTD (%) = Số tiền trích lập dự phòng RRTD

x 100 Tổng dư nợ

(7).Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro

Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro cho biết các khoản nợ mà khả năng thu hồi gần như không có, cần phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã trích chiếm bao nhiêu % tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, ngân hàng có thể giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách: hạn chế các khoản nợ buộc phải xử lý rủi ro hoặc tăng quy mô dư nợ. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách tăng dư nợ mà không đi kèm quản trị rủi ro hiệu quả thì trong tương lai ngân hàng sẽ phải gánh chịu lấy rủi ro từ chính phương án này.

Tỷ lệ nợ XLRR (%) = Nợ XLRR

x 100 Tổng dư nợ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)