CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 38 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Giới thiệu về các ngân hàng thương mại tỉnh Lào Cai
Trên địa bàn tỉnh hiện có 89 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, 94 máy ATM và trên 500 thiết bị chấp nhận thẻ. Các NHTM đã luôn bám sát chủ trương, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là 4 chương trình, 19 đề án trọng tâm. Các ngân hàng chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các dự án và cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng. Hoạt động của hệ thống ATM được thông suốt, thanh toán không dùng tiền mặt được thúc đẩy. Đến hết tháng 7/2018, tổng dư nợ của các ngân hàng trong tỉnh đạt trên 43,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng nguồn vốn của các ngân hàng là 45,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó vốn huy động tại địa bàn đạt 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nợ xấu ở mức 1,63%. Từ đầu năm đến nay, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tuy tăng trưởng chậm nhưng vẫn ổn định, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế.
Nguồn vốn huy động tại chỗ của các ngân hàng còn hạn chế, chỉ đáp ứng được 51,5% dư nợ cho vay, bởi lẽ tỉnh Lào Cai đang trong giai đoạn phát triển, tiền nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, trong khi nhu cầu về vốn trung, dài hạn khá cao, tạo sức ép về nguồn vốn. Vì thế, hầu hết các ngân hàng phải sử dụng vốn do hội sở điều
tiết. Không thể phủ nhận việc phát triển dịch vụ đang đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh không ngừng triển khai dịch vụ, tiện ích mới nhằm thu hút nhiều khách hàng. Agribank, BIDV, SHB, Liên Việt Post Bank cũng đang có nhiều bước tiến về mạng lưới phòng giao dịch tại các huyện trên địa bàn tỉnh, đồng thời phát triển dịch vụ tiện ích đối với khách hàng.
Ngân hàng đang có những dịch vụ thế mạnh như thu tiền điện, tiền bảo hiểm, Internet banking và nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Đây là một trong những ngân hàng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Nợ xấu là phần rủi ro mà tổ chức tín dụng thường gặp trong quá trình cho vay, đây là vấn đề luôn tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này không hoàn toàn do ngân hàng hoạt động yếu kém mà còn xuất phát từ khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Hết tháng 7/2018, nợ xấu tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã bớt “nóng” khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,27% (tính đến hết quý I/2018) xuống còn 1,63%. Kết quả này là do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết dứt điểm nợ xấu. Trước sự chỉ đạo quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã từng bước thực hiện hiệu quả các giải pháp giải quyết nợ xấu, do đó, hết quý II/2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể. Các ngân hàng hoạt động ổn định, tín dụng tiếp tục tăng trưởng, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu về vốn, đóng góp vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội Lào Cai phát triển.
3.1.2.1. Giới thiệu về Saigonbank Lào Cai
* Quá trình hình thành và phát triển của Saigonbank Lào Cai
Một trong những định hướng và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương Việt Nam là mở rộng mạng lưới hoạt động tại một số tỉnh nhằm đón đầu sự phát triển của vành đai kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Lạng Sơn – Móng Cái. Trên cơ sở định hướng đó, Chi nhánh Saigonbank Lào Cai chính thức khai trương hoạt động từ ngày 21/12/2007.
Là Ngân hàng thương mại cổ phần thứ 2 có mặt tại một tỉnh miền núi biên giới mới được công nhận thành phố chưa được bao lâu. Chi nhánh Lào Cai có nhiều thuận lợi song gặp không ít khó khăn.
Với bề dày uy tín và kinh nghiệm của Ngân hàng cổ phần thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Được thành lập theo nghị quyết Đại hội Đảng lần VI – tháng 12/1986). Cổ đông lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại là: Ban tài chính thành ủy Tp.HCM (với số vốn hiện tại nắm > 18% tỷ lệ sở hữu) – là đơn vị kết nghĩa với Tỉnh ủy – tỉnh Lào Cai. Saigonbank thuận lợi khi tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Lào Cai.
Hoạt động ban đầu của Ngân hàng chủ yếu chú trọng vào công tác tiền gửi, tín dụng và hoạt động dịch vụ. Nhằm đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường tiền tệ tại địa phương hoạt động. Ngân hàng TMCP Sài gòn công thương – chi nhánh Lào Cai hiện nay đã và đang thực hiện một số các dịch vụ cơ bản như sau:
Huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và ngoài địa bàn; Công tác tín dụng Doanh nghiệp (Cho vay, phát hành thư bảo lãnh, ký quỹ bảo lãnh, cho vay tài chính…), tín dụng cá nhân (Cho vay phát triển hộ kinh doanh gia đình, gia đình mô hình kinh doanh trang trại, vay tiêu dùng, vay thấu chi qua thẻ thanh toán….);
Công tác thanh toán biên mậu, thanh toán quốc tế; Các dịch vụ khác (Dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển tiền, thanh toán MoneyGram…)…
Hiện tại Saigonbank Lào Cai có 4 điểm giao dịch (1 trụ sở chi nhánh chính làm việc tại Thành Phố Lào Cai, 1 Phòng Giao dịch Kim Tân, Phòng Giao dịch Cam Đường; Phòng Giao dịch Sa Pa (đặt tại trung tâm thị trấn Sa Pa – huyện Sa Pa)
* Cơ cấu tổ chức của Saigonbank Lào Cai
Khởi đầu thành lập với 16 thành viên và 1 trụ sở chính làm việc, sau 9 năm hoạt động tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới 48 người và 04 trụ sở làm việc. Với đầy đủ các bộ phận. Để thấy rõ tình hình biến động về nguồn nhân lực của Công ty qua các năm ta có bảng số liệu 3.1.
Qua bảng 3.1 ta thấy, nguồn lao động của chi nhánh qua các năm biến đổi không nhiều, mỗi năm chỉ tăng vài lao động và chủ yếu là tăng lực lượng lao động
sản xuất.Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn cao, với đội ngũ lao động năng động, sáng tạo trong công việc.
+ 07 người có trình độ trung cấp, sơ cấp, chứng chỉ nghề.
Độ tuổi lao động tại Saigonbank tương đối trẻ.
Lứa tuổi >40: Chiếm 18%
Lứa tuổi 30-40: Chiếm 25%
Lứa tuổi <30: Chiếm 57%
Bảng 3. 1. Nguồn nhân lực của Saigonbank Lào Cai
ĐVT: Người Bộ phận Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giám đốc 1 1 1
Phó Giám đốc 1 1 1
Trưởng phòng bộ phận 3 3 2
Trưởng phòng Giao dịch 2 2 3
Phó trưởng phòng 1 1 4
Kiểm soát viên 2 3 2
Nhân viên giao dịch 6 7 9
Nhân viên kinh doanh 8 8 13
Nhân viên ngân quỹ 6 6 7
Nhân viên hành chính 6 6 6
Tổng số 37 39 48
(Nguồn: Saigonbank chi nhánh Lào Cai) Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, trình độ cao, năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ngân hàng.
Ngoài ra, hàng năm cán bộ công nhân viên đều được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ có liên quan, các lớp tập huấn về nghiệp vụ giao tiếp, các kỳ tập huấn cập nhật các văn bản, nghiệp vụ mới nhất do Ngân hàng nhà nước hoặc do Saigonbank tổ chức.
Nhân sự bộ phận của Saigonbank chi nhánh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3. 2. Nhân sự của Saigonbank Lào Cai năm 2017
Chức năng nhiệm vụ Số lượng Ngành đào tạo Trình độ chuyên môn
Giám đốc chi nhánh 01 Kinh tế Trên đại học
Phó Giám đốc chi nhánh 01 Ngân hàng Đại học
Trưởng Phòng nghiệp vụ
Trưởng các Phòng Giao dịch 05 Kinh tế Đại học
(Nguồn: Saigonbank chi nhánh Lào Cai) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng tại Saigonbank chi nhánh Lào Cai như sau:
- Giám đốc Chi nhánh:
+ Chức năng: Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của Chi nhánh, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên của công ty. Lãnh đạo chi nhánh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được Hội đồng quản trị thông qua.
Chỉ đạo cung cấp nguồn lực thực hiện các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Ban hành quy chế quản lý nội bộ cho chi nhánh và tham mưu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của chi nhánh cho Ban Tổng Giám đốc.
+ Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống văn hoá toàn chi nhánh. Các lĩnh vực lãnh đạo: Công tác tổ chức cán bộ; công tác kinh tế tài chính; Công tác đầu tư, định hướng chiến lược của chi nhánh; tổ chức thi đua khen thưởng.
- Phó Giám đốc:
+ Chức năng: Trực tiếp phụ trách phòng Kinh doanh tại Chi nhánh.
+ Nhiệm vụ chính: Điều hành các hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh và của Phòng Kinh doanh tại chi nhánh. Tổng hợp, phê duyệt các kết quả thẩm định sơ bộ từ các Phòng giao dịch gửi lên. Lập kế hoạch kinh doanh cho từng kỳ trình Giám đốc phê duyệt và triển khai xuống các bộ phận chức năng. Tổng hợp và phê duyệt hồ sơ về khối lượng các công việc đã hoàn thành theo từng chu kỳ kinh doanh. Đôn đốc các phòng ban, chịu trách nhiệm về tiến độ triển khai kế hoạch kinh
doanh tại chi nhánh. Lập báo cáo về tình hình và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng chu kỳ kinh doanh, thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh. Phó Giám đốc báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho Giám đốc chi nhánh và chịu sự giám sát của Giám đốc.
- Các mối quan hệ của Phó Giám đốc:
+ Quan hệ với bên ngoài CEC: Chịu trách nhiệm chính với khách hàng về hoạt động tại Phòng Kinh doanh tại chi nhánh; Là đầu mối Quan hệ với các phòng ban, chi nhánh khác trong toàn hệ thống về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Cập nhật và thu nhận các thông tin về khoa học công nghệ, tuyển dụng, đào tạo cán bộ theo từng giai đoạn. Tham mưu với Giám đốc chi nhánh về cán bộ tại từng bộ phận.
+ Quan hệ với các phòng Giao dịch, các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh: Giữ vai trò là đầu mối quan hệ về nghiệp vụ đối với các phòng Giao dịch tại chi nhánh.
Cung cấp thông tin về nguồn vốn, điều phối hạn mức giải ngân để kết hợp với các phòng giao dịch thực hiện công việc triển khai kế hoạch kinh doanh. Phối hợp với các Phòng giao dịch hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch kinh doanh trong kỳ tiếp theo để tham mưu với Giám đốc.
- Trưởng phòng nghiệp vụ - Trưởng các phòng Giao dịch.
+ Nhiệm vụ: Quản lý và chịu trách nhiệm chung đối với hoạt động kinh doanh tại phòng, ban của mình. Ủy quyền, phân công nhiệm vụ đến từng bộ phận tại phòng ban của mình. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc đối với kết quả hoạt động kinh doanh được giao xuống. Đôn đốc các thành viên trong phòng, ban của mình thực hiện tốt các công việc được phân công. Báo cáo kịp thời các sự cố phát sinh, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị. Quản lý nhân sự trong phòng ban của mình.
* Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai
Hoạt động của Saigonbank Lào Cai trong những năm 2015- 2017 diễn ra ổn định, an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ đạo, điều hành của Ban tổng giám đốc và Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn. Chi nhánh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng hoạt động các mặt nghiệp vụ ngày một nâng cao. Giá trị thương hiệu Saigonbank đã được nhận biết
với nhiều tín hiệu tích cực tại địa bàn, đó là uy tín, thân thiện và lành mạnh.
Qua bảng 3.3, ta thấy doanh số cho vay, thu nợ đều tăng qua các năm và dư nợ cũng tăng trưởng khá tốt. Năm 2015, thực hiện chủ trương hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiềm chế lạm phát nên dư nợ cuối năm của Chi nhánh chỉ đạt 332 tỷ đồng. Sang năm 2016, do sự chỉ đạo của NHNN về chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cho vay xuống mức thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra gói kích cầu để kích thích nền kinh tế, theo đó thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp đã làm cho tín dụng Ngân hàng tăng trưởng mạnh. Theo đó, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, cũng như dư nợ của Saigonbank Lào Cai tăng lên một cách đáng kể: Năm 2015, doanh số cho vay đạt 291 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 99 tỷ đồng tương đương với tăng 13%, sang năm 2017 mức doanh số cho vay này tăng 15% tương đương 58 tỷ đồng so với năm 2016. Do các doanh nghiệp đều tăng cường sử dụng vốn vay ngân hàng nhằm tận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau những tác động tiêu cực của khó khăn trong nền kinh tế. Chính vì vậy, dư nợ cuối năm 2015 đạt 332 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng 30% tương đương tăng 102 tỷ đồng, sang năm 2017 chi nhánh đã chú trọng công tác thu nợ, mức thu nợ năm 2017 tăng 20% so với năm 2016, đây là thành tích quan trọng của chi nhánh. Đồng thời, cùng với nhu cầu đầu tư tăng lên, nhu cầu vốn ngắn hạn cũng gia tăng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho dư nợ tại ngày 31/12/2017 là 512 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, do vậy dự nợ năm 2017 tăng so với 2016 là 77 tỷ đồng.
Bảng 3. 3. Hoạt động tín dụng tại Saigonbank Lào Cai
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015
Năm 2016
2016/2015 Năm 2017
2017/2016
+/- % +/- %
Doanh số cho vay 291.223 390.453 99.230 13 449.020 58.567 15 Doanh số thu nợ 108.897 137.205 28.308 25 164.646 27.441 20 Dư nợ 332.271 435.125 102.854 30 512.322 77.197 18 (Nguồn: Saigonbank chi nhánh Lào Cai)
Kết quả hoạt động của Saigonbank Lào Cai được thể hiện ở bảng 3.4. Năm 2015, lợi nhuận của chi nhánh là 113 tỷ đồng. Năm 2016, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm sút nhiều khi lợi nhuận chỉ là 74 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các dự án đang vay vốn tất toán nợ, chi nhánh mất đi một nguồn thu lớn vì các dự án trung dài hạn có lãi suất cho vay tương đối cao. Tuy nhiên, bước sang năm 2017, sau rất nhiều nỗ lực, tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh đã khởi sắc hơn năm 2016 khi lợi nhuận đạt 95 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so với năm 2016.
Bảng 3. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai Chỉ tiêu Năm 2015
(Tỷ đồng)
Năm 2016 (Tỷ đồng)
Năm 2017 (Tỷ đồng)
TĐPTBQ (%)
Tổng thu nhập 945 807 885 96,77
Tổng chi phí 832 733 790 97,94
Lợi nhuận 3,7 6,5 6,0 96,93
(Nguồn: Saigonbank chi nhánh Lào Cai) Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nền kinh tế thời gian qua có nhiều khó khăn mà chi nhánh đã vượt qua khó khăn, càng ngày càng đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi lên là điều đáng trân trọng. Đạt được kết quả khả quan đó là do một mặt, Ban lãnh đạo chi nhánh đã có tầm nhìn chiến lược, chi nhánh đã phát huy được sức mạnh nội lực của toàn thể cán bộ, nhân viên qua việc nâng cao năng lực và vai trò chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý thông qua các giải pháp như phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực sở trường của từng cán bộ, rõ trách nhiệm, duy trì chế độ giao ban định kỳ và đột xuất nhằm thảo luận và đánh giá khách quan những mặt đã làm được, những tồn tại để đề ra nhiệm vụ và giải pháp khắc phục, thực hiện kỷ cương điều hành công khai, dân chủ, tập trung, năng động và linh hoạt theo kịp diễn biến thị trường, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào hoạt động đoàn thể, giữ vững đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng thu, tiết kiệm chi như gia tăng các dịch vụ về thẻ, thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế...
Chính những chính sách hợp lý đó đã giúp chi nhánh vượt qua được những khó
khăn do tác động từ môi trường kinh tế bên ngoài. Đây có thể coi là điều đáng mừng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đường lối chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ viên chức Saigonbank Lào Cai.
Bên cạnh những thành quả đạt được, là một chi nhánh còn non trẻ trong hệ thống Saigonbank, chi nhánh đã phải đối mặt với không ít khó khăn, đó là:
Đối tượng cấp tín dụng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn tự có thấp, thiếu các dự án đầu tư mang tính khả thi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như tiêu thụ sản phẩm, tỷ giá ngoại tệ tăng gây khó khăn cho việc nhập vật tư nguyên liệu cho sản xuất, cho việc đổi mới quy trình công nghệ... Điều này dẫn đến số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân của chi nhánh.
Giá cả thị trường biến động mạnh, nhất là biến động về tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu (xăng dầu, điện, lương thực thực phẩm, …) tăng cao, thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều vùng gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và làm tổn thất không nhỏ đến hoạt động đầu tư của ngân hàng.
3.1.2.2. Giới thiệu về SHB Lào Cai
*Quá trình hình thành và phát triển của SHB Lào Cai
Ngân hàng TMCP Sài Gòn hà Nội (SHB) – Chi nhánh Lào Cai được thành lập ngày: 26/06/2012. Sự kiện này đánh dấu sự hiện diện của SHB tại thị trường phía Tây Bắc – Việt Nam đầy tiềm năng. Với 230km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đây là địa bàn nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ Ngân hàng đặc biệt là thanh toán biên mậu qua biên giới với Trung Quốc. SHB với lợi thế kinh nghiệm thực hiện thanh toán biên mậu với Trung Quốc cho khách hàng tại Móng Cái, Lạng Sơn là cơ sở tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán biên mậu tại Lào Cai. Việc thành lập SHB chi nhánh Lào Cai là bước đi phù hợp với chiến lược phát triển mạng lưới và củng cố vị thế uy tín của SHB trên thị trường tài chính. Đến năm 2018, SHB chi nhánh Lào Cai sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn tỉnh với mục tiêu mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn nữa trong việc sử dụng dịch vụ