CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 38 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai dựa trên chính sách của NHNN
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho biết sự phân bổ nguồn lực của ngân hàng đang tập trung vào kỳ hạn nào. Các khoản nợ có kỳ hạn càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn. Do vậy các ngân hàng thường được phân tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Bảng 3. 6. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn đối với các NHTM tỉnh Lào Cai
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2015 Năm 2016 2016/2015
Năm 2017 2017/2016
+/- % +/- %
Saigonbank Lào Cai
Tổng dư nợ 332.271 435.125 102.854 30,9 512.322 77.197 17,7 Ngắn hạn 225.279 283.266 57.987 25,7 321.738 38.472 13,5 Trung, dài hạn 106.991 151.858 44.867 41,9 190.583 38.725 25,5 Doanh số cho vay 291.223 390.453 99.230 13 449.020 58.567 15 Doanh số thu nợ 108.897 137.205 28.308 25 164.646 27.441 20
Tỷ lệ dư nợ ngắn
hạn/tổng dư nợ (%) 67,8 65,1 62,8
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ (%)
32,2 34,9 37,2
SHB Lào Cai
Tổng dư nợ 2.816.440 5.358.309 2.541.869 90,2 5.375.817 17.508 0,3 Ngắn hạn 416.293 669.909 253.616 60,9 1.481.860 811.951 121 Trung, dài hạn 2.400.147 4.688.400 2.288.253 95,3 3.893.957 -794.443 -16,9 Doanh số cho vay 985.543 2.583.365 1.597.822 162 2.845.364 261.999 10,1 Doanh số thu nợ 525.637 1.465.462 939.825 178 1.843.193 377.731 25,7
Tỷ lệ dư nợ ngắn
hạn/tổng dư nợ (%) 14,7 12,5 27,6
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ (%)
85,3 87,5 72,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai)
Đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai luôn có tổng dư nợ tăng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, điều đó chứng tỏ nhu cầu khách hàng vay vốn trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và 2 chi nhánh nói riêng ngày càng tăng, phục vụ nguồn vốn cho phát triển kinh tế cá nhân và kinh tế xã hội địa phương.
Saigonbank Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh luôn đạt ở mức cao. Dư nợ trung và dài hạn chiếm ở mức thấp hơn như vậy do trong giai đoạn này do chi nhánh đã tài trợ cho nhiều dự án lớn như: Các dự án lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện thuộc Tổng công ty điện lực Miền Bắc, các dự án xây dựng TTTM chợ, các dự án xây dựng đường cao tốc, các dự án xây dựng hệ thống thủy lợi, đầu tư tài sản cố định cho các nhà máy, tổng Công ty...Năm 2015, dư nợ ngắn hạn đạt 225.279 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 25,7% tương đương tăng 57.987 triệu đồng, sang năm 2017 dư nợ kỳ hạn này tăng 13,5% tăng tương đương 38.472 triệu đồng. Dư nợ trung dài hạn chiếm cơ cấu ít hơn so với dư nợ ngắn hạn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn, cụ thể năm 2015 dư nợ trung dài hạn đạt 106.991 triệu đồng tăng 41,9% tương đương tăng lên với 44.867 triệu đồng, sang năm 2017 tăng 25,5% tăng tương đương 38.725 triệu đồng. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ của chi nhánh chiếm từ 62,8% - 67,8%
qua 3 năm, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ chiếm từ 32,2%-37,2%, chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn.
SHB Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, điều này khác hoàn toàn so với Saigonbank Lào Cai, tại chi nhánh, dư nợ ngắn hạn năm 2015 chỉ đạt 416.293 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 669.909 triệu đồng tăng 253.616 triệu đồng tương đương 60,9%, đến năm 2017 tăng 811.951 triệu đồng tăng 121%, tốc độ tăng rất cao trong năm 2017. Riêng dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2015, dư nợ trung dài hạn đạt 2.400.147 triệu đồng đến năm 2016 đạt 4.688.400 triệu đồng tăng 95,3% tăng tương đương 2.288.253 triệu đồng, sang năm 2017 tốc độ tăng giảm đi 16,9% so với năm 2016, giảm tương đương 794.443 triệu đồng. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trên dư nợ chi nhánh, đặc biệt là kỳ hạn dài hạn. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh luôn cao hơn mức kế hoạch giao và cao hơn trung bình Khu vực. Từ năm 2015 đến 2017, chi nhánh chỉ đạo về tăng cường
cho vay ngắn hạn, cho vay vốn lưu động để giúp các doanh nghiệp phục hồi hoạt động, cũng như các rủi ro trong ngắn hạn có thể định lượng được tốt hơn các rủi ro trong dài hạn. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ của chi nhánh chiếm từ 12,5% - 27,6% qua 3 năm, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ chiếm từ 72,4%- 87,5%, chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ ngắn hạn.
0 10 20 30 40 50 60 70
2015 2016 2017
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 3. 2. Biểu đồ về tỷ lệ tín dụng theo kỳ hạn của Saigonbank Lào Cai (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2015 2016 2017
Ngắn hạn Trung dài hạn
Hình 3. 3. Biểu đồ về tỷ lệ tín dụng theo kỳ hạn của SHB Lào Cai
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Lào Cai) Kỳ hạn khoản vay càng dài thì mức độ rủi ro tín dụng càng gia tăng do các tính toán, phân tích càng xa với thời điểm hiện tại càng có độ biến động mạnh. Hiện tại chi nhánh có những dự án cho vay đến năm thứ 3, thứ 4 đã phải thực hiện cơ cấu nợ do khó khăn trong nguồn trả. Đặc biệt khi tình hình kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và biến động như hiện nay thì việc tăng cường cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh trong
thời gian dưới một năm sẽ giảm thiểu được rủi ro. SHB Lào Cai định hướng tỷ lệ cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ dưới 40%, tuy nhiên tỷ lệ cho vay trung dài hạn hiện nay vẫn tiếp tục tăng lên.
3.2.1.2. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền
Cơ cấu tín dụng theo loại tiền được điều chỉnh khá chặt chẽ do chính sách của nhà nước và của Saigonbank và SHB bởi vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới cán cân thanh toán, tỷ giá cũng như các vấn đề vĩ mô khác. Bắt đầu từ năm 2015, chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo thắt chặt việc cho vay ngoại tệ, chỉ cho vay ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ. Với đối tượng khách hàng chủ yếu là kinh doanh mặt hàng trong nước thì cho vay ngoại tệ của chi nhánh rất ít, rủi ro về cơ cấu tín dụng theo đồng tiền thấp.
Bảng 3. 7. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền đối với các NHTM tỉnh Lào Cai
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%) Tổng các NHTM
Tổng dư nợ 3.148.711 100,0 5.793.434 100,0 5.888.139 100,0 1. VNĐ 2.878.759 91,4 5.252.903 90,7 5.262.199 89,4 2. Ngoại tệ
quy đổi 269.950 8,6 536.435 9,3 625.938 10,6
Saigonbank Lào Cai
Tổng dư nợ 332.271 100,0 435.125 100,0 512.322 100,0
1. VNĐ 307.350 92,5 392.917 90,3 450.843 88,0
2. Ngoại tệ
quy đổi 24.920 7,5 38.113 9,7 61.478 12,0
SHB Lào Cai
Tổng dư nợ 2.816.440 100,0 5.358.309 100,0 5.375.817 100,0 1. VNĐ 2.571.409 91,3 4.859.986 90,7 4.811.356 89,5 2. Ngoại tệ
quy đổi 245.030 8,7 498.322 9,3 564.460 10,5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai) Trong giai đoạn 2015-2017, đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai, cơ cấu cho vay VND và ngoại tệ thay đổi thường xuyên theo xu hướng tăng dần của tỷ
trọng cho vay bằng ngoại tệ. Xu hướng tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng dần từ năm 2015 đến 2017 cho thấy, nền khách hàng của chi nhánh đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần các khách hàng có hoạt động xuất khẩu.
Saigonbank Lào Cai trong giai đoạn nghiên cứu thì có thể thấy năm 2015 trong cơ cấu tín dụng loại tiền vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có xu hướng giảm nhẹ trong 3 năm và làm cho ngoại tệ quy đổi có tỷ lệ thấp trong cơ cấu cho vay nhưng có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2015 giá trị VNĐ đạt 307.350 triệu đồng chiếm 92,5% trong cơ cấu loại tiền dư nợ , trong khi đó ngoại tệ quy đổi đạt 24.920 triệu đồng chiếm 7,5% nhưng đến năm 2016 loại tiền VNĐ đạt 392.917 triệu đồng tăng nhẹ so với năm 2015 nhưng chỉ đạt tỷ trọng 90,3% và đến năm 2017 tỷ trọng này chỉ chiếm 88,0% tương ứng 450.843 triệu đồng. Ngược lại so với VNĐ ngoại tệ quy đổi tại chi nhánh năm 2015 đạt 24.920 triệu đồng chiếm 7,5% tỷ trọng cơ cấu loại tiền nhưng đến năm 2016 tăng 9,7% tương đương 38.113 triệu đồng và đến năm 2017 tỷ trọng tiếp tục tăng nhẹ với 12,0% trong cơ cấu loại tiền/ tổng dư nợ tương ứng 61.478 triệu đồng. Điều này cho thấy, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có sự trao đổi lưu thông ngoại tệ mạnh mẽ hơn, hoàn toàn phù hợp với thực tế hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới nhất là đối với một tỉnh có biên giới như tỉnh Lào Cai.
Còn đối với SHB Lào Cai trong giai đoạn nghiên cứu này có thể thấy qua số liệu trên bảng, có tình trạng cơ cấu loại tiền giống với Saigonbank Lào Cai đều chiếm tỷ trọng lớn về loại tiền VNĐ trong cơ cấu nhưng có xu hướng giảm nhẹ từng năm trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2015, loại tiền VNĐ tại chi nhánh đạt 2.571.409 triệu đồng chiếm 91,3% đến năm 2016 giá trị loại tiền này tăng 4.859.986 triệu đồng nhưng chỉ chiếm còn 90,7% trong cơ cấu và sang năm 2017 chỉ chiếm 89,5% tương ứng 4.811.356 triệu đồng. Ngoại tệ quy đổi trong năm 2015 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với 8,7% nhưng đến năm 2016 tỷ trọng tăng lên 9,3% tương ứng 498.322 triệu đồng và xu hướng này tiếp tục tăng trong năm 2017 với 10,5% tương ứng 564.460 triệu đồng.
Xu hướng tăng dần tỷ trọng ngoai tệ quy đổi trong dư nợ tín dụng tại Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai hoàn toàn phù hợp với thực tế phát triển kinh
tế nhưng các ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình biến động thị trường trong nước và quốc tế, tỷ giá hối đoái và các chính sách tài chính khác có liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhất là đối với hoạt động cho vay của khách hàng nhằm đảm bảo an toàn nhất cho nguồn vốn của ngân hàng cũng như việc hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cao nhất với lợi nhuận cao nhất.
3.2.1.3. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 3. 8. Cơ cấu tín dụng theo TP kinh tế đối với các NHTM tỉnh Lào Cai
Loại khách hàng
2015 2016 2017
Cơ cấu (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Cơ cấu (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Cơ cấu (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%) Tổng các NHTM
Tổng dư nợ 3.148.711 100,0 5.793.434 100,0 5.888.139 100,0 DN có vốn nhà nước 1.530.257 48,6 3.172.625 54,7 3.197.280 54,3 DN khác 1.449.593 46,1 2.344.027 40,5 2.404.142 40,8 Cá nhân, hộ gia đình 168.859 5,3 276.778 4,8 286.714 4,9
Saigonbank Lào Cai
Tổng dư nợ 332.271 100,0 435.125 100,0 512.322 100,0 DN có vốn nhà nước 155.835 46.9 236.272 54.3 310.467 60,6
DN khác 162.480 48.9 179.271 41.2 194.682 38,0
Cá nhân, hộ gia đình 13.955 4.2 19.580 4.5 7.172 1,4 SHB Lào Cai
Tổng dư nợ 2.816.440 100,0 5.358.309 100,0 5.375.817 100,0 DN có vốn nhà nước 1.374.422 48,8 2.936.353 54,8 2.886.813 53,7 DN khác 1.287.113 45,7 2.164.756 40,4 2.209.460 41,1 Cá nhân, hộ gia đình 154.904 5,5 257.198 4,8 279.542 5,2 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai)
Đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai có thể thấy, tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế doanh nghiệp có vốn nhà nước có xu hướng tăng lên qua các năm. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp có vốn nhà nước ngày càng lớn cho thấy cả 2 chi nhánh đang tập trung lớn hơn vào cho vay các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp khác có xu hướng giảm qua các năm, đây là hệ quả do tình hình kinh tế khó khăn, dư nợ cho vay đối với các doanh
nghiệp giảm, phát triển khách hàng mới còn hạn chế. Một nhược điểm lớn của cơ cấu tín dụng tại chi nhánh là dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 1,4%-5,5% dư nợ. Với cơ cấu tập trung quá lớn vào thành phần khách hàng doanh nghiệp, là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các tác động của nền kinh tế thì rủi ro cho vay của chi nhánh khi nền kinh tế có diễn biến xấu là chắc chắn. Dư nợ đối với thành phần cá nhân, hộ gia đình có mức độ ổn định hơn, và mức độ phân tán rủi ro cao hơn (do dư nợ một khoản vay rất nhỏ so với quy mô dư nợ chi nhánh) sẽ là tấm đệm khá vững chắc đối với hoạt động kinh doanh khi mang lại thu nhập ổn định.
Đối với Saigonbank Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017 thì có thể thấy, năm 2015 thành phần doanh nghiệp có vốn nhà nước vay vốn chiếm 46,9% tương ứng chiếm 155.835 triệu đồng và đến năm 2016 tăng lên chiếm 54,3% tương ứng 236.272 triệu đồng và đến năm 2017 tiếp tục tăng chiếm cao với 60,6% tương ứng 310.467 triệu đồng, thành phần này chiếm tỷ trọng cơ bản trong cơ cấu thành phần vay vốn tại chi nhánh. Thành phần các doanh nghiệp khác cũng chiếm tỷ trong khá cao trong cơ cấu thành phần vay với 48,9% năm 2015 và có xu hướng giảm trong năm 2016 chỉ chiếm 41,2% tương ứng 179.271 triệu đồng và tiếp tục giảm với 38,%
trong cơ cấu với 194.682 triệu đồng. Thành phần cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng vay ít nhất trong cơ cấu thành phần vay, chỉ chiếm 4,2% năm 2015 và tăng giảm không ổn định trong 2 năm tiếp theo với tỷ trọng 4,5% năm 2016 nhưng đến năm 2017 chỉ chiếm 1,4% tương ứng 7.172 triệu đồng.
Đối với SHB Lào Cai trong năm 2015 thành phần doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm 48,8% tương ứng 1.374.422 triệu đồng đến năm 2016 chiếm 54,8% với 2.936.353 triệu đồng nhưng đến năm 2017 tỷ trọng giảm nhẹ với 53,7% tương ứng 2.886.813 triệu đồng, có thể thấy thành phần này chiếm chủ yếu nhưng tỷ trọng trong cơ cấu tăng giảm không ổn định trong 3 năm. Thành phần các doanh nghiệp khác thì chiếm tỷ trọng cũng tương đối cao mặc dù thấp hơn doanh nghiệp nhà nước nhưng tỷ trọng cũng tăng giảm không ổn định. Điều này kéo theo thành phần cá nhân hộ gia đình cũng giảm năm 2016 nhưng tăng trong năm 2017 với 5,2% tương ứng 279.542 triệu đồng.
3.2.1.4. Cơ cấu tín dụng theo quy mô khách hàng
Qua số liệu trong bảng có thể thấy, đối với Saigonbank Lào Cai năm 2015 khách hàng là doanh nghiệp lớn chiếm 57,6% tương ứng 191.388 triệu đồng sang
năm 2016 tiếp tục tăng với tỷ trọng 58,9% tương ứng 256.288 triệu đồng và đạt tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn là năm 2017 chiếm 60,2% tương ứng 308.417 triệu đồng, đối tượng khách hàng này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trong 3 năm. Đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm dần từ chiế tỷ trọng 37,6% năm 2015 xuống 34,8% năm 2017. Khách hàng cá nhân và gia đình chiếm 4,85 năm 2015 tăng trong năm 2017 với 5,0% nhưng năm 2016 chỉ chiếm 4,4%. Đối với SHB Lào Cai có xu hướng tăng giảm qua các năm với các đối tượng khách hàng, khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm chủ yếu với 53,6 % năm 2015 và tăng đến năm 2017 với 56,2% tương ứng 3.021.209 triệu đồng.
Bảng 3. 9. Cơ cấu tín dụng theo quy mô khách hàng đối với các NHTM
tỉnh Lào Cai
Loại khách hàng
2015 2016 2017
Cơ cấu (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Cơ cấu (Tr.đ)
Cơ cấu (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Cơ cấu (Tr.đ) Tổng các NHTM
Tổng dư nợ 3.148.711 100,0 5.793.434 100,0 5.888.139 100,0 DN lớn 1.700.999 54,0 3.208.716 55,4 3.329.626 56,5 DN vừa và nhỏ 1.285.306 40,8 2.308.371 39,8 2.264.104 38,5 DN vi mô, KH cá
nhân hộ gia đình 162.403 5,2 276.343 4,8 294.406 5,0 Saigonbank Lào Cai
Tổng dư nợ 332.271 100,0 435.125 100,0 512.322 100,0
DN lớn 191.388 57.6 256.288 58.9 308.417 60,2
DN vừa và nhỏ 124.933 37,6 159.690 36,7 178.288 34,8 DN vi mô, KH cá
nhân hộ gia đình 15.949 4,8 19.145 4,4 25.616 5,0 SHB Lào Cai
Tổng dư nợ 2.816.440 100, 0
5.358.30
9 100,0 5.375.8 17
100, 0 DN lớn 1.509.611 53,6 2.952.428 55,1 3.021.209 56,2 DN vừa và nhỏ 1.160.373 41,2 2.148.681 40,1 2.085.816 38,8 DN vi mô, KH cá
nhân hộ gia đình 146.454 5,2 257.198 4.8 268.790 5,0 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai)
Đánh giá theo đối tượng khách hàng Đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng lớn, doanh nghiệp lớn. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm, tỷ trọng khách hàng cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng giảm không ổn định trong 3 năm. Dư nợ từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ này giảm mạnh do hầu hết các đơn vị bị cắt giảm gia hạn tín dụng hoặc giảm dư nợ do tài sản đảm bảo giảm giá trị khi định giá lại, hoặc các doanh nghiệp cơ cấu lại kinh doanh, sử dụng ít vốn vay hơn. Tuy định hướng của Ngân hàng nhà nước, Saigonbank và SHB là phát triển vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm kích thích nền kinh tế, nhưng việc phát triển khách hàng mới của 2 chi nhánh trong năm 2015-2017 lại chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp lớn. Cơ cấu này cũng phù hợp với sự tăng lên của tỷ trọng dư nợ không tài sản bảo đảm. Việc phát triển dư nợ đối với các công ty, tổng công ty lớn của nhà nước trong ngắn hạn có thể phát triển dư nợ và an toàn, tuy nhiên, ta cũng thấy hiện nay Nhà nước đang cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty, công ty có vốn nhà nước, và đặc điểm các tổ chức này đang sử dụng rất lớn nguồn vốn vay của nhiều tổ chức tín dụng nên việc tập trung tín dụng vào đối tượng khách hàng này ngày càng lớn có thể gây rủi ro lớn cho chi nhánh.
3.2.1.5. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được tính bằng thu nhập từ hoạt động tín dụng trừ đi chi phí trả lãi, chi phí trích lập dự phòng, chi phí vận hành (chi phí lương, chi phí in ấn,...). Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các chi nhánh giảm qua các năm, nguyên nhân do nợ xấu, nợ nhóm 1,2 tăng khiến cho dư nợ sinh lãi giảm đồng thời trích lập dự phòng rủi ro lại liên tục tăng lên.