CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI 38 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai dựa trên chính sách của NHNN
3.2.2. Các chính sách của NHNN để vận dụng quản lý rủi ro tín dụng
Việc bám sát văn bản chỉ đạo từng thời kỳ để tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của NHNN trong công tác quản lý rủi ro tín dụng là một trong những
yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Saigonbank và SHB Lào Cai đã bám sát chủ trương định hướng chính sách của NHNN để xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị nhờ đó đã giúp định hướng chỉ đạo công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Ngày 14/12/2015,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2553/QĐ-NHNN về việc ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng thuộc thẩm quyền của NHNN năm 2016.
Các nội dung kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra năm 2016 được xác định trên cơ sở lựa chọn các đối tượng, nội dung trọng tâm ưu tiên trong hoạt động điều hành năm 2016 thuộc phạm vi chức năng quản lý của các đơn vị thuộc NHNN. Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến các lĩnh vực hoạt động ngân hàng; đồng thời để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch.
Theo Quyết định số 2553/QĐ-NHNN, kế hoạch kiểm tra năm 2016 của NHNN gồm 8 lĩnh vực, cụ thể như sau: (i) Công tác Pháp chế; (ii) Công tác thanh toán; (iii) công tác quản lý tài chính – kế toán; (iv) Công tác tiền tệ - kho quỹ; (v) công tác quản lý công nghệ thông tin; (vi) công tác cải cách hành chính, văn phòng; (vii) công tác thi đua, khen thưởng; (viii) công tác quản lý dự án. Riêng công tác thanh tra, giám sát, kiểm toán nội bộ và công tác cán bộ được ban hành và thực hiện theo kế hoạch riêng.
Kế hoạch kiểm tra năm 2016 của NHNN cũng đã đã quy định cụ thể về nội dung kiểm tra, đơn vị kiểm tra, đơn vị được kiểm tra, thời gian và cách thức kiểm tra.
Việc ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền của NHNN hàng năm được thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Ngày 17/7/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có công văn số 5321/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) về việc thực hiện quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Theo văn bản này, để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp về lãi suất, tín dụng tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 và các quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên, NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được NHNN thông báo, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với doanh nghiệp được đánh giá có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Các TCTD chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN (các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Cùng với đó, chấp hành nghiêm các quy định tại Khoản 5 Điều 7, Khoản 2 Điều 13 và Điều 16 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN. Trường hợp khách hàng đủ điều kiện theo quy định và thuộc lĩnh vực ưu tiên, có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì TCTD phải áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng này theo đúng quy định tại Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017 của Thống đốc NHNN. Mặt khác, tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ đảm bảo kịp thời phát hiện những sai phạm về mức lãi suất cho vay; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu và cá nhân có liên quan tại các chi nhánh, đơn vị của TCTD để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của NHNN. NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Hiện tại, trong chính sách của NHNN đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank và SHB chi nhánh Lào Cai được thực hiện theo chính sách và hướng dẫn của NHNN như sau:
(1). Nhận dạng và phân tích rủi ro tín dụng + Nhận dạng rủi ro tín dụng:
Hiện tại, tại Saigonbank và SHB Lào Cai vận dụng theo chính sách của NHNN thì nhận dạng RRTD là quá trình xác định liên tục và hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng Saigonbank và SHB Lào Cai thực hiện các công việc theo dõi, xem xét nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro trong hoạt động, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xẩy ra, mà còn dự báo được những rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Saigonbank và SHB Lào Cai đã sử dụng bảng liệt kê trong nhận dạng RRTD:
Thông thường, bảng liệt kê hình thành từ một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập thông tin về nhận dạng rủi ro. Sử dụng phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp thanh tra hiện trường.
+ Phân tích rủi ro tín dụng:
Saigonbank và SHB Lào Cai áp dụng việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trước, trong và sau khi cấp tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản tín dụng nhằm đảm bảo tính chính xác, nhằm đánh giá mức sinh lời của tín dụng, đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng, đồng thời đánh giá khả năng xử lý rủi ro của ngân hàng, dự kiến những biện pháp phòng ngừa hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Quá trình này này chỉ chấm dứt khi khoản tín dụng được hoàn trả đúng thời hạn và đầy đủ.
(2). Đo lường rủi ro tín dụng:
Hiện nay, Saigonbank và SHB Lào Cai áp dụng nhiều phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, phương pháp RAROC (Risk Adjusted Return On Capital)
(3). Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng:
Hiện nay, Saigonbank và SHB Lào Cai kiểm soát RRTD là việc thực hiện
những biện pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ở mức độ kỳ vọng, giảm thiều tổn thất RRTD và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Đã xây dựng được hệ thống các công cụ hạn chế rủi ro như:
- Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng
- Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng theo các điều kiện, nguyên tắc cấp tín dụng
Các biện pháp kiểm soát các nguồn rủi ro tín dụng:
- Đối với nguồn rủi ro môi trường: Thu nhập, lưu trữ các thông tin về môi trường, về diễn biễn kinh tế, trong, ngoài nước, về chính trị, văn hóa, xã hội.
- Đối với nguồn rủi ro từ phía khách hàng: thu thập, lưu trữ các thông tin về vị thế kinh doanh, năng lực tài chính,... của khách hàng.
- Đối với nguồn rủi ro từ phía nhân viên: Có chính sách tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân viên, đặc biệt cần có chính sách thúc đẩy nhân viên tốt.
(4). Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh
Hiện nay, dựa trên chính sách của NHNN thì Ngân hàng Saigonbank và SHB Việt Nam và chi nhánh Lào Cai đã xây dựng hệ thống báo cáo đa chiều giúp cho các chi nhánh trong hoạt động Quản lý hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng.
Chi nhánh có thể vào chương trình và chiết xuất được nhiều loại báo cáo: Báo cáo phân tích, báo cáo tổng hợp, hoặc tự tạo ra các báo cáo theo các tiêu chí mà người dùng muốn chiết xuất. Báo cáo này hỗ trợ chi nhánh về: dư nợ theo ngành nghề, dư nợ theo khách hàng, dư nợ theo đối tượng khách hàng…
Quản lý rủi ro là một chuỗi các hoạt động từ: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh. Tác giả phân tích cụ thể từng nội dung quản lý dựa trên chính sách của NHNN theo các nội dung sau:
3.2.2.1. Nhận diện và phân tích rủi ro
Vấn đề nợ quá hạn có ảnh hưởng và tác động lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và dư nợ nói riêng. Mặc dù đối với Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai đều có tỷ trọng nợ xấu không quá cao nhưng nợ quá hạn của chi nhánh tăng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Một vấn đề rất căng thẳng hiện nay tại chi nhánh là vấn đề nợ quá hạn liên tục tăng nhanh cả về quy mô, và nhóm nợ. Việc nợ quá hạn,
nợ xấu tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng giảm thấp, cũng cho thấy quản lý rủi ro của các chi nhánh tính chưa tốt.
Biểu hiện rõ nhất về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng là nhìn vào đó là nợ quá hạn và nợ xấu của chính Ngân hàng đó. Trước tiên phải xem xét diễn biến nợ quá hạn trong 3 năm gần đây ở bảng số liệu sau:
Bảng 3. 11. Nhận diện và phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với các NHTM tỉnh Lào Cai
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh (%) 16/15 17/16 BQ Tổng các NHTM
Tổng dư nợ Tr.đ 3.148.711 5.793.434 5.888.139 83,9 1,6 42,7 NQH Tr.đ 78.084 133.248 107.010 70,6 -19,7 25,5 Nợ xấu Tr.đ 28.053 61.906 41.230 120,7 33,4 77,1
Tỷ lệ NQH (%) 4,8 4,6 3,8 -4,2 -17,4 10,8
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,7 1,8 1,4 5,9 -22,2 -8,2
Saigonbank Lào Cai
Tổng dư nợ Tr.đ 332.271 435.125 512.322 30,9 17,7 24,3
NQH Tr.đ 8.306 10.007 10.246 20,5 2,4 11,4
Nợ xấu Tr.đ 2.706 2.965 3.600 9,6 21,4 15,5
Tỷ lệ NQH (%) 2,5 2,3 2,0 -8 -13,0 -10,5
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,8 0,7 0,7 -12,5 0 -6,25
SHB Lào Cai
Tổng dư nợ Tr.đ 2.816.440 5.358.309 5.375.817 90,2 0,3 45,2 NQH Tr.đ 64.778 123.241 96.764 90,2 -21,5 34,3 Nợ xấu Tr.đ 25.347 58.941 37.630 132,5 -36,2 48,2
Tỷ lệ NQH (%) 2,3 2,3 1,8 0 -21,7 -10,8
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,9 1,1 0,7 22,2 -36,4 -7,1
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Saigonbank Lào Cai và SHB Lào Cai) Đối với Saigonbank Lào Cai tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh năm 2015 chiếm 0,8% tương đương 2.706 triệu đồng đến năm 2016 và 2017 tỷ trọng còn là 0,7% tương đương nợ xấu năm 2016 là 2.965 triệu đồng, năm 2017 là 3.600 triệu
đồng. Tốc độ tăng so sánh giữa 3 năm chi nhánh đạt tốc độ âm, có xu hướng giảm dần đến năm 2017. Tuy nhiên, giá trị nợ quá hạn có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2015 đạt giá trị 8.306 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 10.007 triệu đồng tăng 20,5%
so với năm 2015, sang năm 2017 tăng 2,4% tương đương nợ quá hạn là 10.007 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015 chiếm 2,5% và giảm dần đến năm 2017 chỉ chiếm 2,0% nhưng giá trị nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng qua các năm.
Đối với SHB Lào Cai có chất lượng dư nợ gần giống Saigonbank Lào Cai, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2015 chiếm 0,9% tăng sang năm 2016 với 1,1% và giảm trong năm 2017 với 0,7% tương đương năm 2015 giá trị nợ xấu là 25.347 triệu đồng, 2016 là 58.941 triệu đồng tăng 132,5% so với năm 2015, trung bình tốc độ tăng qua 3 năm là 48,2%. Tỷ trọng nợ quá hạn tăng giảm không đều trong giai đoạn nghiên cứu, năm 2015 là 64.778 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 90,2% tương đương đạt giá trị 123.241 triệu đồng nhưng đến năm 2017 giảm 21,5% tương đương 96.764 triệu đồng. Điếu đó cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm, nguyên nhân là do dư nợ và nợ quá hạn đều tăng nhưng mức tăng của nợ quá hạn nhỏ hơn mức tăng của tổng dư nợ.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của 2 chi nhánh vẫn trong mức cho phép tuy nhiên, công tác quản lý nợ đòi hỏi công tác đánh giá thực chất chất lượng nợ và các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
RRTD xuất phát từ nhiều khía cạnh: rủi to từ bên ngoài, rủi to từ khách hàng, rủi ro từ nội bộ ngân hàng. Rủi ro từ nguyên nhân bên ngoài: chủ yếu dựa vào chỉ đạo của Trụ sở chính, chi nhánh không có bộ phận riêng để đánh giá các tác động của các yếu tố bên ngoài gây nên rủi ro thế nào cho hoạt động. Cũng do không nhận biết các nguyên nhân này kịp thời nên chi nhánh đã để phát sinh một khối lượng tương đối lớn nợ có vấn đề do tập trung khối lượng lớn tín dụng vào ngành hàng bị đóng băng. Rủi ro từ nguyên nhân khách hàng: chưa thường xuyên thẩm định các yếu tố rủi ro từ khách hàng. Có nhiều khách hàng có dấu hiệu rất rõ rệt về những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chi nhánh không lượng hóa và có biện pháp kịp thời. Rủi ro từ nguyên nhân nội bộ: chưa thực hiện đánh giá rủi ro trong nội bộ chi nhánh, chưa đánh giá năng lực cán bộ hoặc độ phù hợp của sản phẩm, quy định với các đối tượng khách hàng thực tế.
Bảng 3. 12. Kết quả đánh giá về nội dung nhận diện RRTD
STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa
Saigonbank Lào Cai
1 Môi trường KTXH ảnh hưởng đến kinh doanh của khách
hàng 3,15 Khá
2 Sự biến động của thị trường 4,00 Tốt
3 Luật và văn bản luật phù hợp 3,15 Khá
4 1 Khách hàng không cố ý khi không trả nợ 4,60 Rất Tốt 5 2 Khách hàng không trả nợ do thiên tai 4,15 Tốt 6 Khách hàng không trả nợ do năng lực kinh doanh 3,00 Khá 7 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh hiệu quả 3,20 Khá 8 Kiểm soát khoản vay của chi nhánh thường xuyên 4,00 Tốt 9 Năng lực trình độ cán bộ của chi nhánh 4,15 Tốt
SHB Lào Cai
1 Môi trường KTXH ảnh hưởng đến kinh doanh của khách
hàng 3,05 Khá
2 Sự biến động của thị trường 4,10 Tốt
3 Luật và văn bản luật phù hợp 4,15 Tốt
4 1 Khách hàng không cố ý khi không trả nợ 4,00 Tốt 5 2 Khách hàng không trả nợ do thiên tai 4,05 Tốt 6 Khách hàng không trả nợ do năng lực kinh doanh 3,10 Khá 7 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh hiệu quả 3,20 Khá 8 Kiểm soát khoản vay của chi nhánh thường xuyên 3,00 Khá 9 Năng lực trình độ cán bộ của chi nhánh 4,10 Tốt
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu điều tra có thể thấy, lãnh đạo các chi nhánh đã rất quan tâm đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng từ phía môi trường bên ngoài, từ phía khách hàng và từ phí nội bộ chi nhánh. Đối với Saigonbank Lào Cai, qua kết quả tổng hợp thì tiêu chí Khách hàng không cố ý khi không trả nợ đạt mức cao nhất là mức Rất tốt với mức điểm 4,60 điểm đánh giá trung bình, cao thứ hai về điểm đánh giá của cán bộ ngân hàng là Năng lực trình độ cán bộ của chi nhánh với 4,15 điểm đánh giá chung đạt
mức Tốt. Các nhận diện khác có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đó là Môi trường KTXH ảnh hưởng đến kinh doanh của khách hàng chỉ được đánh giá mức khá, điều đó chứng tỏ nội dung tiêu chí nhận diện này cho rằng các rủi ro gặp phải bị ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường kinh tế xã hội đã tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khiến họ gặp khó khăn nên cũng kéo theo nội dung tiêu chí Khách hàng không trả nợ do năng lực kinh doanh cũng được đánh giá ở mức khá thấp nhất với 3,00 điểm, các nội dung nhận diện khác như Luật và văn bản luật phù hợp và Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh hiệu quả cũng đạt mức điểm đánh giá Khá.
Đối với SHB Lào Cai, trong các nội dung nhận diện RRTD thì nội dung tiêu chí nhận diện đạt mức điểm cao nhất là Luật và văn bản luật phù hợp với 4,15 điểm đánh giá đạt mức Tốt, Sự biến động của thị trường đạt mức Tốt với 4,10 điểm và Năng lực trình độ cán bộ của chi nhánh đạt 4,10 điểm. Các nội dung nhận diện đạt điểm thấp là Môi trường KTXH ảnh hưởng đến kinh doanh của khách hàng đạt mức điểm thấp với 3,05 điểm đạt mức Khá, Kiểm soát khoản vay của chi nhánh thường xuyên đạt mức thấp với 3,00 điểm. Điều đó cho thấy các lý do về môi trường kinh tế xã hội, khả năng kiểm soát vay cả ngân hàng đã ảnh hưởng đến việc gây ra RRTD.
Để nhận diện tốt RRTD và có các giải pháp phù hợp các chi nhánh cần nhận diện rõ ràng các lý do từ phía khách hàng như các nhóm biểu hiện: Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch; Không có báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ; Đề nghị gia hạn nợ; Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn; Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn; Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính; Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay; Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn;