CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TỔNG QUAN VỀ MUA SẮM TRỰC TUYẾN
2.1.1 Khái niệm về Internet
Internet là một hệ thống toàn cầu của các mạng máy tính được kết nối. Các máy tính và các mạng máy tính trao đổi thông tin sử dụng TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol – Giao thức TCP/IP) để liên lạc với nhau. Các máy tính được kết nối nhờ mạng viễn thông và Internet có thể được sử dụng để nhận thư điện tử (email), truyền các tập tin và truy cập thông tin trên Mạng toàn cầu (World Wide Web – WWW)
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, công cụ tìm kiếm, các dịch vụ thương mại và chuyển ngân và các dịch vụ y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ.
2.1.2 Khái niệm về thương mại điện tử
Một số khái niệm TMĐT được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
- Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.”
- Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC): “TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.
2.1.3 Quyết định mua sắm trực tuyến 2.1.3.1 Quyết định mua
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình phải thông qua hoạt động mua sắm. Mua sắm là một quá trình, trong đó người tiêu dùng phải ra rất nhiều quyết định, thực hiện nhiều vai
trò khác nhau và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Quá trình mua sắm bao gồm năm bước: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đánh giá các phương án thay thế, quyết định mua và đánh giá sau khi mua (Blackwell và cộng sự, 2001;
Comeys và cộng sự, 2006; Darley và cộng sự, 2010; Liang và Lai, 2000).
Tại một điểm nào đó trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng phải dừng việc tìm kiếm lại và đánh giá thông tin liên quan đến những thương hiệu cùng loại trong tập hợp chuẩn đánh giá và đưa ra một quyết định mua hàng. Quyết định mua hàng thường dựa trên việc nắm bắt những động cơ mua hàng với các thuộc tính hay đặc điểm của sản phẩm trong tập hợp đánh giá.
2.1.3.2 Mua sắm trực tuyến
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về MSTT. Theo từ điển kinh doanh trực tuyến (businessdictionary.com), MSTT là hành vi mua hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua mạng Internet. Một số nghiên cứu lại cho rằng MSTT là một hệ thống thương mại điện tử được sử dụng bởi người tiêu dùng với các hình thức như doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B). Hoặc có thể hiểu MSTT là quá trình kinh doanh bất kì nào, được dựa trên hệ thống thông tin tự động.
Thuật ngữ “mua sắm trực tuyến” được đặt ra bởi Lou Gerstner, Giám đốc điều hành của IBM.
2.1.3.3 Quyết định mua sắm trực tuyến
Mặc dù quá trình MSTT được thực hiện thông qua mạng Internet nhưng mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống cũng có những điểm giống nhau. Quá trình MSTT cũng bao gồm năm bước như trong mua sắm truyền thống, bao gồm: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đánh giá các phương án thay thế, quyết định mua và đánh giá sau khi mua (Comegys và cộng sự, 2006; Darley và cộng sự, 2010)
Tuy nhiên, bên cạnh điểm giống nhau về quá trình ra quyết định mua, giữa MSTT và mua sắm truyền thống vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm khác biệt.
2.1.3.4 Phân biệt giữa mua sắm trực tuyến với mua sắm truyền thống Những điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa MSTT và mua sắm truyền thống là:
Bảng 2.1: Những điểm khác biệt giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống
MUA SẮM TRỰC TUYẾN MUA SẮM TRUYỀN THỐNG
- Khách hàng không cần có khả năng di - Khách hàng cần phải có khả năng di
chuyển. chuyển.
- Người mua và người bán giao dịch qua - Người mua và người bán tiếp xúc trực
website. tiếp với nhau.
- Người mua tiếp xúc với sản phẩm - Người mua tiếp xúc trực tiếp với sản thông qua hình ảnh/video trên website. phẩm.
- Mỗi thời điểm có thể truy cập nhiều - Mỗi thời điểm chỉ có thể có mặt ở 1
“cửa hàng”. cửa hàng.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.1.4 Thực trạng mua sắm trực tuyến
Trong những năm qua, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến dần trở nên sôi động hơn, có hệ thống và được tổ chức bài bản hơn, đã trở thành một phần không thể thiếu đối với giới trẻ và đặc biệt là sinh viên. Sinh viên hiện nay là đối tượng trưởng thành trong kỉ nguyên Internet, thấu hiểu và nắm bắt nhanh nhạy công nghệ, tiêp thu và ứng dụng những cái mới trên thế giới. Với tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ, sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin và Internet thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi thị trường này sẽ bùng nổ và tăng trường mạnh mẽ, và sinh viên với tất cả sự năng động và tiếp nhận cái mới của mình sẽ trở thành nhóm khách hàng mục tiêu của loại hình này.
Dù đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng MSTT đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Xét từ góc độ của người tiêu dùng, tác giả nhận thấy MSTT có khá nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với mua sắm truyền thống.
Bảng 2.2: Ưu, khuyết điểm của mua sắm trực tuyến so với mua sắm thông thường
ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM
- Có thể thực hiện MSTT ở bất kể không - Phải có thiết bị kết nối Internet.
gian, thời gian. - Không được trải nghiệm sản phẩm thực
- Tiết kiệm thời gian tế.
- Dễ dàng so sánh giá do có thể truy cập - Dễ gặp phải rủi ro về tài chính/bảo mật nhiều website cùng lúc. thông tin/chất lượng sản phẩm. . . - Có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa. - Thời gian giao hàng chậm.
- Không chịu áp lực từ người bán do - Hao tốn chi phí giao hàng không tiếp xúc trực tiếp.
- Được tham khảo ý kiến của người khác.