CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Theo OECD (2012) định nghĩa, NLGQVĐ là “khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống có vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao hàm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để đạt được tiềm năng của mình như một công dân tích cực và xây dựng”. [32]
Theo tác giả Phan Khắc Nghệ (2016), năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân vận dụng những hiểu biết và xúc cảm để phát hiện vấn đề và tìm ra giải pháp, tiến hành giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, tự đánh giá, điều chỉnh quá trình giải quyết vấn đề [15]. Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Phương, năng lực giải quyết vấn đề trong học tập là khả năng người học phát hiện được vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề học tập [10].
Từ đó, chúng ta có thể hiểu bản chất của NLGQVĐ là khả năng vận dụng một cách hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã có cùng thái độ thực hiện phù hợp của mỗi cá nhân để giải quyết những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn cách thức hay giải pháp thông thường.
1.2.2. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (2017), cấu trúc của NLGQVĐ bao gồm 3 năng lực thành phần như sau [6]:
- Năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề: phân tích được tình huống, phát hiện và diễn đạt được vấn đề.
- Năng lực đề xuất và lựa chọn giải pháp: tìm kiếm, tích luỹ, và phân tích nhằm làm sáng tỏ thông tin liên quan đến vấn đề, từ đó đưa ra được những giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả và phù hợp.
- Năng lực thực hiện, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề và vận dụng:
thực hiện và trình bày giải pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp thực hiện, vận dụng cách thức, tiến trình giải quyết vấn đề vận dụng trong bối cảnh mới.
18
Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề gồm 4 kĩ năng chính: kĩ năng phát hiện vấn đề; kĩ năng thiết lập không gian và hình thành giả thuyết khoa học; kĩ năng lập kế hoạch và tiến hành giải quyết vấn đề; kĩ năng đánh giá giải pháp và tự điều chỉnh [30].
Theo “Dự thảo chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể”, NLGQVĐ được mô tả theo các cấp độ cụ thể như sau [6]:
Bảng1.2. Bảng mô tả các cấp độ của năng lực giải quyết vấn đề
Biểu hiện Cấp Tiểu học Cấp THCS Cấp THPT
Nhận ra ý tưởng mới
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới, phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích nguồn thông tin độc lập để thấy khuynh hướng, độ tin cậy của ý tưởng mới.
Phát hiện và làm rõ vấn đề
Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
19
Biểu hiện Cấp Tiểu học Cấp THCS Cấp THPT
Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.
Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho;
đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
Nêu được ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng;
nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
Biết thu thập, làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề;
lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
20
Biểu hiện Cấp Tiểu học Cấp THCS Cấp THPT
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề
Biết tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn.
Biết thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
Biết thực hiện, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề;
suy ngẫm cách thức giải quyết vấn đề để điều chỉnh, vận dụng trong bối cảnh mới.
Tư duy độc lập
Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.
Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng;
chú ý tiếp nhận thông tin, ý tưởng có chọn lọc; quan tâm tới các chứng cứ khi đánh giá sự vật, hiện tượng;
đánh giá vấn đề với những góc nhìn khác nhau.
Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều;
không thành kiến khi đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét lại vấn đề.