CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở trường Trung học cơ sở
1.5.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng tại một số trường Trung
1.5.2.1. Mục đích điều tra
ỉ Đối với HS: đỏnh giỏ nhận thức của người học về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ trong bộ môn Ngữ văn; về học đọc
32
hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ; đánh giá của HS về các Phương pháp dạy học đọc hiểu VBND được áp dụng trong nhà trường hiện nay.
ỉ Đối với GV: đỏnh giỏ nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ cho người học; tìm hiểu những Phương pháp được GV sử dụng trong quá trình dạy học đọc hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ cho người học.
1.5.2.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát về thực trạng dạy học đọc hiểu VBND tại 3 trường THCS trên địa bàn Hà Nội, đó là: trường THCS & THPT Quốc tế Thăng Long (Hệ thống giáo dục Bill Gates); trường THCS Newton; trường THCS Nguyễn Siêu:
ỉ Đối với HS: Chỳng tụi khảo sỏt 191 HS khối 8 của cỏc lớp: 8NS1, 8NS2, 8NS3; 8CI1, 8CI2, 8CI3, 8CI4 trường THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội);
134 HS khối 8 trường THCS Newton (Hà Nội); 51 HS khối 8 của các lớp:
8A1, 8A2 trường THCS Bill Gates (Hà Nội). Tổng: 376 HS.
ỉ Đối với GV: chỳng tụi khảo sỏt 9 GVBM Ngữ văn THCS Nguyễn Siờu, 8 GVBM Ngữ văn trường THCS Newton; 4 GVBM Ngữ văn trường THCS &
THPT Quốc tế Thăng Long (Hệ thống giáo dục Bill Gates). Tổng: 21 GV.
1.5.2.3. Mô tả phiếu điều tra v Phiếu điều tra học sinh
- Điều tra mức độ hứng thú và yêu thích bộ môn Ngữ văn.
- Điều tra tính cần thiết của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ.
- Điều tra nhận thức của người học về đọc hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ.
- Điều tra đánh giá các Phương pháp dạy học đọc hiểu VBND được áp dụng trong nhà trường hiện nay.
v Phiếu điều tra giáo viên
33
- Điều tra nhận thức của GV về tầm quan trọng phát triển NLGQVĐ cho người học trong bộ môn Ngữ văn.
- Điều tra nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ cho người học.
- Điều tra những Phương pháp được GV sử dụng trong quá trình dạy học đọc hiểu VBND nhằm phát triển NLGQVĐ cho người học.
1.5.2.4. Kết quả điều tra
Sau khi điều tra, chúng tôi có kết quả thu được như sau:
v Kết quả điều tra HS:
Câu 1: Em có thích học các giờ học bộ môn Ngữ văn ở trên lớp không?
Mức độ Số lượng ý kiến Tỉ lệ (%)
Rất thích 5 1,4
Thích 45 11,9
Bình thường 176 46,8
Không thích 150 39,9
Câu 2: Em thấy có cần thiết phải hình thành và rèn luyện NLGQVĐ cho mỗi HS qua việc học tập trong nhà trường hay không?
Mức độ Số lượng ý kiến Tỉ lệ
Rất cần thiết 56 14,9
Cần thiết 270 71,8
Bình thường 35 9,3
Không cần thiết 15 4,0
Câu 3: Theo em, học đọc hiểu các VBND trong chương trình Ngữ văn lớp 8 nói riêng và VBND trong nhà trường nói chung có giúp em liên hệ với những vấn đề trong thực tiễn đời sống (ví dụ như: môi trường, dân số, giáo dục, tệ nạn xã hội,…) không?
34
Mức độ Số lượng
ý kiến Tỉ lệ
Có liên hệ gần gũi, mật thiết 162 43,1
Có liên hệ nhưng vấn đề đặt ra còn xa lạ, mới mẻ 196 52,1 Không có liên hệ gì với vấn đề trong thực tiễn 18 4,8
Câu 4: Khi gặp một vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong đọc hiểu các VBND trong chương trình Ngữ văn lớp 8 nói riêng và VBND trong nhà trường nói chung, em làm thế nào?
Mức độ Số lượng
ý kiến Tỉ lệ Tự suy nghĩ, sử dụng và tìm kiếm kiến thức đã có để
giải quyết, tìm ra đáp án.
30 7,9
Họp nhóm cùng các bạn bàn bạc giải quyết 26 6,9
Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải đáp 205 54,5
Thấy khó không muốn tìm hiểu 100 26,5
Không quan tâm 15 4,2
Câu 5: GV đã sử dụng PP nào trong dạy học đọc hiểu VBND?
Phương pháp Số lượng
ý kiến Tỉ lệ Dạy học theo các PP truyền thống: đọc hiểu một văn
bản thông thường, GV truyền thụ kiến thức một chiều, HS lắng nghe, ghi chép vào vở theo chỉ dẫn của GV.
326 86,7
Dạy học theo PP dạy học tích cực: GV tổ chức các hoạt động học tập giúp người học tìm hiểu, phân tích và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong văn bản.
50 13,3
35 v Kết quả điều tra GV:
Câu 1: Thầy/cô đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ qua bộ môn Ngữ văn?
Mức độ Số lượng ý kiến Tỉ lệ
Rất cần thiết 5 23,8
Cần thiết 16 76,2
Bình thường 0 0
Không cần thiết 0 0
Câu 2: Thầy/cô đánh giá như thế nào về ý nghĩa của dạy học đọc hiểu VBND trong phát triển NLGQVĐ cho HS?
Mức độ Số lượng Tỉ lệ
Rất quan trọng 9 42,8
Quan trọng 12 57,2
Bình thường 0 0
Không quan trọng 0 0
Câu 3: Khi thực hiện dạy học đọc hiểu VBND, thầy/cô thường gặp phải khó khăn nào nhất?
Khó khăn Số lượng Tỉ lệ
Không có PP, kĩ thuật dạy học tích cực 13 61,9 Không có đầy đủ điều kiện về không gian dạy
học, phương tiện dạy học
2 9,7
Không hiểu bản chất của dạy học phát triển NLGQVĐ
3 14,2
Kiến thức thực tiễn chưa đầy đủ, phong phú, do kinh nghiệm trong nghề và cuộc sống chưa nhiều
3 14,2
Tôi không gặp phải khó khăn nào 0 0
36
Câu 4: Thầy/cô đã sử dụng những hình thức, PP dạy học tích cực nào dưới đây trong dạy học đọc hiểu VBND cho HS lớp 8?
PP dạy học tích cực Số lượng Tỉ lệ
Không sử dụng 7 33,3
Dạy học dự án 3 14,2
Dạy học tích hợp 2 9,5
PP nêu và giải quyết vấn đề 5 24,0
PP đàm thoại/ vấn đáp 4 19,0
Các kĩ thuật dạy học (kĩ thuật bể cá, vòng bi, công não, sơ đồ tư duy, phòng tranh,…)
0 0
1.5.2.2. Đánh giá kết quả điều tra thực trạng
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề trong thực trạng dạy học VBND ở các trường THCS:
Thứ nhất, VBND chiếm số luợng 10% trong chương trình SGK THCS, cụ thể là 13 văn bản), có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PP dạy học VBND. Cho nên dạy học đọc hiểu VBND gặp không ít khó khăn. Nhiều GV (61,9%) còn lúng túng trong việc lựa chọn những hình thức, PP, kĩ thuật dạy học phù hợp; khiến cho giờ học Ngữ văn về VBND trở nên tẻ nhạt, thiếu sự hứng thú, người học không tích cực tham gia các hoạt động học tập, không yêu thích bộ môn chiếm 39,9%. Trong khi đó, 71,8% HS và 76,2% GV đều đánh giá việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học trong bộ môn Ngữ văn là cần thiết, quan trọng.
Thứ hai, còn một số GV giảng dạy VBND đồng nhất với thể loại truyện, ký, đặc biệt là ký sự và tùy bút. Từ mô thức đó, trong quá trình đọc hiểu văn bản, người dạy chỉ chú ý khai thác tình huống, cốt truyện và cả tính cách nhân vật mà quên đi vấn đề xã hội và tính ứng dụng của văn bản đặt ra. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết về thực tế và kinh nghiệm cuộc sống còn quá ít nên có
37
một số GV (14,2%) chưa làm bật nổi được mục đích của người viết, làm cho văn bản thiếu sự gắn kết với thực tiễn.
Thứ ba, đa số GV trong các trường (86,7%) vẫn giảng dạy các VBND theo cách truyền thống: GV là người chuẩn bị giáo án hoàn chỉnh, sau đó lên lớp và lần lượt khai thác từng văn bản. Mục tiêu của mỗi tiết học thiên về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực của người học. GV có liên hệ với đời sống thực tiễn nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện, nhận diện vấn đề nhưng chưa có sự đi sâu vào phân tích, đề xuất giải pháp đối với những vấn đề có tính thực tiễn. HS sẽ thường trả lời những câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, khai thác theo đặc trưng thể loại của văn bản dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn. Chính vì vậy, người học thường không có nhiều hứng thú với tiết học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc tham gia các hoạt động học tập.
Thứ tư, đa số HS quen với lối học thụ động, tiếp thu và ghi chép, lĩnh hội tri thức mà GV cung cấp một chiều, không chịu khó tìm kiếm, phát hiện vấn đề thực tiễn mà các VBND đặt ra. Có đến 54,5% số HS chờ sự giải đáp từ thầy cô hoặc bạn bè và 26,5 % số HS thấy khó khăn nên không muốn tìm hiểu và giải quyết những vấn đề đặt ra từ các VBND. Đây cũng là tình hình chung của HS trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn trong đa số trường học hiện nay. Trong khi đó, với nhóm VBND này, GV hoàn toàn có thể tổ chức cho người học những hoạt động học tập giúp phát huy tính chủ động tích cực của HS, vừa khơi dậy được hứng thú, động cơ học tập bộ môn vùa góp phần hình thành năng lực cho người học, đặc biệt là NLGQVĐ.
Riêng tại trường THCS Nguyễn Siêu, từ năm 2014 đến nay, trường đã có nhiều đổi mới trong PP dạy học để hình thành và phát triển năng lực cho người học. Từ lợi thế được tự chủ trong việc xây dựng và phát triển chương trình nhà trường, các tổ bộ môn nói chung và tổ Ngữ văn nói riêng đã xây dựng chương trình phù hợp nhằm thuận lợi cho việc dạy và học. Vì thế, việc dạy học đọc hiểu VBND đã có nhiều sự thay đổi tích cực. Về phía GV, chúng tôi đã bắt đầu thiết kế và xây dựng được các tiết học có sự đổi mới về hình
38
thức, PP dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực của người học. Về phía HS, sự hứng thú và tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các tiết học đó mới diễn ra cục bộ, ở một số GV, trong một số tiết học mà chưa có sự đồng đều giữa các GV và khối lớp.
Cụ thể đối với dạy đọc hiểu VBND khối lớp 8, với 3 văn bản “Bài toán dân số”, “Ôn dịch thuốc lá”, “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, GV trong tổ Ngữ văn THCS tại Nguyễn Siêu đã không ngừng đổi mới PP dạy học đối với nhóm các VBND. Cụ thể, việc dạy học theo dự án đã được thực hiện và đem lại những chuyển biến đáng kể về chất lượng dạy và học. HS đã bước đầu chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập hơn. Đặc biệt, những năng lực của người học cũng được chú ý phát huy như năng lực hợp tác, NLGQVĐ, năng lực công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp,…
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 8 trong dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng” để đề xuất phương pháp nhằm phát triển NLGQVĐ của người học trong dạy học đọc hiểu VBND lớp 8.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng của việc phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 8 trong dạy học đọc hiểu VBND, gồm có: Khái niệm, cấu trúc, phân loại và phương pháp đánh giá năng lực; khái niệm NLGQVĐ, cấu trúc và biểu hiện của NLGQVĐ;
khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của việc dạy học VBND trong nhà trường theo định hướng phát triển NL. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra kết quả điều tra, đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu VBND và phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học bộ môn Ngữ văn ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội.
Những cơ sở lí luận và thực tiễn trên đây là tiền đề quan trọng để chúng tôi nghiên cứu các phương pháp phát triển NLGQVĐ cho HS lớp 8 trong dạy học đọc hiểu VBND ở chương 2 của luận văn.
39