Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 8 trong dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng (Trang 68 - 80)

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH LỚP 8 TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG

2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 8 trong dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng

2.2.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

2.2.2.3. Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn

v Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tổ chức hoạt động khởi động trong mỗi bài học

Tổ chức hoạt động khởi động (Warm up) trong mỗi bài học là khâu đầu tiên của quá trình dạy học, là điểm khởi đầu cho quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức bài học mới của GV và HS; là một hoạt động quan trọng tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những tri thức, kĩ năng đã có với những kiến thức, kĩ năng chưa có của người học. Từ đó, hoạt động này giúp tạo cho HS tâm thế, định hướng tư duy; giúp GV xác định yêu cầu đối với người học.

Mở đầu tiết dạy học đọc hiểu VBND, GV có thể sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề để thực hiện hoạt động khởi động. GV lựa chọn tình huống có nội dung phù hợp với vấn đề thực tế được đặt ra từ mỗi VBND. Sau đó, từ

61

nội dung tình huống, GV làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng, gợi dẫn cho HS những hướng tiếp nhận bài học mới.

Đối với văn bản “Ôn dịch thuốc lá”, GV có thể đưa ra những tình huống tương tự như tình huống sau đây: “Trong gia đình em, có một người thân hút thuốc lá. Một ngày, người đó thường hút hết gần một bao thuốc, hút ở bất cứ nơi nào trong nhà, trong bữa ăn, trong nhà vệ sinh, trong phòng ngủ… Mọi người trong gia đình em không thích chút nào mùi thuốc lá vì họ đều biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ không chỉ đối với người dùng mà còn với những người xung quanh. Trong tình huống đó, em sẽ làm gì?”.

Đối với văn bản “Bài toán dân số”, GV có thể đưa ra những tình huống tương tự như tình huống sau đây: “Hiện nay, thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Sự gia tăng dân số đó dẫn đến rất nhiều hậu quả đối với kinh tế, xã hội, văn hoá. Giả sử em được tham vấn cho Cục quản lí dân số Hà Nội, em sẽ nêu ra những giải pháp gì cho thực trạng đó?”

Đối với văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, GV có thể đưa ra những tình huống tương tự như tình huống sau đây: “Quan điểm của em như thế nào về vấn đề: Sử dụng túi ni lông, có lợi hay có hại? Nên hay không nên?”

Văn bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt

- Ôn dịch thuốc lá - Bài toán dân số - Thông tin về

ngày Trái Đất năm 2000

GV đưa những tình huống tương tự như tình huống phía trên.

GV gọi một số nhóm trình bày quan điểm

HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm 4 HS để trả lời tình huống theo các bước:

- Phân tích tình huống

HS tiếp cận với tình huống có vấn đề, từ đó tạo ra những mâu thuẫn nhận thức, động cơ tìm hiểu bài mới.

62

Văn bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt GV dẫn dắt vào

bài mới.

- Đưa ra giải pháp - Lựa chọn giải

pháp tối ưu.

Đại diện HS trình bày ý kiến nhóm

GV để HS trình bày quan điểm, ý kiến, gợi ra nhiều cách tiếp cận khác nhau.

v Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tổ chức hoạt động trong hoạt động hình thành kiến thức

Trong quá trình dạy học, GV vận dụng một số tình huống có vấn đề nhằm làm rõ hơn nội dung tri thức trong văn bản.

Thứ nhất, GV có thể đưa ra tình huống lựa chọn. Đó là tình huống mà HS được GV đặt trước một sự lựa chọn không hề dễ dàng, buộc HS cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng để đưa ra quyết định chọn lựa giải pháp phù hợp. Tình huống đó sẽ đưa đến cho HS được chọn một giải pháp trước hai hay nhiều phương án giải quyết mà cái nào cũng có vẻ như có lí, có tính đúng đắn; từ đó đòi hỏi học sinh phải bộc lộ quan điểm, thái độ của bản thân với mỗi vấn đề được nêu ra. Qua đây, HS sẽ được phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân, phát huy được tính tích cực chủ động của mỗi học sinh và tăng hứng thú của các em trong mỗi giờ học.

Ví dụ: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình huống:

Tác giả Nguyễn Khắc Viện của văn bản “Ôn dịch thuốc lá” nhận định rằng: “Đã đến lúc mọi người phải đứng

HS thảo luận nhóm:

- Phân tích tình huống: Quan điểm này là hợp lí, bởi hút thuốc lá không chỉ có hại cho người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh:

- HS được tự bộc lộ ý kiến, quan điểm riêng của bản thân, từ đó khiến cho không khí giờ học sôi

63 lên chống lại, ngăn

ngừa nạn ôn dịch này”, tức là chống lại, ngăn ngừa ôn dịch thuốc lá.

Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm đó?

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm.

- GV nhận xét, điều chỉnh và định hướng chung cho câu trả lời của HS

+ Người hút dễ mắc bệnh về hô hấp, viêm phổi, ung thư…

+ Người xung quanh ngửi phải khói thuốc cũng dễ mắc bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và em nhỏ.

+ Gây ra tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, nghiện hút…

- HS đưa ra lựa chọn: đồng tình với quan điểm của tác giả, rút ra được bài học ứng xử trong cuộc sống: không nên hút thuốc lá và cần khuyên bảo những người đang hút thuốc nên từ bỏ.

nổi hơn.

- HS hiểu được và đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Khắc Viện.

- HS rút ra bài học về nhận thức và ứng xử trong những tình huống tương tự xảy ra trong đời sống

Thứ hai, GV có thể đưa ra các tình huống nghịch lí. Đó là những tình huống thường ngược lại với những lẽ phải, chân lí mà mọi người công nhận, đòi hỏi HS phải huy động những kiến thức tổng hợp để lí giải những vấn đề khó khăn mà tác phẩm đặt ra, từ đó HS sẽ chiếm lĩnh được tri thức. Bởi vậy, trong khi dạy học đọc hiểu các VBND, GV cần chú ý phát hiện tình huống nghịch lí từ những điều trái với tự nhiên, trái với lẽ thường trong cuộc sống và nêu ra để HS tham gia giải quyết; giúp các em nhận thức được nhiều điều bổ ích, mới mẻ trong bài học và trong cuộc sống. Với tình huống này, GV nên tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (5 HS/nhóm), lần lượt các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại diện trình bày trước lớp. GV tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động, GV đánh giá, nhận xét và nêu định hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.

64 Ví dụ 1: Văn bản “Bài toán dân số”:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình

huống: Tác giả văn bản “Bài toán dân số” có cảnh báo về tỉ lệ gia tăng dân số của các nước trên thế giới: nếu dân số tiếp tục tăng theo tỉ lệ hiện tại thì trong tương lai mỗi người chỉ còn diện tích bằng một hạt thóc.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia hiện nay, dân số đang có xu hướng già hoá dẫn đến nhiều hậu quả như thiếu nguồn lao động. Vậy quan điểm của em như thế nào?

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm.

- GV nhận xét, điều chỉnh và định hướng

HS thảo luận nhóm:

- Phân tích tình huống:

+ Việc tác giả của văn bản “Bài toán dân số” cảnh báo về tỉ lệ gia tăng dân số là có lí, đặc biệt ở các nước đang phát triển bởi lẽ các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số cao, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực: kinh tế kém phát triển, thiếu việc làm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng đời sống thấp…

+ Hiện nay, ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…dân số có xu hướng già hoá, dẫn đến thiếu nguồn lao động.

- HS đưa ra giải pháp: căn cứ vào tình hình dân số của từng quốc gia, chính sách dân số cần có sự điều chỉnh phù hợp:

+ Đối với nước đang phát triển:

chính sách kế hoạch hoá gia đình, hạn chế gia tăng dân số.

- HS được củng cố và tổng hợp kiến thức vì cần phải huy động những kiến thức về tình hình dân số của các quốc gia trên thế giới thì mới có thể lí giải được vấn đề.

- Các em được tự bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân, được đặt mình vào vị trí của những quốc gia khác nhau. Từ đó, hiểu được thông điệp của tác giả muốn gửi gắm qua văn bản.

- HS hiểu sâu hơn về sự ảnh hưởng lớn của dân số đối với từng quốc gia.

65

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt chung cho câu trả lời

của HS.

+ Đối với các nước phát triển:

chính sách khuyến khích sinh đẻ.

Ví dụ 2: Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình

huống: Theo văn bản

“Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, túi ni lông có nhiều tác hại đối với môi trường xung quanh chúng ta.

Nhưng sự tiện lợi của túi ni lông trong đời sống của con người là không thể phủ nhận.

Vậy quan điểm của em như thế nào?

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm.

- GV nhận xét, điều chỉnh và định hướng chung cho câu trả lời của HS.

HS thảo luận nhóm:

- Phân tích tình huống:

+ Việc sử dụng túi ni lông quá nhiều gây ra tác hại vô cùng nguy hiểm đối với môi trường sống của con người.

+ Túi ni lông có những tiện lợi mà nhiều loại túi khác không có được: rẻ, có thể tái sử dụng, nhẹ, gọn…

- HS đưa ra giải pháp:

+ Tuyên truyền với người thân trong gia đình, bạn bè, địa phương nơi em sống cần có cách sử dụng túi ni lông hợp lí, hạn chế; tránh xả túi ni lông bừa bãi ra môi trường bằng băng rôn, khẩu hiệu; nói chuyện,…

+ Thiết kế những sản phẩm từ ni lông tái chế.

- HS có cơ hội củng cố và tích hợp kiến thức về tác hại cũng như những ưu điểm của túi ni để lí giải vấn đề.

- HS được tự bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân, được đặt mình vào vị trí của những người sử dụng túi ni lông. Từ đó, hiểu được thông điệp của tác giả

66 Ví dụ 3: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình huống:

Theo văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, hút thuốc lá có hại cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng: hút thuốc lá giúp cho người sử dụng giải toả được căng thẳng, nhất là trong công việc hay cuộc sống gia đình.

Vậy quan điểm của em như thế nào?

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm.

- GV nhận xét, điều chỉnh và định hướng chung cho câu trả lời của HS.

HS thảo luận nhóm:

- Phân tích tình huống:

+ Tác hại của thuốc lá là không thể chối cãi, nó gây nguy hại đến sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh hít phải khói thuốc; gây ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh xã hội…

+ Một số người nói rằng hút thuốc lá giúp người sử dụng giải toả căng thẳng. Đó phải chăng là một sự bao biện, bởi chúng ta có thể chủ động lựa chọn những cách thức giải toả căng thẳng văn minh hơn, vừa có lợi cho sức khoẻ của người sử dụng, vừa không gây tổn hại cho những người xung quanh.

- HS đưa ra giải pháp: Chúng ta có thể lựa chọn những thú vui văn minh và bổ ích hơn việc hút thuốc lá, ví dụ: ăn một món ăn bổ dưỡng, uống một ly nước yêu thích, đi dạo, tâm sự

- HS có cơ hội củng cố và tích hợp kiến thức vì cần phải huy động những kiến thức về tác hại của thuốc lá thì mới có thể lí giải được vấn đề.

- HS được tự bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân, được đặt mình vào vị trí của những người sử dụng thuốc lá hoặc người chịu ảnh hưởng từ thuốc lá. Từ đó, hiểu được thông điệp của tác giả muốn gửi gắm qua văn bản; hiểu sâu hơn tác động của thuốc lá đến đời sống của con

67

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt với người thân, bạn bè, đọc

sách, nghe nhạc, nấu ăn, mua sắm…

người, xã hội.

Thứ ba, GV có thể đưa ra tình huống phản bác. Đó là tình huống HS dùng lập luận bác bỏ ý kiến sai lệch, thiếu chính xác mà GV cố tình đưa ra; để từ đó đề xuất ý kiến đúng đắn; trên cơ sở đó HS nắm vững nội dung bài học.

Tình huống này đòi hỏi HS phải biết dùng lí lẽ sắc bén và dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc để phản bác ý kiến sai lệch và thuyết phục mọi người bằng ý kiến đúng đắn. Nhờ đó, HS sẽ tránh được cách hiểu vấn đề thiên lệch, thiếu chính xác. Với tình huống này, GV nên tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (5 HS/nhóm), các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại diện trình bày trước lớp. GV tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động này, GV đánh giá, nhận xét và nêu định hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình huống:

Trong văn bản, tác giả Nguyễn Khắc Viện có đưa ra ví dụ về một số người hút thuốc lá: Tội hút, tôi bị bệnh, mặc tôi.

Em có đồng tình với suy nghĩ của những người đó hay không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS trình bày quan điểm.

HS thảo luận nhóm:

- HS phân tích tình huống:

Đây là một thái độ bàng quan, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh, dù khói thuốc lá gây ra mối nguy hại vô cùng lớn đến những người xung quanh.

- HS đưa ra giải pháp:

+ Phản đối quan điểm này, từ

- HS hiểu đúng đắn về tác hại của thuốc lá.

- Các em rút ra được bài học bổ ích cho bản thân:

không nên sử dụng thuốc lá vì nó gây hại cho người sử dụng và những người xung

68 - GV nhận xét, điều

chỉnh và định hướng chung cho câu trả lời của HS.

đó có thể khuyên nhủ họ.

+ Chính quyền đặt ra hình phạt đối với những người hút thuốc nơi công cộng.

quanh.

v Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tổ chức hoạt động trong hoạt động củng cố và luyện tập

Kết thúc mỗi VBND, GV có thể sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề giúp HS liên hệ với đời sống thực tiễn. Sau khi kết thúc đơn vị kiến thức cuối cùng của bài học, GV đưa ra một tình huống có vấn đề có nội dung phù hợp với nội dung bài học, đặc biệt là những kiến thức trọng tâm. Lúc đó, tình huống sẽ trở thành một nhân tố hỗ trợ cho GV tổ chức hoạt động củng cố. GV có thể yêu cầu HS vận dụng những tri thức vừa mới được học để đề xuất Phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề hoặc đề nghị HS rút ra những bài học nhận thức cho bản thân trong quá trình giải quyết vấn đề liên hệ với trách nhiệm bản thân.

Ví dụ 1: Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt - GV đưa ra tình

huống: Trong gia đình em, bố em rất hay hút thuốc lá. Con và mẹ thì đặc biệt không thích điều đó, bởi lẽ hút thuốc rất có hại cho người hút lẫn người ngửi phải khói thuốc.

Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

- HS thảo luận nhóm:

+ HS phân tích tình huống: dựa vào kiến thức đọc hiểu từ văn bản và những kiến thức thực tế, hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh, gây ra bệnh tật, tệ nạn xã hội, thiệt hại kinh tế…

+ HS đưa ra giải pháp: Viết một lá thư khuyên nhủ bố bỏ thuốc lá; hoặc cùng bố xem những

HS rút ra được bài học nhận thức bổ ích cho bản thân: không nên sử dụng thuốc lá vì nó gây hại cho người sử dụng và những người xung quanh; từ đó có hành động đúng đắn khuyên

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 8 trong dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)