Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1.2. Kỹ năng tìm tòi khoa học và giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học
1.2.1.1. Một số khái niệm 1) Tìm tòi
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học - Trung tâm Từ điển ngôn ngữ 1992: Tìm tòi là “bỏ nhiều công phu để thấy ra, nghĩ ra”.
2) Khoa học
Theo từ điển Giáo dục học của Nhà xuất bản từ điển Bách khoa tr214:
Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạt động ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế giới. Từ “khoa học” còn dùng để chỉ những lĩnh vực tri thức chuyên ngành. Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích và dự báo các quá trình và các hiện tƣợng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật mà nó khám phá đƣợc [18;10].
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga trong cuốn: Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non thì khoa học là kiến thức, hiểu biết thế giới, là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên [15;7].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học - Trung tâm Từ điển ngôn ngữ 1992: khoa học là “hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực”.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc Unessco: Khoa học là “Hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” (Pierre Auger-UNESSCO, Paris, 1961).
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới... về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.
Nhƣ vậy: Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức có được thông qua quá trình tìm tòi, khám phá, phát hiện về thế giới xung quanh.
3) Tìm tòi khoa học
Tìm tòi khoa học đƣợc hiểu là hoạt động tìm kiếm, khám phá nhằm mục đích phát hiện ra tri thức khoa học mới. Đối với người học nói chung và trẻ mầm non nói riêng, tìm tòi khoa học chính là hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực dựa vào sự nghiên cứu theo kiểu thực nghiệm để phát hiện ra đặc điểm, bản chất, hay quy luật vận động của sự vật hiện tƣợng trong hiện thực khách quan. Tri thức khoa học trẻ mầm non học đƣợc qua tìm tòi, khám phá thường đơn giản, là các sự vật, hiện tượng thiên nhiên gần gũi, gắn bó với đời sống của trẻ như nước, các hiện tượng tự nhiên, cây cối, con vật gần gũi…
4) Kỹ năng tìm tòi khoa học
Theo định nghĩa của hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kì: “Tìm tòi - khám phá khoa học đề cập đến các cách thức khác nhau trong đó các nhà khoa học nghiên cứu thế giới tự nhiên và đề xuất các giải thích/giả thuyết dựa trên những bằng chứng, dữ liệu thông tin thu đƣợc từ các nghiên cứu của họ”.
Tìm tòi khoa học là quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tỉ mỉ kiên nhẫn nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới... về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.
Tìm tòi khoa học đối với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đƣa ra quyết định...[7].
Nhƣ vậy, Kỹ năng tìm tòi khoa học là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã thu nhận được áp dụng vào quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tỉ mỉ kiên nhẫn một vấn đề nào đó nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới... về tự nhiên và xã hội. Những vấn đề mới này có thể dần thay thế những cái cũ, không còn phù hợp.
Kĩ năng tìm tòi khoa học có bản chất là hành động học tập theo hướng thực hành, thí nghiệm đƣợc thực hiện một cách tự giác dựa hiểu biết của trẻ về phương thức học tập bằng tìm tòi, thực nghiệm, dựa trên các yếu tố tâm lí và sinh học của trẻ. Kĩ năng tìm tòi khoa học một mặt chính là kĩ năng học tập, giúp trẻ học tập đƣợc tri thức mới, đồng thời đối với trẻ mầm non, nó chính là tiền đề cho năng lực tự học, tự nghiên cứu trong tương lai.
1.2.1.2. Hệ thống kĩ năng tìm tòi khoa học
Tìm tòi khoa học là một chuỗi các hoạt động tìm kiếm, khám phá tri thức mới của người học. Vì thế kĩ năng tìm tòi khoa học không phải là một kĩ năng học tập đơn lẻ, mà nó bao gồm một loạt các kĩ năng thành phần, giúp người học học tập thành công theo phương thức tìm tòi, thực nghiệm.
Việc hệ thống hóa các kĩ năng tìm tòi thực nghiệm cũng chính vì thế mà không đơn giản, rất khó để có thể kể hết, mô tả đầy đủ về các kĩ năng tìm tòi khoa học. Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào các hoạt động chủ yếu của người học khi học tập theo phương thức tìm tòi, thực nghiệm để hệ thống hóa các kĩ năng tìm tòi khoa học.
1) Kĩ năng quan sát các sự kiện, hiện tƣợng để phát hiện ra tri thức khoa học
2) Kĩ năng tiến hành thí nghiệm khoa học 3) Kĩ năng trình bày ý tưởng khoa học 1.2.1.3. Vai trò của kỹ năng tìm tòi khoa học
Vai trò của kỹ năng tìm tòi khoa học trong phát triển nhận thức của trẻ:
tìm tòi khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật và hiện tƣợng xung quanh. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã muốn khám phá tất cả những gì xung quanh trẻ. Ánh mắt của mẹ, tiếng nói của những người xung quanh hay ánh sáng mà trẻ nhìn thấy... Tất cả những điều ấy luôn thu hút sự
“chú ý” của một đứa trẻ. Đến tuổi mẫu giáo lớn, tò mò - khám phá càng hấp dẫn đối với trẻ, trẻ luôn muốn đƣợc trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ trong thế giới vật chất ở xung quanh: một con vật lạ, một chiếc cốc có hình thức khác lạ, sự nảy mầm sinh trưởng phát triển sinh sản của cây, sinh sản phát triển của các con vật trong thế giới tự nhiên, nước bốc hơi, tại sao lại có mƣa, giông, cầu vồng, núi lửa, động đất...Trẻ tìm tòi khám phá rất nhiều mà các sự vật hiện tƣợng xung quanh trẻ vẫn còn là một ẩn số. Chính những điều này khiến cho trẻ phát triển nhận thức của mình trong thế giới tự nhiên.
Tuy nhiên tìm tòi khám phá đó chỉ thỏa mãn sự tò mò của trẻ mà trẻ chƣa ý thức đƣợc điều đó sẽ đem lại kinh nghiệm về kiến thức kinh nghiệm cũng nhƣ kỹ năng cho mình. Do vậy sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự.
Vai trò của kỹ năng tìm tòi khoa học với việc thiết kế chương trình và giáo cụ: “khả năng nhận thức của trẻ đƣợc phát triển khi trẻ khám phá và thử nghiệm với môi trường vật chất, lĩnh hội các quá trình tư duy khoa học trong giải quyết vấn đề, suy luận, phỏng đoán và hình thành kiến thức về các sự vật và hiện tƣợng xung quanh” [18;7]. Đối với trẻ mầm non, phát triển tƣ duy đặc biệt là kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ là một trong những tiền đề để trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Do vậy khi thiết kế chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch trong đó có kỹ năng tìm tòi khoa học phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ. Xây dựng chương trình học phù hợp cho trẻ là rất quan trọng. Để việc tìm tòi khám phá của trẻ có hiệu quả hơn, bên cạnh yếu tố như: chương trình, giáo viên... trẻ còn cần được tạo một môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi các nguyên liệu khác nhau hay còn gọi là giáo cụ. Giáo cụ trong các trường, lớp mẫu giáo khi thiết kế và trang bị cho trẻ cần chú ý đến yếu tố an toàn, màu sắc hấp dẫn trẻ và đặc biệt là giáo cụ phải đảm bảo kích thích khả năng tìm tòi khám phá khoa học của trẻ.
Vai trò của kỹ năng tìm tòi khoa học trong hình thành và phát triển năng lực cho trẻ: Ngay từ nhỏ trẻ đã có khả năng tìm hiểu, khám phá, cố gắng giải thích về bản thân mình và luôn cố gắng để hiểu thế giới xung quanh. Trẻ đƣợc nuôi dƣỡng và kích thích tính tò mò ham hiểu biết cộng với sự khích lệ của giáo viên và cha mẹ trẻ bằng cách khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi, tìm câu trả lời và giải quyết vấn đề. Từ đó phát triển khả năng nhận thức, hình thành các thái độ nhận thức và kỹ năng nhận thức, đó là nền tảng cho việc học tập trong tương lai của trẻ. Bên cạnh đó, những năng lực khác cũng được hình thành nhƣ: giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tƣ duy logic, khả năng quan sát so sánh, phân biệt, khả năng sáng tạo, chú ý và ghi nhớ. Chính những năng lực này của trẻ sẽ là nền móng cho một con người phát triển toàn diện trong tương lai.
Tóm lại: đối với trẻ nhỏ hình thành và phát triển kỹ năng tìm tòi khoa học là rất quan trọng. Tƣ duy của trẻ có khả năng phát triển và phát triển đến mức nào là còn tùy thuộc vào khả năng khuyến khích của người lớn khích lệ trẻ tìm tòi khám phá các sự vật - hiện tượng trong thế giới vật chất. Người lớn hãy tạo cho trẻ môi trường học tập tốt nhất để trẻ có khả năng phát triển tối đa trí tuệ của mình, hình thành kỹ năng tìm tòi khoa học ngay từ khi trẻ còn nhỏ tạo tiền đề cho trẻ phát triển sau này.
1.2.2. Giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học
1.2.2.1 Khái niệm “Giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học”
Giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một trong những kỹ năng cần đƣợc các nhà giáo dục quan tâm, bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng phát triển tƣ duy cho trẻ mẫu giáo. Đối với trẻ nhỏ - đang trong độ tuổi dần làm quen với thế giới xung quanh, quan hệ với môi trường vật chất ngày càng được mở rộng thì việc các nhà giáo dục quan tâm là làm sao để cho trẻ có khả năng tự tìm tòi khám phá thế giới vật chất xung quanh trẻ.
Vậy có thể hiểu giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học là hình thành khả năng kiên nhẫn, tỉ mỉ khám phá một vấn đề nào đó nhằm tìm kiếm ra những kiến thức mới trong một môi trường nhất định. Từ đó giúp trẻ lĩnh hội các quá trình tư duy khoa học trong giải quyết vấn đề, suy luận, phán đoán và hình thành các kiến thức về môi trường xung quanh, phát triển nhận thức và hình thành năng lực cho trẻ.
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cũng giống nhƣ mọi loại hình giáo dục khác ở chỗ, nó là những tác động sƣ phạm của nhà giáo tới trẻ nhằm hình thành cho trẻ tri thức về một lĩnh vực khoa học nhất định. Điều khác biệt ở đây, tri thức mà nhà giáo hình thành cho trẻ không phải là bản chất, quy luật, đặc điểm… của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà nó là phương thức để tiến hành hoạt động học tập để phát hiện ra các tri thức khoa học đó.
1.2.2.2. Đặc trưng của giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mầm non - Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mầm non chính là rèn luyện kĩ năng học tập cho trẻ
- Phương thức chủ yếu để giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học chính là tổ chức các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học
- Tiến trình chung để hình thành kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ phải trải qua các giai đoạn: hướng dẫn để trẻ nắm được phương thức tìm tòi khoa
học; rèn luyện để hình thành kĩ năng, bồi dƣỡng tình yêu, đam mê khám phá khoa học cho trẻ.
1.2.2.3. Kĩ năng tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi
Kĩ năng tìm tòi khoa học là những kĩ năng thuộc nhóm kĩ năng nhận thức của trẻ mầm non.
Trẻ em lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đã hình thành nhiều kĩ năng nhận thức, các kĩ năng này hình thành và phát triển trên cơ sở của nhau.
Tính bền vững của những kĩ năng nhận thức cơ bản là nền tảng cho việc hình thành những kĩ năng nhận thức cao hơn nhƣ lập luận, suy đoán,... Cách dựa vào độ tuổi để xác định mức độ hình thành và phát triển kĩ năng nhận thức của trẻ cũng chỉ mang tính tương đối bởi mỗi trẻ sẽ có vốn tri thức, kinh nghiệm sống khác nhau, loại thần kinh, tình trạng thể lực khác nhau. Do đó, ngoài những kĩ năng nhận thức cơ bản, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo còn có thể thực hiện một số kĩ năng nhận thức bậc trung và bậc cao ở mức đơn giản. Kĩ năng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi bao gồm ba mức độ:
- Những kĩ năng nhận thức cơ bản: kĩ năng quan sát; kĩ năng so sánh; kĩ năng phân loại; kĩ năng đo lường; kĩ năng giao tiếp.
- Những kĩ năng bậc trung: kĩ năng suy luận; kĩ năng dự đoán.
- Kĩ năng bậc cao: kĩ năng đặt giả thuyết; kĩ năng kiểm soát các điều kiện tác động.
Nhƣ vậy, ở trẻ 5-6 tuổi giáo viên chủ yếu quan tâm hình thành cho trẻ các kĩ năng nhận thức cơ bản vào một số kĩ năng nhận thức bậc trung phù hợp nhƣ: quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, dự đoán. Tập cho trẻ làm quen dần với một số kĩ năng nhận thức bậc cao ở mức đơn giản nhƣ đặt giả thuyết ở dạng “nếu.... thì...; vì... nên....”, tìm ra những điều kiện tác động và cùng tìm cách kiểm soát.
1.2.2.4. Các quá trình tìm tòi khoa học thích hợp với trẻ
Tìm tòi khoa học đối với trẻ mẫu giáo là quá trình đứa trẻ tích cực tham gia thăm dò, “nghiên cứu”, tìm hiểu về thế giới. Khi đó trẻ hứng thú với quá trình khoa học mà mình tham gia chúng cũng quan sát, so sánh, phân loại, giao tiếp, làm việc nhóm, đo lường, phân loại, thử nghiệm, thực nghiệm, phỏng đoán... Có những bạn còn đi đi, đi lại hai tay để phía sau trông giống nhƣ một nhà khoa học thực sự. Vậy đối với trẻ nhỏ, quá trình nào là thích hợp với trẻ? Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm - Nguyễn Thị Nga thì quá trình tìm tòi khoa học thích hợp với trẻ mẫu giáo được theo 7 bước như sau: quan sát;
phân loại; so sánh; phỏng đoán; giao tiếp; suy luận; kết luận.
Dù quá trình tìm tòi khoa học của trẻ được phân chia theo các bước hay theo giai đoạn thì quá trình này đƣợc định ra để giúp trẻ tìm tòi theo khả năng của trẻ. Ngay khi trẻ tiếp nhận một ấn tượng nào đó, trẻ sẽ lưu giữ ấn tượng đó trong bộ não của mình thành một mẫu nhận dạng, mẫu nhận dạng này sẽ đƣợc trẻ phát huy khả năng tìm tòi của mình khi có các đồ dùng đồ chơi phù hợp để trẻ tìm tòi khám phá. Thông qua những phương tiện này, trẻ được tiếp cận với thế giới khoa học, tìm tòi khám phá thế giới khoa học.
1.2.2.5. Cách tiếp cận quá trình trong dạy tìm tòi khoa học cho trẻ
Tiếp cận quá trình dạy trẻ tìm tòi khám phá khoa học chính là quá trình cho trẻ đƣợc làm quen, tìm tòi, trải nghiệm với đối tƣợng. Khi dạy trẻ tìm tòi khoa học, giáo viên nên chú ý đến quá trình thực hiện hơn là kết quả thực hiện. Quá trình này trẻ đƣợc hành động, tác động vào đối tƣợng cho đến khi trẻ hài lòng với những gì trẻ thu được. Người giáo viên khi dạy tìm tòi khoa học cần hướng dẫn trẻ tiếp cận quá trình như sau:
- Trước hết, để trẻ tiếp cận được quá trình người giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi đa dạng, các nguyên vật liệu khác nhau từ chất liệu cho đến công dụng.
- Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tƣợng xung quanh bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp thông qua việc tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ.