Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC
2.2. Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát nhằm đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non nói chung, và giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ nói riêng. Tạo cơ sở để đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
- Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non đang giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- Thực trạng giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thời gian từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 năm 2018.
Số lƣợng giáo viên: 90.
- Trẻ mầm non 5-6 tuổi tại trường mầm non Sao Mai, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thời gian từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 26 tháng 5 năm 2018.
Số lƣợng lớp: 39.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của các giáo viên đang dạy lớp 5 tuổi tại các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. (phụ lục số 1).
- Phương pháp dùng lời (đàm thoại): sử dụng câu hỏi dành cho giáo viên về kĩ năng tìm tòi khoa học và ghi chép lại (phụ lục số 2).
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm (phụ lục số 4)
- Phương pháp đánh giá, thang đo các tiêu chí, thang đánh giá.
2.2.5. Kết quả khảo sát
2.2.5.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori
Việc giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ có thực hiện đƣợc tốt hay không một phần lớn phụ thuộc vào việc nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng khi giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori. Nhận thức của giáo viên là cơ sở quan trọng để triển khai giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori một cách phù hợp. Để đánh giá nhận thức của giáo viên chúng tôi đã khảo sát 90 giáo viên ở các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ với câu hỏi 1, phụ lục 1. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên các trường mầm non thị xã Phú Thọ về giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học
NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ Rất quan
trọng
Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
SL % SL % SL % SL %
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học
90 100 0 0 0 0 0 0
giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển tính tự lập
22 24.4 41 45.6 20 22.2 7 7.8
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển khả năng quan sát
81 90 5 5.5 4 4.4 0 0
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển các giác quan
72 80 15 16.7 3 3.3 0 0
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển tƣ duy
85 94.4 4 4.4 1 1.1 0 0
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát huy tính tích cực
60 66.7 19 21.1 9 10 2 2.2
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển khả năng tƣ duy tích cực
65 72.2 16 17.8 5 5.5 4 4.4
Giáo dục kĩ năng 9 10 11 12.2 13 14.4 57 63.3
tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển khả năng đƣa ra tình huống có vấn đề Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ mạnh dạn thể hiện suy nghĩ của bản thân
7 7.8 7 7.8 11 12.2 65 72.2
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển kĩ năng tự tin vào khả năng
34 37.8 24 26.7 18 20 14 15.5
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ tương tác với cá nhân và nhóm nhỏ
39 43.4 21 23.3 19 21.1 11 12.2
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ hình thành tố chất khoa học
6 6.7 8 8.9 12 13.3 64 71.1
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ có kỉ luật khi tìm tòi khoa học
88 97.8 1 1.1 1 1.1 0 0
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học khích lệ trẻ tự suy nghĩ về những gì trẻ tìm tòi khám phá
55 61.1 18 20 15 16.7 2 2.2
Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ sử dụng các giác quan khi tìm tòi khoa học
60 66.7 26 28.9 4 4.4 0 0
Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.1 cho thấy nhận thức của đội ngũ giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ về giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học tương đối đồng đều. Vai trò của việc giáo dục giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi với việc giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức đƣợc 100% giáo viên đánh giá là rất quan trọng. Vai trò của việc giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển tƣ duy có 94.4% giáo viên đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên có tới 71.1% tổng số giáo viên đƣợc hỏi đánh giá giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ hình thành tố chất khoa học là không cần thiết, 72.2% đánh giá giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ thể hiện suy nghĩ của bản thân và 63.3% giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển khả năng đƣa ra tình huống có vấn đề là không quan trọng.
Một số nội dung khác cũng đƣợc đánh giá không quan trọng nhƣ: Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ tương tác với cá nhân và nhóm nhỏ; Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển kĩ năng tự tin vào khả năng; Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển tính tự lập; Giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học giúp trẻ phát triển khả năng tƣ duy tích cực.
Qua kết quả trên cũng cho thấy cần phải bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi các trường mầm non thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori.
* Thời gian và địa điểm giáo viên tổ chức hoạt động tìm tòi khoa học
Để khảo sát về thời gian và địa điểm tổ chức cho trẻ bao nhiêu là phù hợp, chúng tôi đã đƣa ra 4 câu hỏi (từ câu hỏi 3 tới câu hỏi 7, phụ lục 1).
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên chọn mức thời gian trùng với thời gian tiến hành một hoạt động học cho trẻ ở trường mầm non, 92,2%
số giáo viên đƣợc hỏi đã chọn thời gian tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ từ 30-35 phút. Số còn lại có 5,6% lựa chọn thời gian tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ dưới 25 phút và 2,2% lựa chọn thời gian tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ trên 60 phút.
Chương trình giáo dục mầm non không quy định địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ ở địa điểm nào nhất định. Cho nên, khi khảo sát giáo viên dạy các lớp 5-6 tuổi chọn 02 địa điểm hợp lí nhất để tổ chức đó là trong lớp học và ngoài sân trường cụ thể: hoạt động học:
56,7%, hoạt động góc: 65,7, hoạt động ngoài trời: 66,7, tuy nhiên vẫn có những giáo viên cho rằng thời điểm để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ là hoạt động chiều với số ít: 9,9%.
Quan sát thực tế chúng tôi thấy hầu hết hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ đƣợc tổ chức cho trẻ vào 02 hoạt động chính đó là hoạt động học và hoạt động góc. Tuy nhiên hoạt động góc đƣợc tổ chức nhiều hơn hoạt động học. Hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ đƣợc tổ chức tại góc khoa học nhằm phát huy sự phối hợp hoạt động nhóm, sự tương tác giữa các trẻ, khả năng giao tiếp của trẻ. Chỉ khi hoạt động giáo dục kĩ
năng tìm tòi khoa học cho trẻ thực sự cần thiết mới tổ chức trên tiết học để giáo viên hướng dẫn trẻ tỉ mỉ chi tiết hơn sau đó lại được giáo viên đưa vào góc cho trẻ thực hiện. Chính vì vậy, hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ cần đƣợc tổ chức cho trẻ nhiều hơn nữa, ngoài quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nếu khi trẻ còn hứng thú, giáo viên hãy tổ chức thêm các hoạt động để trẻ đƣợc tham gia, từ đó mới rèn luyện đƣợc kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ.
* Khó khăn của giáo viên khi tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đối với giáo viên mầm non, đƣợc chăm sóc giáo dục các con là niềm đam mê của các cô, tuy nhiên để tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ nói riêng giáo viên gặp vô vàn những khó khăn trong công việc. Tuy vậy các cô vẫn luôn sáng tạo và tâm huyết để đảm bảo trẻ luôn hứng thú tham gia với thái độ tích cực. Để khảo sát những khó khăn mà các cô gặp phải trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ cũng nhƣ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ, chúng tôi đã sử dụng những câu hỏi sau (từ câu 8 đến câu 9; phụ lục 1).
Qua khảo sát, kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau: Đa số giáo viên khi đƣợc hỏi đều gặp khó khăn từ nhiều phía khi tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ. 91,1% giáo viên đƣợc hỏi cho rằng khó khăn về cơ sở vật chất do đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, phương tiện thí nghiệm còn hạn chế, khó tìm, Giáo viên còn dành quá ít thời gian cho việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ tỉ lệ này chiếm 22,5%, giáo viên còn khó xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ chiếm 42,2%, một số giáo viên thừa nhận kĩ
năng tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ còn hạn chế chiếm 36,7%.
Tuy nhiên, không vì những khó của giáo viên mà những hoạt động giáo viên tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học không gây đƣợc hứng thú cho trẻ. Hứng thú của trẻ mỗi lần tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học lại rất tích cực. Có 96,7% giáo viên cho rằng trẻ rất vui vẻ, nhiệt tình, hào hứng, phấn khởi khi tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học do giáo viên tổ chức, một số lƣợng rất ít giáo viên tự nhận thấy trong hoạt động mình tổ chức khi trẻ chơi xong trẻ có biểu hiện miễn cƣỡng chuyển ngay sang hoạt động ở góc khác (chiếm 15,5%).
Từ thực tiễn cho thấy, các trường mầm non cần tổ đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy và học nói chung và đầu tƣ cơ sở vật chất giúp trẻ đƣợc thực sự đƣợc tự do tìm tòi khám phá khoa học. Bên cạnh đó, việc bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ là rất cần thiết. Chính việc giáo viên có tay nghề cao, có kiến thức, kĩ năng khi tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ đem lại hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực cho trẻ khi tham gia các hoạt động, hình thành và củng cố kĩ năng đặc biệt là kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ.
* Các chủ đề giáo viên tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học
Các chủ đề giáo dục ở trường mầm non thường được thiết kế theo các lĩnh vực phát triển dựa trên chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Các chủ đề thường không sẵn có mà giáo viên phải tự thiết kế, nội dung giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đƣợc giáo viên đƣa vào các chủ đề để giáo dục trẻ. Tuy nhiên không phải chủ đề nào giáo viên cũng tổ chức thường xuyên, có những chủ đề giáo viên tổ chức thường xuyên và có nhiểu nội dung để khai thác nhƣng có những chủ đề giáo viên không tổ chức
thường xuyên cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi đã lập bảng khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.3. Tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori trong các chủ đề ở trường mầm non
Stt CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN
MỨC ĐỘ Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không thực hiện SL % SL % SL %
1 Trường mầm non 11 12,2 41 45,6 38 42,2
2 Bản thân 22 24,4 35 38,9 33 36,7
3 Gia đình 43 47,8 20 22,2 27 30,0
4 Nghề nghiệp 9 10,0 65 72,2 16 17,8
5 Giao thông 9 10,0 65 72,2 16 17,8
6 Động vật 39 43,3 24 26,7 27 30,0
7 Thực vật 86 95,6 4 4,4 0 0
8 Nước và hiện tượng tự nhiên 86 95,6 4 4,4 0 0 9 Quê hương - Đất nước - Bác Hồ -
Trường tiểu học
6 6,7 32 35,6 51 56,7
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy hầu hết giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ thường xuyên ở hai chủ đề Thực vật (95,6%) và Nước và các hiện tượng tự nhiên (95,6%), tuy nhiên mức độ thường xuyên ở 02 chủ đề nghề nghiệp và Giao thông tỉ lệ này là 10,0%, và ở chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học là 6,7%. Có tới 72, 2% số giáo viên trả lời trong hai chủ đề Nghề nghiệp và Giao thông họ thỉnh thoảng mới tổ chức cho trẻ. Trong khi đó những chủ đề mà giáo viên không thực hiện chiếm số lượng khá lớn: Chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ -
Trường tiểu học chiếm 56,7%, chủ đề Trường mầm non chiếm 42,2%, chủ đề Bản thân chiếm 36,7%.
Bên cạnh những chủ đề đã nên ở trên, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy giáo viên đã tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ trong các chủ đề khác nhƣ: Thiên nhiên vô sinh và những kĩ năng tìm tòi khoa học không liên quan đến chủ đề vẫn đƣợc thực hiện trong bất kì chủ đề nào. Những ý tưởng này tuy ít nhưng phần nào cho chúng tôi thấy đƣợc sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên mầm non trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng.
Thông qua khảo sát thực tiễn, kết quả thu nhận đƣợc cho thấy việc tập trung thường xuyên tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ được thực hiện chủ yếu ở 02 chủ đề: Thực vật và Nước và hiện tượng tự nhiên nhƣ vậy là quá ít đối với trẻ, trẻ cần đƣợc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học nhiều hơn nữa trong các chủ đề khác để trẻ đƣợc trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng nhiều hơn giúp trẻ có khả năng sử dụng thành thạo các kĩ năng khi đƣợc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học.
* Những biện pháp giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động tìm tòi khoa học
Trong thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên sử dụng khá nhiều biện pháp khác nhau để có thể tác động đến trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong quá trình hoạt động giáo dục do giáo viên tổ chức. Chúng tôi đã nghiên cứu và đƣa ra bảng khảo sát đối với 90 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trên địa thị xã Phú Thọ nhƣ sau:
Bảng 2.4. Biện pháp sử dụng để tổ chức hoạt động tìm tòi khoa học
Stt BIỆN PHÁP
MỨC ĐỘ Rất quan
trọng
Quan trọng
Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Hướng dẫn trẻ tìm tòi và phát
hiện vấn đề, sự thay đổi của sự vật, hiện tƣợng
53 58,9 34 37,8 3 3,3
2 Đặt vấn đề, đƣa ra cách giải quyết vấn đề
29 32,2 60 66,7 1 1,1
3 Xác định điều kiện thực hiện thử nghiệm
75 83,3 13 14,5 2 2,2
4 Thuyết trình, trình bày cách thức thực hiện thực nghiệm
87 96,7 3 3,3 0 0,0
5 Dự đoán kết quả, ảnh hưởng của sự vật, hiện tƣợng
75 83,3 15 16,7 0 0,0
6 Kết luận vấn đề 60 66,7 18 20 12 13,3
7 Quan sát, tìm tòi, theo dõi, thảo luận sự giống và khác nhau của sự vật, hiện tƣợng
45 50,0 43 47,8 2 2,2
8 Dùng lời giải thích, giảng giải 47 52,2 37 41,1 6 6,7 9 Khắc sâu, ghi nhớ lại vấn đề bằng
cách ghi chép lại kết quả bằng kí hiệu (trẻ)
88 97,8 2 2,2 0 0,0
10 Lặp lại, nâng dần độ khó 65 72,2 23 25,6 2 2,2
Kết quả khảo sát ở bảng trên, các biện pháp giáo viên cho rằng rất quan trọng đó là: Khắc sâu, ghi nhớ lại vấn đề bằng cách ghi chép lại kết quả bằng kí hiệu (trẻ) (97,8%), biện pháp Thuyết trình, trình bày cách thức thực hiện thực nghiệm (96,7%), 02 biện pháp Xác định điều kiện thực hiện thử nghiệm và Dự đoán kết quả, ảnh hưởng của sự vật, hiện tượng (83,3%) điều đó cho thấy giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học đã quan tâm đến phát triển các kĩ năng mang tính thực tiễn khi trẻ hoạt động và chú ý đến chất lƣợng hoạt động của trẻ, giáo viên đã chú ý đến sự phát triển của cá nhân trẻ khi cho rằng trẻ phải tự ghi nhớ bằng cách ghi chép lại bằng kí hiệu những gì trẻ đã thử nghiệm. Ở mức độ quan trọng, giáo viên lựa chọn các biện pháp sau: Đặt vấn đề, đƣa ra cách giải quyết vấn đề (66,7%) và biện pháp Quan sát, tìm tòi, theo dõi, thảo luận sự giống và khác nhau của sự vật, hiện tƣợng (47,8%), với kết quả này cho thấy giáo viên chú trọng phát triển các kĩ năng cho trẻ khi tìm tòi khoa học nhƣ: quan sát, thảo luận, tìm tòi, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, những kĩ năng này trẻ phải giải quyết cá nhân sau đó hoạt động nhóm và thảo luận trong nhóm. Bên cạnh đó có một số giáo viên cho rằng có một số biện pháp không quan trọng khi tổ chức hoạt động giáo dục trẻ kĩ năng tìm tòi khoa học: biện pháp Kết luận vấn đề (13,3%), biện pháp Dùng lời giải thích, giảng giải (6,7%). Tuy nhiên bên cạnh việc giáo viên chú trọng để trẻ đƣợc hoạt động và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua hoạt động thì biện pháp kết luận vấn đề và biện pháp Dùng lời còn chƣa đƣợc chú ý và một số lƣợng giáo viên cho rằng không quan trọng, điều này cho thấy trẻ đƣợc hoạt động nhƣng kĩ năng kết luận vấn đề chƣa đƣợc chú trọng.
Tóm lại, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã sử dụng rất nhiều các biện pháp phong phú, đa dạng để tác động đến trẻ nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong từng hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori. Các biện pháp là không