Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mầm non
Trẻ mầm non nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng thế giới xung quanh trẻ rất mới mẻ, kì lạ và trẻ luôn muốn tìm tòi, khám phá. Trong trường mầm non, có rất nhiều lĩnh vực trẻ có thể tìm tòi, tuy nhiên hoạt động này của trẻ đƣợc thể hiện rõ nét trong hoạt động tìm tòi khoa học. Trẻ có những đặc điểm sau:
- Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh
+ Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ở trẻ nhỏ, mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức là nhu cầu có những ấn tƣợng từ thế giới bên ngoài. Điều này biểu hiện ở chỗ, trẻ thích tiếp xúc, tìm tòi, khám phá các đối tƣợng của thế giới xung quanh. Từ đó nhu cầu của trẻ phát triển thành khả năng ham hiểu biết, thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Trẻ 5-6 tuổi thường đưa ra hàng loạt câu hỏi về một đối tƣợng cụ thể mà trẻ quan tâm. Ví dụ, khi quan tâm đến con gà, trẻ sẽ có vô số câu hỏi thắc mắc nhƣ: tại sao con gà lại có mào? tại sao lại có những con gà khác nhau? tại sao con gà lại đẻ trứng? con gà bới đất để làm gì? chân con gà giống chân của con vịt không?... Ở mức độ cao hơn của tính ham hiểu biết là hứng thú nhận thức. Đƣợc biểu hiện ở mong muốn tìm hiểu
những điều mới, làm rõ cái chƣa biết về đặc điểm, tính chất, mối quan hệ giữa các đối tƣợng với nhau.
+ Khi giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ, giáo viên mầm non cần thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tự do tiếp xúc, tìm tòi đối tƣợng, trả lời tất cả những câu hỏi, những thắc mắc của trẻ, tôn trọng hứng thú, ý kiến và cách tìm tòi riêng của từng trẻ.
- Nhận thức của trẻ mang tính trực quan
+ Trẻ mới có khả năng nhận biết đƣợc các dấu hiệu, đặc điểm bên ngoài của đối tƣợng. Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ các đối tƣợng hấp dẫn, ngộ nghĩnh. Trẻ nhận biết các thuộc tính của đối tƣợng một cách chính xác khi đƣợc tiếp xúc, khám phá đối tƣợng bằng tất cả các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tai nghe). Ví dụ: trẻ biết hoa thơm khi đƣa lên mũi ngửi, biết chanh chua khi nếm, biết chuối ngọt khi nếm...
+ Để trẻ thực hiện tốt kĩ năng tìm tòi khoa học, khi tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm tòi giáo viên mầm non không chỉ cho trẻ nhận biết các đặc điểm bên ngoài của đối tƣợng mà còn tạo nhiều cơ hội cho trẻ đƣợc tìm tòi khám phá bản chất bên trong của đối tƣợng bằng tất cả các giác quan, cần chú trọng các phương pháp giáo dục tích cực (đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, trải nghiệm, thí nghiệm...) để trẻ đƣợc tìm tòi đặc điểm, tính chất, lợi ích, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên thông qua những hoạt động chính của trẻ.
1.4.2. Đặc điểm tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi
Ở trẻ 5-6 tuổi, tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh và chiếm ƣu thế. Vào cuối độ tuổi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan sơ đồ và những mầm mống đầu tiên của tƣ duy logic. Trẻ có thể hiểu đƣợc bản chất, mối quan hệ của sự vất hiện tƣợng. Trẻ có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu
sự vật. Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu xuất hiện những yếu tố của tƣ duy logic, biểu hiện ở chỗ trẻ có khả năng suy luận dựa vào vốn kinh nghiệm và biểu tƣợng trong đầu của trẻ rất tốt. Trẻ hay hỏi các câu hỏi: tại sao? từ đâu ra?... Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu biết phân tích ngầm, suy luận và sắp xếp theo trình tự logic.
Trẻ có khả năng tổng hợp và khái quát đơn giản những dấu hiệu bên ngoài khác hay giống nhau, phân hạng, phân nhóm các đối tƣợng xung quanh.
Trẻ có khả năng vận dụng điều đã biết vào cuộc sống xung quanh sâu và rộng hơn lứa tuổi trước. Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Trẻ có ý thức đối với hành động văn hóa và hành vi văn minh trong cuộc sống.
Chú ý của trẻ 5-6 tuổi đã tập trung và bền vững hơn, ghi nhớ có chủ định đƣợc hoàn thiện dần, đến cuối độ tuổi các quá trình tâm lí không chủ định vẫn chiếm ƣu thế trong hoạt động tâm lí của trẻ.
Từ những đặc điểm tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi nhƣ trên, khi giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ cần lựa chọn đối tƣợng xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ, đƣa ra nhiệm vụ nhận thức rõ ràng, cụ thể, sử dụng một số phương pháp, thủ thuật để thu hút sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó để kích thích trẻ tham gia tìm tòi cần tổ chức các hoạt động dưới dạng trò chơi, bài tập... để rèn luyện trí nhớ có chủ định cho trẻ. Đây là những điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động tìm tòi khoa học của trẻ mang tính thực chất từ đó chất lƣợng giáo dục trẻ kĩ năng tìm tòi khoa học đạt hiệu quả hơn.
1.4.3. Kỹ năng nhận thức hình thành qua các giai đoạn 1.4.3.1. Các giai đoạn hình thành kĩ năng
Để hình thành bất cứ một kĩ năng nào con người đều cần một quá trình hoạt động lặp đi lặp lại theo một quy trình. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra nhiều ý kiến về các giai đoạn hình thành kĩ năng.
KK.Platonop và G.G.Golubev đƣa ra 5 giai đoạn khác nhau về hình thành kĩ năng, đây cũng là 5 mức độ hình thành kĩ năng.
- Giai đoạn 1: Giai đoạn kĩ năng sơ đẳng (xác định kĩ năng cần học).
Giai đoạn này con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kĩ xảo sinh hoạt đời thường. Hành động được thực hiện bằng cách thử sai.
- Giai đoạn 2: Hình thành kĩ năng
Ở mức độ hình thành kĩ năng, con người biết cách làm nhưng không đầy đủ, nghĩa là có hiểu biết về phương thức hành động, sử dụng được các kĩ xảo đã có nhƣng không phải là kĩ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.
- Giai đoạn 3: Trải nghiệm
Thông qua trải nghiệm, con người có biểu tượng về kĩ năng đã hình thành, tuy nhiên mới chỉ có kĩ năng chung nhƣng còn mang tính riêng lẻ.
- Giai đoạn 4: Thực hành kĩ năng
Ở giai đoạn này, con người đã phát triển kĩ năng ở mức độ cao, biết sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có, ý thức đƣợc không chỉ mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọn cách thức đạt đƣợc mục đích.
- Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kĩ năng khác nhau.
Hai tác giả đã không đề cập đến vai trò của mẫu hành động hay sự hướng dẫn của người có kiến thức, kĩ năng cao hơn đối với sự hành thành kĩ năng. Hai ông đã đánh giá cao vai trò của tri thức và các kĩ xảo đã có. Nội dung trên cũng đƣợc tìm thấy sự đồng nhất trong quan điểm của A.V.
Pêtrôvski và X.I. Kixegof, hai ông cho rằng có hai loại kĩ năng đó là kĩ năng ban đầu và kĩ năng bậc cao: kĩ năng ban đầu là kĩ năng đơn giản đƣợc hình thành trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm về hành động. Kĩ năng bậc cao là kĩ năng dựa trên các kiến thức, vốn kinh nghiệm và một số kĩ xảo có trước.
Vấn đề cần giải quyết đó là mối quan hệ giữa kĩ năng và kĩ xảo với các quan điểm nhƣ sau:
- Thứ nhất: Kĩ xảo hoàn thiện hơn kĩ năng, kĩ xảo hoàn thiện trên có sở kĩ năng đã có.
- Thứ hai: Kĩ năng đƣợc hình thành trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm và hoạt động của cá nhân.
Kĩ năng và kĩ xảo có mối quan hệ mật thiết, mối quan hệ này đƣợc đặt trong phạm vi hoạt động nào đó để xem xét. Với các hành động đơn giản chủ yếu hình thành dựa trên kinh nghiệm và được truyền dạy thì kĩ năng có trước sau đó mới hình thành kĩ xảo (thường là những hoạt động thiên về vận động nhƣ: thể dục, khâu vá, may, viết...). Với những hành động phức tạp hơn đòi hỏi cả vận động cơ và hoạt động tƣ duy thì kĩ năng hình thành dựa trên tri thức, kinh nghiệm và kĩ xảo có trước.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, các bước cơ bản và phương pháp giáo dục kĩ năng trong các chủ đề bao gồm:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động, kích thích nhu cầu và tạo động cơ của người học.
- Bước 2: Đặt người học vào tình huống phải động não để đưa ra ý kiến của mình.
- Bước 3: Người học được đặt vào tình huống giả định để trải nghiệm, người học đưa ra cách giải quyết theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình.
- Bước 4: Thực hành kĩ năng đã học.
- Bước 5: Rèn luyện, củng cố kĩ năng đã học [107;2].
Với các bước tác giả đưa ra thì cơ bản kĩ năng được hình thành và có đề cập đến yếu tố làm mẫu của những hành động có sự hướng dẫn của người đã có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Theo các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, kĩ năng đƣợc hình thành theo 5 giai đoạn, bắt đầu từ nhận thức kĩ năng cần hình thành, mục đích hình thành kĩ năng, hình thành kĩ năng, tập luyện để có kĩ năng phát triển ở mức cao sử dụng sáng tạo vốn kiến thức đã có khi sử dụng kĩ năng, phối hợp một cách sáng tạo khi sử dụng các kĩ năng khác nhau.
1.4.3.2. Các giai đoạn hình thành kĩ năng nhận thức
Kĩ năng nhận thức cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ xảo khi hình thành kĩ năng. Kĩ năng nhận thức cần phối hợp nhiều kĩ năng khác nhau để hình thành, có nhiều kĩ năng khó nhƣ: phỏng đoán, suy luận, phán đoán...Do vậy, các giai đoạn hình thành kĩ năng nhận thức cũng được trải qua các bước như khi hình thành các kĩ năng chung. Tuy nhiên, khi hình thành các kĩ năng này đã phải có các kĩ năng nhƣ: quan sát, so sánh, giao tiếp... Tổ hợp các kĩ năng phối hợp theo 5 giai đoạn hình thành kĩ năng chung để hình thành kĩ năng nhận thức.
Giai đoạn 1: Hình thành kĩ năng sơ đẳng. Bước này hình thành ý thức mục đích hình thành kĩ năng và tìm kiếm các hoạt động dựa trên vốn kiến thức và kĩ xảo đã có.
Giai đoạn 2: Biết cách làm nhƣng chƣa thành thạo
Giai đoạn 3: Đã có những kĩ năng chung các kĩ năng này đƣợc sử dụng phối hợp tuy chƣa ăn nhập với hoạt động và kĩ năng chính.
Giai đoạn 4: Kĩ năng đƣợc phát triển ở mức độ cao, các kĩ năng đơn lẻ đƣợc phối hợp nhuần nhuyễn với nhau kết hợp với các kĩ xảo đã có, hoạt động có động cơ, lựa chọn cách thức để đạt đƣợc mục đích.
Giai đoạn 5: Kĩ năng hình thành đã sử dụng ở mức độ kĩ xảo, biết sáng tạo khi sử dụng các kĩ năng khác nhau.
Đối với trẻ mầm non, kĩ năng nhận thức của trẻ cần trải qua các bước:
- Bước 1: Trẻ phải có kiến thức về hành động: mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện hành động.
- Bước 2: Có sự hướng dẫn (gợi ý, làm mẫu): người có kiến thức, kĩ năng cao hơn làm mẫu, gợi ý để trẻ thực hiện đƣợc, bên cạnh đó phải khuyến khích đƣợc trẻ tích cực tham gia học hỏi, quan sát, tìm tòi, tập thực hiện...
- Bước 3: Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kĩ năng kĩ xảo vào thực hành luyện tập để hình thành kĩ năng.
- Bước 4: Luyện tập củng cố kĩ năng kĩ xảo đã có thường xuyên, liên tục để thành thạo kĩ năng, sử dụng kết hợp các kĩ năng.
- Bước 5. Thực hiện kĩ năng thành thạo, biết phối hợp sáng tạo các kĩ năng khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, tiếp tục hình thành các kĩ năng mới.
1.4.4. Điều kiện hình thành kỹ năng nhận thức
Để hình thành kĩ năng nhận thức cho trẻ cũng cần có các điều kiện. Kĩ năng nhận thức của trẻ đƣợc thể hiện ở các mặt sau:
- Kiến thức của trẻ về hành động: kiến thức của trẻ đƣợc thể hiện ở việc trẻ biết đƣợc mục đích hành động, xác định đúng đối tƣợng và nhiệm vụ nhận thức, các kĩ năng nhận thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Trẻ có những hiểu biết nhất định về đối tƣợng cũng nhƣ xác định đƣợc những yếu tố liên quan tới việc thực hiện nhiệm vụ.
- Cách thực hiện: quá trình trẻ thực hiện kĩ năng nhận thức, quá trình này trẻ phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã có để thực hiện hành động đạt kết quả.
- Thái độ khi trẻ thực hiện: Trong quá trình thực hiện trạng thái tâm lí của trẻ đƣợc biểu hiện trong suốt quá trình thực hiện hành động. Trạng thái tâm lí đó thể hiện mức độ hứng thú của trẻ với hành động, nhận thức của trẻ về hành động và đối tƣợng hành động, tình cảm của trẻ với đối tƣợng hành động. Thái độ tích cực giúp trẻ hành động có hiệu quả.
Để thực hiện được các bước nêu trên, trong quá trình tổ chức hoạt động tìm tòi khoa học, giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tạo môi trường kích thích hứng thú nhận thức của trẻ bằng các khai thác những yếu tố sẵn có, cải tạo, làm mới môi trường xung quanh trẻ.
- Hiểu đƣợc mức độ kiến thức cũng nhƣ mức độ hình thành các kĩ năng nhận thức của trẻ để xác định nội dung, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà trẻ cần đạt đƣợc trong hoạt động tìm tòi.
- Mỗi hoạt động tìm tòi khoa học thực hiện một nội dung trọng tâm nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục cụ thể, giáo viên cần thấy đƣợc mối liên hệ giữa hoạt động tìm tòi khoa học với các hoạt động khác, có nhƣ vậy việc rèn luyện kĩ năng nhận thức cho trẻ mới thực hiện đầy đủ.
- Giáo viên tận dụng mọi tình huống trong quá trình hoạt động để trẻ đƣợc rèn luyện kĩ năng nhận thức.
- Nâng cao dần yêu cầu nhiệm vụ cho trẻ: trẻ không chỉ thực hiện kĩ năng nhận thức đơn lẻ mà phải có sự phối hợp các kĩ năng với nhau, trẻ không chỉ thực hiện những kĩ năng nhận thức cơ bản mà còn có sự phối hợp một số kĩ năng nhận thức bậc trung và bậc cao.