Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm
- Thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã đề xuất.
- Kiểm nghiệm, so sánh, chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết nghiên cứu.
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm là các biện pháp đã đề xuất, trong đó: biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp
Montessori trong điều kiện thí nghiệm thực nghiệm là biện pháp tác động chính của quá trình thực nghiệm.
- Chúng tôi sử dụng phương pháp sử dụng bài tập kiểm tra để đánh giá kết quả thực nghiệm (phụ lục số 3).
* Tiêu chí đánh giá bài tập:
- Sử dụng đúng kĩ năng tìm tòi khoa học để giải quyết nhiệm vụ.
- Trẻ chủ động sử dụng các kĩ năng tìm tòi khoa học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
- Phối hợp sử dụng các kĩ năng tìm tòi khoa học trong hoạt động.
- Giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nhận thức đã đƣợc đặt ra.
Cụ thể:
- Tiêu chí 1: Kĩ năng tìm tòi ở bậc cơ bản (3 điểm) + Kĩ năng so sánh (01 điểm)
+ Kĩ năng phân loại (01 điểm) + Kĩ năng đo lường (01 điểm)
- Tiêu chí 2: Kĩ năng tìm tòi bậc trung (4 điểm) + Kĩ năng suy luận (02 điểm)
+ Kĩ năng dự đoán (02 điểm)
- Tiêu chí 3: Kĩ năng tìm tòi bậc cao (3 điểm) + Kĩ năng đặt giả thuyết (01 điểm)
+ Kĩ năng kiểm soát các điều kiện tác động (02 điểm).
* Thang điểm đánh giá
Sử dụng thang điểm 10 cho mỗi bài kiểm tra theo các mức độ nhƣ sau:
- Loại giỏi: từ 9 điểm đến 10 điểm: Trẻ có đầy đủ các kĩ năng để tìm tòi khoa học từ bậc cơ bản, bậc trung, bậc cao. Trẻ biết thực hiện các thao tác theo trình tự hợp lí và chính xác, tự biết lựa chọn hành động phù hợp với đối tƣợng, thực hiện hành động đúng thời điểm, biết lựa chọn và sử dụng những
phương tiện hỗ trợ, biết phối hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng tìm tòi cần thiết để giải quyết tốt và đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong một khoảng thời gian quy định.
- Loại khá: từ 7 điểm đến 8 điểm: trẻ có một số kĩ năng cần thiết để tìm tòi khoa học chủ yếu tập trung ở kĩ năng bậc cơ bản và bậc trung. Ở trẻ đã xuất hiện kĩ năng bậc trung tuy nhiên chƣa rõ ràng. Trẻ đã biết thực hiện đúng các thao tác theo trình tự hợp lí và chính xác. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng tìm tòi cần thiết để giải quyết nhiệm vụ khoa học trong một khoảng thời gian quy định.
- Loại trung bình: từ 5 điểm đến 6 điểm: Trẻ có một số kĩ năng cần thiết để tìm tòi khoa học, kĩ năng của trẻ chủ yếu tập trung ở bậc cơ bản và bậc trung. Trong khi thực hiện trẻ còn lúng túng khi phối hợp các kĩ năng, tuy nhiên trẻ vẫn giải quyết đầy đủ các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Loại yếu: dưới 5 điểm: trẻ chưa có đủ những kĩ năng cần thiết để tìm tòi khoa học trẻ mới chỉ có kĩ năng ở bậc cơ bản, bước đầu xuất hiện kĩ năng ở bậc trung nhƣng chƣa rõ ràng, việc lựa chọn hành động và thực hiện hành động và sử dụng các phương tiện hỗ trợ còn dưới sự hướng dẫn của người lớn, thậm chí có sự hướng dẫn trẻ vẫn không thực hiện được.
Giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia thực hiện các thực nghiệm theo từng bước cụ thể, với những nội dung như:
1. Nội dung “Sự biến đổi màu của nước”
2. Nội dung “Hoa đổi màu”
3. Nội dung “Vật chìm - nổi (Vật nào nổi, vật nào chìm)”
4. Nội dung “Ánh sáng đi qua những vật nào”.
Kế hoạch, nội dung thực hiện cụ thể từng hoạt động thực nghiệm đƣợc đề cập trong Phụ lục 3,4.
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm
Nhóm tác giả chúng tôi đã khảo sát trên 90 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi các trường mầm non thị xã Phú Thọ, 02 nhóm trẻ (01 nhóm đối
chứng: 25 trẻ, 01 nhóm thực nghiệm 25 trẻ) được thực hiện tại trường mầm non Sao Mai, thị xã Phú Thọ.
3.3.4. Chuẩn và thang đo trong thực nghiệm Tiêu chuẩn đánh giá của trẻ dựa trên:
• Thái độ;
• Hành vi;
• Kiến thức;
• Trẻ thấy hạnh phúc khi tìm tòi những điều mới mẻ;
• Trưởng thành trong quyết định và công việc;
• Làm việc nhóm có hiệu quả;
• Thích tìm tòi và có độ tập trung cao khi làm việc;
• Không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động khác.
Căn cứ các hệ thống bài tập tương tự như bài tập khảo sát và cách đánh giá dựa trên các tiêu chí đã trình bày ở chương 2, mục 2.2.4. Cách tiến hành giống nhƣ khi đo khảo sát.
Mỗi bài kiểm tra đƣợc đánh giá theo thang điểm 10 đã trình bày ở mục 3.3.2.
3.3.5. Tiến trình thực nghiệm
- Bài tập kiểm tra (theo nhóm gồm 5-7 trẻ/1 nhóm) nhằm đánh giá tính khả thi của nội dung hướng dẫn đề xuất.
- Xử lí thông tin bằng bảng số liệu, biểu đồ cho các kết quả thu đƣợc.
3.3.6. Kết quả thực nghiệm
3.3.6.1. Kết quả kiểm tra trước khi tiến hành thực nghiệm
Kết quả kiểm tra của 02 nhóm: đối chứng và thực nghiệm đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Nhóm
Số lƣợng
trẻ
Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Đối chứng 25 1 4,0 11 44,0 13 52,0 0 0,0
Thực nghiệm 25 2 8,0 10 40,0 12 48,0 1 4,0 Kết quả trên đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Kết quả thực hiện ở bảng và biểu đồ 3.1. cho thấy mức độ nhận thức của trẻ hai lớp đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau ở mức giỏi, khá và trung bình, cụ thể:
- Có rất ít trẻ ở hai lớp đạt mức độ giỏi ở cả hai nhóm: nhóm đối chứng:
4,0%, nhóm thực nghiệm: 8,0%.
- Số trẻ đạt mức độ khá ít hơn số trẻ chiếm tỉ lệ ít hơn mức độ trung bình: Nhóm đối chứng mức độ khá 44,0% so với 40,0% mức độ khá của nhóm thực nghiệm. Mức độ trung bình nhóm đối chứng 52,0% so với mức độ 48,0% của nhóm thực nghiệm.
- Tỉ lệ yếu chiếm khá ít: nhóm đối chứng 0,0% so với nhóm thực nghiệm 4,0%.
Mặc dù số trẻ ở lớp thực nghiệm mức độ giỏi nhiều hơn nhóm đối chứng nhƣng lại có 4,0% tỉ lệ yếu.
Theo kết quả ở bảng 3.1 cũng cho thấy mức độ nhận thức của trẻ chỉ đạt mức độ trung bình khá. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả kĩ năng nhận thức của trẻ lại thấp nhƣ vậy (khó khăn? hạn chế ở những tiêu chí nào?...) cần phân tích bài kiểm tra của trẻ theo các tiêu chí. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (theo tiêu chí) Kĩ năng Cơ bản Bậc
trung
Bậc cao X
Điểm chuẩn 3 4 3 10
Nhóm đối chứng 2,91 2,32 1,22 6,45
Nhóm thực nghiệm 2,91 2,31 1,27 6,49
Chênh lệch 0,00 0,01 -0,05 -0,04
Kết quả thể hiện trên biểu đồ:
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Kết quả khả sát trước khi thực nghiệm cho thấy: điểm X của trẻ 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau và chỉ có độ chênh lệch rất thấp, tuy nhiên cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình khá với nhóm đối chứng:
6,45; nhóm thực nghiệm: 6,49. Điều này cho thấy trẻ có một số kĩ năng cần thiết để tìm tòi khoa học, chủ yếu tập trung ở bậc cơ bản và bậc trung, trẻ còn lúng túng trong việc phối hợp các kĩ năng tìm tòi khoa học, tuy nhiên trẻ vẫn có thể giải quyết đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra.
Khả năng nhận thức bậc cơ bản và bậc trung của 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau. Chúng tôi nhận thấy có sự phân hóa rất rõ khi so sánh 03 nhóm kĩ năng này với nhau. Trong nhóm kĩ năng nhận thức cơ bản cả 02 nhóm đều đạt mức tối đa so với các kĩ năng khác ở kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng phân loại của trẻ đã hình thành, tuy nhiên ở mức thấp hơn so với các kĩ năng còn lại. Nhóm kĩ năng có bản cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều đạt 2,91/3; nhóm kĩ năng bậc trung, nhóm đối chứng đạt: 2,32/4, nhóm thực nghiệm đạt 2,31/4; nhóm kĩ năng bậc cao nhóm đối chứng đạt 1,22/3, nhóm thực nghiệm đạt 1,27/3. Tóm lại, ở 02 nhóm các kĩ năng bậc trung và các kĩ năng bậc cao có mức độ hình thành thấp hơn hẳn so với nhóm các kĩ năng cơ bản.
Xét về mặt tổng thể, điểm của 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm không có độ chênh lệch nhau nhiều. Nhóm đối chứng có điểm trung bình thấp hơn nhóm thực nghiệm là -0,04, trong đó mức chênh lệch giao động từ 0,01 đến -0,05, với mức chênh lệch thấp như vậy thì mối tương quan giữa các nhóm kĩ năng tìm tòi khoa học của 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm có thể coi là tương đối đồng đều.
Có thể nói rằng trình độ của 02 nhóm đối chứng và thực nghiệm mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản và bậc trung, nhóm kĩ năng bậc cao mới chỉ hình thành và chưa phát triển, giáo viên ở trường mầm non lại chưa phát huy đƣợc kĩ năng nhận thức khi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học phù hợp với trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori với những nội dung trẻ đã học.
Để khắc phục tình trạng trên, giáo viên cần sử dụng các biện pháp tác động mang tính tích cực đối với trẻ để phát huy khả năng tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ từ đó phát triển kĩ năng nhận thức trong quá trình trẻ tìm tòi khoa học theo phương pháp Montessori nhằm chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng tìm tòi
khoa học, tạo điều kiện tối đa cho trẻ phát huy khả năng cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3.3.6.2. Kết quả khảo sát sau khi tiến hành thực nghiệm
Sau một thời gian thực nghiệm, tổ chức các hoạt động ở mức độ thử nghiệm tại 02 nhóm trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Sao Mai thị xã Phú Thọ, so sánh với kết quả khảo sát trước khi tiến hành thực nghiệm, sau khi xử lí số liệu, kết quả đƣợc thực hiện ở bảng 3.3 nhƣ sau:
Bảng 3.3. Kết quả sau thực nghiệm
Nhóm
Số lƣợng trẻ
Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Đối chứng 25 1 4,0 12 48,0 12 48,0 0 0,0
Thực nghiệm 25 7 28,0 13 52,0 5 20,0 0 0,0 Kết quả đƣợc thể hiện trên biểu đồ nhƣ sau:
Biểu đồ 3.3. Kết quả sau thực nghiệm
Bảng 3.4. Bảng điểm kĩ năng tìm tòi khoa học của trẻ sau thực nghiệm
Kĩ năng
Điểm
Kĩ năng nhận thức cơ bản
Kĩ năng nhận thức
bậc trung
Kĩ năng nhận thứ bậc cao X
Quan sát
So sánh
Phân loại
Suy luận
Dự đoán
Đặt giả thuyết
Kiểm soát đktđ
Điểm chuẩn 1 1 1 2 2 1 2 10
Nhóm đối chứng
Tổng 25 25 23 28 30 13 20 25
% 100,0 100,0 92,0 56,0 60,0 52,0 40,0 100,0
X 1 1 0,92 1,12 1,2 0,52 0,8 1
Nhóm thực nghiệm
Tổng 25 25 25 34 34 15 34 25
% 100,0 100,0 100,0 68,0 68,0 60,0 68,0 100,0
X 1 1 1 1,36 1,36 0,6 1,36 1
Bảng 3.5. Bảng so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm
Nhóm
Số lƣợng
trẻ
Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Trước thực nghiệm
Đối chứng 25 1 4,0 11 44,0 13 52,0 0 0,0
Thực nghiệm 25 2 8,0 10 40,0 12 48,0 1 4,0 Sau thực nghiệm
Đối chứng 25 1 4,0 12 48,0 12 48,0 0 0,0
Thực nghiệm 25 7 28,0 13 52,0 5 20,0 0 0,0 Kết quả sau thực nghiệm cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về mức độ hình thành kĩ năng nhận thức của trẻ giữa thời điểm trước và sau thực nghiệm, giữa 02 lớp đối chứng và thực nghiệm. Cụ thể:
- Loại giỏi: Lớp đối chứng chỉ chiếm 4,0%, trong khi đó ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ 28% gấp 7 lần so với lớp đối chứng.
- Loại khá: Tỉ lệ loại khá ở cả hai nhóm đều tăng, tuy nhiên ở nhóm đối chứng chỉ tăng 4,0% so với trước thực nghiệm thì ở nhóm thực nghiệm tăng 12,0% so với trước thực nghiệm, nhóm thực nghiệm tăng tỉ lệ gấp 3 lần nhóm đối chứng.
- Loại trung bình: Nhìn vào bảng so sánh ta thấy tỉ lệ trung bình ở nhóm đối chứng cao hơn hẳn so với nhóm thực nghiệm. Tỉ lệ này ở nhóm đối chứng là 48,0% trong khi ở nhóm thực nghiệm có 20,0%, nhóm đối chứng cao gấp 2,4 lần so với nhóm thực nghiệm.
- Loại yếu: Trước thực nghiệm, nhóm thực nghiệm có 4,0% loại yếu, sau thực nghiệm loại yếu bằng 0,0%.
Kết quả biểu thị trên biểu đồ 3.3. cho thấy sau thực nghiệm số trẻ loại giỏi và loại khá ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với cùng tỉ lệ này ở lớp đối chứng.
Số trẻ đạt loại trung bình ở nhóm đối chứng đã giảm, số trẻ ở nhóm thực nghiệm giảm hơn nhiều so với trước thực nghiệm và tỉ lệ này chênh lệch khá nhiều so với lớp đối chứng.
Để xác định rõ hơn về sự phát triển kĩ năng của trẻ, chúng tôi đã tiến hành phân tích sản phẩm của trẻ nhƣ sau:
- Nhóm trẻ đạt loại giỏi: Trẻ đã trình bày đúng trình tự các bước tìm tòi khoa học, trẻ sử dụng phối hợp các kĩ năng trong quá trình tìm tòi khoa học.
Kiến thức nhóm này sử dụng tương đối tốt, thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động tìm tòi khoa học rất hào hứng, sôi nổi, tích cực. Ví dụ khi chúng tôi hỏi trẻ sau kẹp nhựa rỗng một khoảng lại vẫn chìm? trẻ Vũ An Bình trả lời: “vì nó có hình giống tam giác, không giống chiếc thuyền nên nó bị chìm”. Trẻ thực hiện lại thao tác thả chiếc kẹp nhựa vào chậu nước, kết quả nó vẫn chìm. Câu trẻ lời của trẻ chứng tỏ trẻ có sự liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn để có thể vận dụng linh hoạt vào các hoạt động động, tự tìm
ra câu trả lời nhằm thỏa mã những thắc mắc của bản thân cũng nhƣ giải quyết nhu cầu của bản thân sử dụng các kĩ năng nhận thức để tìm tòi khoa học.
- Nhóm trẻ đạt loại khá: trẻ cũng trình bày đƣợc khá đầy đủ về trình tự các bước tìm tòi khoa học, trẻ còn nhầm lẫn tuy nhiên ở mức độ không đáng kể. Trẻ đã biết phối hợp các kĩ năng khi sử dụng trong quá trình tìm tòi khoa học. Kiến thức mà nhóm này có đƣợc cũng khá tốt, khi thực hiện trẻ thể hiện thái độ tham gia tích cực, hào hứng. Ví dụ khi đƣợc chúng tôi hỏi trẻ: Tại sao ánh sáng không “đi” qua chiếc bình? bạn Bảo Nam sau một hồi im lặng đã trả lời: “vì chiếc bình làm bằng sứ không trong trong nhƣ chiếc cốc làm bằng thủy tinh nên ánh sáng không đi qua đƣợc”. Trẻ thực hiện thao tác tìm hiểu cho chúng tôi quan sát và trẻ phát hiện: “nếu chiếc bình cũng trong nhƣ chiếc cốc thì ánh sáng sẽ “đi” qua đƣợc”. Điều này chứng tỏ trẻ có kiến thức, kinh nghiệm và đã phát hiện ra điều thú vị khi thực hiện thực nghiệm.
- Nhóm trẻ đạt loại trung bình: Trẻ chƣa trình bày đƣợc đủ trình tự các bước tìm tòi khoa học, trẻ khi thực hiện thỉnh thoảng có nhầm lẫn nhưng không đáng kể. Trẻ biết sử dụng đƣợc một số kĩ năng có bản trong quá trình tìm tòi khoa học. Kiến thức trẻ có đƣợc ở mức trung bình, thái độ của trẻ trong quá trình thực hiện tìm tòi khoa học là hào hứng, tích cực. Ví dụ: trẻ Hoàng Anh trình bày: “bông hoa hồng trắng cắm vào cốc nước không đổi màu vì là nước không có màu” để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao học hồng trắng cắm vào nước lại không đổi màu”.
- Sau thực nghiệm đã không còn trẻ xếp loại yếu.
Kết quả trên trẻ cho thấy, sau thực nghiệm có sự chuyển biến đáng kể về số lƣợng trẻ xếp loại giỏi và khá, kết quả này còn đƣợc kiểm tra ở bảng 3.6 nhƣ sau:
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (theo tiêu chí) Kĩ năng Cơ bản Bậc trung Bậc cao X
Điểm chuẩn 3 4 3 10
Nhóm thực nghiệm 3,0 2,72 1,96 7,68
Nhóm đối chứng 2,92 2,32 1,32 6,56
Chênh lệch 0,08 0,4 0,64 1,12
Biểu đồ 3.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Kết quả sau thực nghiệm tính theo điểm thống kê đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.4. cho thấy có sự chênh lệch khá rõ về các mức độ nhận thức của trẻ.
Nhóm thực nghiệm cho kết quả cao hơn nhóm đối chứng, điểm trung bình chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là 1,12 điểm. Nhóm kĩ năng bậc trung và nhóm kĩ năng bậc cao của nhóm trẻ thực nghiệm đƣợc nâng lên khá cao và có sự chênh lệch rõ nét.
Tóm lại: sau thời gian tiến hành thực nghiệm, kết quả kiểm tra cho thấy mức độ nhận thức của trẻ lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt. kết quả này góp phần chứng minh cho hiệu quả của nội dung hướng dẫn hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori sử dụng trong thực nghiệm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quá trình thực nghiệm đã đƣợc chúng tôi tiến hành một cách cẩn thận và khoa học nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Motessori ở trường mầm non. Kết quả này cũng chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra. Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Về kĩ năng tìm tòi khoa học của trẻ theo phương pháp Montessori của lớp thực nghiệm tiến bộ hơn trước khi thực nghiệm và cao hơn của lớp đối chứng. Hiệu quả trên đƣợc chúng tôi triển khai bằng các hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori đã đƣợc khẳng định qua các kết quả kiểm định trên trẻ tạo độ tin cậy.
- Mức độ kĩ năng của trẻ đƣợc hình thành theo nhóm kĩ năng nhận thức:
nhóm kĩ năng nhận thức cơ bản, nhóm kĩ năng nhận thức bậc trung, nhóm kĩ năng nhận thức bậc cao, các nhóm kĩ năng này đƣợc hình thành và nâng cao dần ở trẻ. Đó là kết quả của tính tất yếu khi trẻ được tương tác trong các mối quan hệ để tìm tòi khoa học. Trẻ được tương tác với giáo viên, với bạn, được thực hiện các hoạt động tìm tòi khoa học do giáo viên tổ chức cho trẻ, đôi khi trẻ có thể tự sử dụng các giáo cụ trong lớp để thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân trẻ. Chính trong quá trình ấy, trẻ đƣợc rèn luyện về kĩ năng tìm tòi khoa học phù hợp với lứa tuổi từ đó trẻ lĩnh hội tri thức, duy trì đƣợc tính tò mò, ham hiểu biết vốn có, góp phần giúp trẻ hình thành thái độ học tập trong tương lai.
Quan sát quá trình và kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ hình thành kiến thức - kĩ năng - thái độ tìm tòi khoa học theo phương pháp Montessori với nhau. Trẻ được cung cấp kiến thức cơ bản để tìm tòi khoa học là cơ sở, là điều kiện để hình thành nên các giá trị (thái độ) tích cực giúp trẻ luôn mong muốn đƣợc tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, là tiền đề cho ý thức học tập sau này của trẻ, từ đó thúc đẩy ở trẻ tính tích cực, thái độ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá ngay tức thời cũng nhƣ về sau trong mọi hoạt động.