Khái quát về giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo phương pháp montessori (Trang 50 - 54)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC

2.1. Khái quát về giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành

2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non hiện hành được xây dựng và phát triển chương trình dựa trên những quan điểm sau đây:

- Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục. Chương trình được xây dựng theo hai giai đoạn: Chương trình giáo dục nhà trẻ và Chương trình giáo dục mẫu giáo. Hai giai đoạn của chương trình được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển giữa các độ tuổi.

- Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng dựa trên quan điểm tích hợp theo chủ đề. Chương trình bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi làm cơ sở cho việc lựa chọn những nội dung phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ; không chú trọng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ; chú trọng đến hình thành cho trẻ những phẩm chất, năng lực chung, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Chương trình chú trọng đến hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi.

- Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền và các đối tƣợng trẻ.

2.1.2. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non

Tích hợp đƣợc hiểu là sự kết hợp, đan cài, phối hợp, liên kết các bộ phận để tạo thành một chỉnh thể thống nhất đảm bảo tính toàn vẹn, tính hệ thống và tính mục đích.

“Giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non chính là quy trình tác động sƣ phạm một các phù hợp với sự phát triển tình cảm, đạo đức và trí tuệ của trẻ, cho trẻ đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ cơ hội đƣợc học tập và luyện tập để trở thành “nhà nghiên cứu”, trẻ tích cực, năng động trong việc tìm hiểu, khám phá, kích thích trẻ tƣ duy tích cực, vận dụng đƣợc các kiến thức, kĩ năng, lựa chọn và đƣa ra quyết định trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng” (Nguyễn Thị Hoa - Giáo trình tích hợp ở bậc học mầm non).

Trong giáo dục mầm non, quan điểm tích hợp đƣợc thể hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Xây dựng chương trình giáo dục mầm non không xuất phát từ phân môn nhƣ giáo dục phổ thông mà xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận tất cả những gì diễn ra xung quanh trẻ. Quan điểm này đƣợc thể hiện:

- Mối quan hệ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Xây dựng hoạt động chủ đạo và các hoạt động kết hợp.

- Chương trình giáo dục mầm non hiện hành không phân chia thành những môn khoa học riêng biệt mà xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực phẩm chất chung, nhằm hướng đến sự phát triển những nền tảng nhân cách ban đầu của trẻ, tạo cơ sở cho việc phát triển bền vững, lâu dài.

Đặc điểm học của trẻ dựa vào hoạt động tích hợp chủ đề là:

- Thảo luận - xuất hiện các câu hỏi, trẻ động não, suy xét, phỏng đoán, chia sẻ.

- Sự tái hiện bao gồm các kĩ năng từ tạo hình đến chữ viết.

- Tìm tòi, khám phá là việc trẻ ứng dụng những kĩ năng nhận thức, xã hội khác nhau khi đi tham quan, xem sách, đặt câu hỏi.

- Trƣng bày để chia sẻ các kết quả học tập của trẻ. [10]

2.1.3. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ lẫn nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiê và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, trẻ đều có thể hoạt động và mỗi trẻ đều thực hiện hoạt động và tiến bộ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau đặc biệt thông qua tổ chức hoạt động học dưới các trò chơi và hoạt động vui chơi. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:

- Hiểu trẻ, đánh giá đúng nhu cầu, khả năng, hứng thú, thế mạnh của mỗi trẻ, tất cả các trẻ đều đƣợc tôn trọng, các trẻ đều đƣợc công bằng nhƣ nhau.

- Mỗi đứa trẻ đều đƣợc tạo cơ hội tốt nhất để thành công.

- Các hoạt động ở trường mầm non trẻ đều được tạo cơ hội hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm bằng nhiều cách khác nhau thông qua hoạt động vui chơi.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non:

- Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành nền tảng của nhân cách.

- Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chăm sóc - nuôi dƣỡng - giáo dục toàn diện để đáp ứng các nhu cầu phát triển của trẻ.

- Phù hợp với việc giáo dục từng độ tuổi, theo khả năng, nhu cầu sở thích của cá nhân và điều kiện thực tiễn.

- Phương pháp giáo dục được tổ chức dưới dạng các trò chơi và theo hướng trải nghiệm, tìm tòi khám phá bằng nhiều cách khác nhau theo phương châm: “chơi mà học, học bằng chơi” để đáp ứng nhu cầu của cá nhân trẻ.

2.1.4. Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tƣợng xung quanh.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

2.1.5. Nội dung tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non

- Các bộ phận của cơ thể con người: Chức năng, các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.

- Đồ vật:

+ Đồ dùng, đồ chơi: Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; Một số liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc; So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng; Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu.

+ Phương tiện giao thông: Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2-3 dấu hiệu.

- Động vật và thực vật: Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả; Quá trình phát triển của cây, con vật, điều kiện sống của một số loại cây, con vật; So sánh sự giống và khác nhau của một số con vật, cây, hoa, quả; Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu; Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống; Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.

- Một số hiện tƣợng tự nhiên:

+ Thời tiết, mùa: một số hiện tƣợng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa; Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.

+ Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.

+ Nước: Các nguồn nước trong môi trường sống; Ích lợi của nguồn nước với đời sống con người, con vật và cây; Một số đặc điểm, tính chất của nước; Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước;

+ Không khí, ánh sáng: Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.

+ Đất đá, cát sỏi: Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo phương pháp montessori (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)