Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
3.2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học của trẻ mầm non
3.2.1. Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi 3.2.1.1. Mục tiêu
Xây dựng nội dung phù hợp sẽ giúp giáo viên thực hiện tổ chức hoạt động có hiệu quả đối với hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nội dung đƣợc xây dựng trên cơ sở gần gũi với cuộc sống
của trẻ, nội dung giáo dục kĩ năng đó trẻ phải đƣợc trải nghiệm nhiều và có tác dụng hình thành các kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ.
Các nội dung khi xây dựng phù hợp với đặc điểm phát triển, đảm bảo theo Chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay về giáo dục kĩ năng cho trẻ nói chung và kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ nói riêng. Chú ý nội dung xây dựng phải phát triển kĩ năng của từng cá nhân trẻ để trẻ có thể sử dụng các kĩ năng đã có thực hiện các nội dung tương tự theo kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục mầm non 2016.
Phù hợp với các nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori.
3.2.1.2. Nội dung
Nội dung lựa chọn để giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori được lựa chọn theo các chương trình giáo dục sau:
- Chương trình giáo dục theo phương pháp Montessori - Chương trình giáo dục mầm non
- Một số tài liệu liên quan đến tìm tòi khoa học cho trẻ.
Nội dung đƣợc lựa chọn khi xây dựng đảm bảo phù hợp với lứa tuổi của trẻ được quy định trong trong chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó khi xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ giáo viên chú ý đến đặc điểm phát triển độ tuổi của trẻ; các giai đoạn, điều kiện để hình thành kĩ năng nhận thức cho trẻ; đặc điểm tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi; kĩ năng tìm tòi khoa học của trẻ 5-6 tuổi; quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non; phù hợp với điều kiện vùng miền, địa phương, trường, lớp; phù hợp với lí luận mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học theo phương pháp Montessori.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu về giáo dục Montessori (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức), tham gia các lớp học dành cho giáo viên về Montessori, tìm
hiểu về giáo cụ dành cho trẻ độ tuổi 5-6 tuổi trong lớp học Montessori, tìm hiểu về thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ trong lớp học Montessori.
- Nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non hiện hành (Chương trình sửa đổi, bổ sung năm 2016) đặc biệt là mục tiêu, nội dung và kết quả cần đạt cuối độ tuổi với độ tuổi 5-6 tuổi.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Xem xét điều kiện thực tiễn tại trường thử nghiệm về: đội ngũ (giáo viên, trẻ 5-6 tuổi), cơ sở vật chất, các điều kiện khác.
- Thực tiễn việc thực hiện giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường thử nghiệm.
- Sau khi xem xét tất cả những nội dung trên, giáo viên thực hiện lựa chọn các nội dung phù hợp để đảm bảo yếu tố vừa sức đối với trẻ (không quá khó, không quá dễ) hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori còn phù hợp với nhóm trẻ (từ 5-7 trẻ/nhóm). Đồng thời nội dung còn đảm bảo để trẻ đƣợc phát huy tối đa khả năng sáng tạo, đƣợc rèn luyện kĩ năng khi thực hiện các hoạt động do giáo viên xây dựng.
Ví dụ các hoạt động cụ thể:
1. Nội dung “Sự biến đổi màu của nước”
Để thực hiện pha màu vào nước có màu sức từ đậm đến nhạt và ngược lại, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhƣ sau:
+ Giáo viên cho trẻ ra góc thiên nhiên, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra và lần lƣợt hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Giáo viên chia số trẻ theo nhóm nhỏ (3-5 trẻ/nhóm); mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Nhận xét: Giáo viên hỏi trẻ: Để các lọ nước có màu sắc từ nhạt đến đậm (màu xanh) các con phải làm gì? tại sao?
2. Nội dung “Hoa đổi màu”
Với nội dung này, để giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ giáo viên tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên cho trẻ ra góc thiên nhiên, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra và lần lƣợt hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Giáo viên chia số trẻ theo nhóm nhỏ (3-5 trẻ/nhóm); mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Nhận xét: Giáo viên hỏi trẻ: Để hoa hồng đổi màu các con phải làm gì? Khi cắm hoa vào cốc nước đã pha màu hoa có đổi màu không? tại sao?
3. Nội dung “Vật chìm - nổi (Vật nào nổi, vật nào chìm)”
Để trẻ tìm tòi vật chìm - nổi, giáo viên thực hiện:
+ Cô tập trung trẻ lại góc thiên nhiên, đƣa các vật dụng cô đã chuẩn bị ra và hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Cô chia số trẻ thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 3-5 trẻ. mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Cô giáo hỏi trẻ: Vì sao khi thả các vật vào chậu lại có vật nổi, có vật chìm? cô giáo gợi ý để trẻ nói đƣợc, gợi ý để trẻ kết luận. Cho trẻ ghi chép lại bằng kí hiệu.
4. Nội dung “Ánh sáng đi qua những vật nào”.
Ánh sáng luôn là điều bí ẩn mà trẻ đều mong muốn đƣợc tìm tòi để có thể “bắt” đƣợc, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ thực hiện:
+ Giáo viên tập trung trẻ trong lớp, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra trước mặt trẻ, Cô hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Cô cho cả lớp thực hiện. Cô đƣa ra gợi ý để trẻ có thể tự kết luận: ánh sáng có thể đi qua một số chất, một số chất ít đi qua, một số chất không đi qua đƣợc.
+ Cô hỏi trẻ: Con đã từng thấy điều tương tự chưa?
+ Cô cho trẻ ghi lại kết quả bằng kí hiệu, biểu tƣợng.
Qua một số ví dụ cụ thể ở trên, thực nghiệm cho thấy trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động, bằng các phương pháp nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc lĩnh hội các tri thức trẻ còn đƣợc phát triển một số kĩ năng nhƣ:
kĩ năng quan sát, kĩ năng nhận thức, phát triển tƣ duy, phát triển các giác quan... điều này rất cần thiết cho trẻ trong tương lai sau này.
3.2.2 Thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessori
3.2.2.1. Mục tiêu
Thiết kế những hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi đảm bảo trẻ đƣợc hoạt động, phát triển các nhóm kĩ năng đặc biệt là nhóm kĩ năng nhận thức bậc trung và nhóm kĩ năng nhận thức bậc cao nhƣ:
kĩ năng suy luận, kĩ năng dự đoán, kĩ năng đặt giả thuyết, kĩ năng kiểm soát các điều kiện tác động...
Hoạt động thiết kế đảm bảo khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động, kích thích trẻ đƣa ra những thắc mắc, những câu hỏi cần giải quyết, trẻ cảm thấy thích thú khi tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học, hình thành ở trẻ những kĩ năng đặt câu hỏi một cách tích cực, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển nhận thức và tƣ duy phê phán, rèn luyện kĩ năng thảo luận, hoạt động nhóm.
3.2.2.2. Nội dung
Trong chương trình dạy học Motessori đã có bộ 1000 bài tập Motessori với mười hai nội dung dạy trẻ bao gồm: thiên văn học, vật lí học, thực vật học, sinh thái học, địa lí học, địa chất học, lịch sử, ngôn ngữ học, toán, thực hành cuộc sống, cảm quan, động vật học. Những bài tập này đã dạy cho trẻ tương đối đầy đủ về kiến thức cũng như thực hành kĩ năng trong đó có kĩ năng nhận thức, kĩ năng tìm tòi khoa học. Chúng tôi đã dựa trên bộ 1000 bài tập Motessori và nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non đội tuổi 5-6 tuổi, mục tiêu và kết quả mong đợi cuối độ tuổi để thiết kế một số hoạt động cụ thể nhƣ sau:
1. Nội dung “Sự biến đổi màu của nước”
- Mục đích: Giúp trẻ biết đƣợc tại sao cắm bông hoa trắng vào cốc nước màu nào thì bông hoa sẽ chuyển sang màu đó. Phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận, phối hợp hoạt động trong nhóm nhỏ.
- Chuẩn bị: Hoa hồng có màu trắng; các cốc đựng nước; các túi màu:
xanh, đỏ, vàng. Kéo.
- Tiến hành:
+ Cho trẻ ra góc thiên nhiên, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra và lần lƣợt hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Chia số trẻ theo nhóm nhỏ (3-5 trẻ/nhóm); mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Nhận xét: Giáo viên hỏi trẻ: Để hoa hồng đổi màu các con phải làm gì? Khi cắm hoa vào cốc nước đã pha màu hoa có đổi màu không? tại sao?
- Mở rộng:
1.Giới thiệu về hiện tƣợng thẩm thấu.
2.Giới thiệu về kính lúp.
3.Sử dụng các dung dịch màu khác nhau.
4.Sử dụng những bông hoa khác.
- Điểm thú vị:
1.Ta có thể nhìn thấy nước trong những cánh hoa.
2.Ta sẽ khó nhận ra nước khi không có màu.
- Lời khuyên:
1.Giáo viên cần chuẩn bị khay kĩ lƣỡng.
2. Nội dung “Hoa đổi màu”
- Mục đích: Giúp trẻ biết đƣợc tại sao cắm bông hoa trắng vào cốc nước màu nào thì bông hoa sẽ chuyển sang màu đó. Phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận, phối hợp hoạt động trong nhóm nhỏ.
- Chuẩn bị: Hoa hồng có màu trắng; các cốc đựng nước; các túi màu:
xanh, đỏ, vàng. Kéo.
- Tiến hành:
+ Cho trẻ ra góc thiên nhiên, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra và lần lƣợt hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Chia số trẻ theo nhóm nhỏ (3-5 trẻ/nhóm); mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Nhận xét: Giáo viên hỏi trẻ: Để hoa hồng đổi màu các con phải làm gì? Khi cắm hoa vào cốc nước đã pha màu hoa có đổi màu không? tại sao?
- Mở rộng:
1.Giới thiệu về hiện tƣợng thẩm thấu.
2.Giới thiệu về kính lúp.
3.Sử dụng các dung dịch màu khác nhau.
4.Sử dụng những bông hoa khác.
- Điểm thú vị:
1.Ta có thể nhìn thấy nước trong những cánh hoa.
2.Ta sẽ khó nhận ra nước khi không có màu.
- Lời khuyên:
1.Giáo viên cần chuẩn bị khay kĩ lƣỡng.
3. Nội dung “Vật chìm - nổi (Vật nào nổi, vật nào chìm)”
- Mục đích: Trẻ hiểu được một vật chìm hay nổi trong nước phụ thuộc vào chất liệu, hình dạng, kích thức.... của vật đó. Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán, nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Chuẩn bị: Một chậu nước; các vật dụng bằng nhiều chất liệu khác nhau nhƣ: kẹp quần áo bằng nhựa, nắp chai bằng nhựa, hòn sỏi, thìa nhựa, thìa inox, mẩu gỗ, xốp,....
- Tiến hành:
+ Cô tập trung trẻ lại góc thiên nhiên, đƣa các vật dụng cô đã chuẩn bị ra và hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Cô chia số trẻ thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 3-5 trẻ. mỗi lần cho 5-6 nhóm thực hiện. Yêu cầu trẻ bầu 1 bạn nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm (lấy dụng cụ, kê bàn ghế, thực hiện thử nghiệm, ghi lại kết quả).
+ Trẻ thực hiện.
+ Cô giáo hỏi trẻ: Vì sao khi thả các vật vào chậu lại có vật nổi, có vật chìm? cô giáo gợi ý để trẻ nói đƣợc, gợi ý để trẻ kết luận. Cho trẻ ghi chép lại bằng kí hiệu.
- Mở rộng:
1. Giới thiệu về vật chất nhẹ nổi, nặng chìm.
2. Giới thiệu về các chất lỏng.
3. Sử dụng các vật liệu khác nhau.
4. Sử dụng những đồ dùng khác.
- Điểm thú vị:
1. Ta có thể nhìn thấy sụ thay đổi của chất lỏng.
2. Ta sẽ khó nhận ra các loại chất lỏng khác nhau khi không có màu, mùi.
- Lời khuyên:
1. Giáo viên cần chuẩn bị giáo cụ kĩ lƣỡng.
4. Nội dung “Ánh sáng đi qua những vật nào”
- Mục đích: Giúp trẻ hiểu đƣợc ánh sáng có thể đi qua một số chất, một số chất ít đi qua, một số chất không đi qua đƣợc. Thông qua hoạt động này tiếp tục hình thành và phát triển khả năng nhận thức, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm, ghi nhớ kết quả.
- Chuẩn bị: Cốc thủy tinh trong suốt, bát sứ, bình sứ, mảnh gỗ, Ly thủy tinh, cốc nhựa..., đèn pin.
- Tiến hành:
+ Giáo viên tập trung trẻ trong lớp, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra trước mặt trẻ, Cô hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Cô cho cả lớp thực hiện. Cô đƣa ra gợi ý để trẻ có thể tự kết luận: ánh sáng có thể đi qua một số chất, một số chất ít đi qua, một số chất không đi qua đƣợc.
+ Cô hỏi trẻ: Con đã từng thấy điều tương tự chưa?
+ Cô cho trẻ ghi lại kết quả bằng kí hiệu, biểu tƣợng. (Yêu cầu trẻ khoanh tròn vào biểu tƣợng trong phụ lục 5).
- Mở rộng:
1. Giới thiệu về hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng.
2. Giới thiệu về kính lúp.
3. Sử dụng các vật liệu khác nhau.
4. Giới thiệu ánh sáng đi qua các vật khác nhau là khác nhau.
- Điểm thú vị:
1.Ta có thể nhìn thấy đường đi của ánh sáng.
2.Ta sẽ khó nhận màu sắc của ánh sáng.
- Lời khuyên:
1.Giáo viên cần chuẩn bị giáo cụ kĩ lƣỡng.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Giáo viên thường chia nhóm nhỏ (5-7 trẻ) ở biện pháp này. Giáo viên thường tổ chức hoạt động để giáo dục kĩ năng tìm tòi khoa học cho trẻ như sau:
- Tiến hành:
+ Giáo viên tập trung trẻ trong lớp, đƣa các dụng cụ đã chuẩn bị ra trước mặt trẻ, Cô hỏi trẻ:
Chúng ta có những đồ dùng, dụng cụ gì?
Với những đồ dùng, dụng cụ này chúng ta có thể làm đƣợc những gì?
Nếu làm nhƣ vậy chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Cô cho cả lớp thực hiện. Cô đƣa ra gợi ý để trẻ có thể tự kết luận:
ánh sáng có thể đi qua một số chất, một số chất ít đi qua, một số chất không đi qua đƣợc.
+ Cô hỏi trẻ: Con đã từng thấy điều tương tự chưa?
+ Cô cho trẻ ghi lại kết quả bằng kí hiệu, biểu tƣợng. (Yêu cầu trẻ khoanh tròn vào biểu tƣợng trong phụ lục 5).
- Mở rộng: Ngoài phần nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động để giáo dục các kĩ năng thì giáo viên còn rở rộng thêm, mỗi phần mở rộng lại phù hợp với nội dung giáo viên lựa chọn để dạy trẻ. Mỗi nội dung giáo viên lựa chọn để dạy mới cho trẻ 01 kĩ năng chính và ôn luyện lại một số kĩ năng đã học.
- Điểm thú vị: Trong mỗi hoạt động giáo viên chú ý cho trẻ phát hiện ra những điểm thú vị vừa đƣợc trải nghiệm. điều này làm cho trẻ thích thú và luôn chờ đợi cơ hội đến lần sau lại đƣợc hoạt động để tìm tòi những cái mới và trải nghiệm những điều thú vị lần sau.