Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG TÌM TÒI KHOA HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1.3. Phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em với tiến trình giáo dục đặc biệt. Chủ yếu dựa vào việc trẻ học khái niệm thông qua hoạt động trải nghiệm với các giác quan dưới hình thức cá nhân hóa được sáng lập bởi bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, bà đã có công to lớn trong việc tạo ra bộ đồ dùng cảm giác sáng tạo để chữa trị trẻ có nhu cầu đặc biệt và đạt được hiệu quả xuất sắc. Bà nhận thấy các phương pháp thử nghiệm với trẻ em khuyết tật về tâm thần cũng có thể áp dụng đối với trẻ bình thường. Qua hơn 100 năm áp dụng, phương pháp giáo dục Montessori được phổ biến trên toàn thế giới.
Ở lớp học theo phương pháp Montessori trẻ được học tập trung vào 5 nội dung: thực hành cuộc sống, giác quan, ngôn ngữ, toán, văn hóa. Điều quan trọng trong những lớp học Montessori đó chính là việc tạo cho trẻ một môi trường tốt giúp trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phá cuộc sống, giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh. Do vậy, môi trường giáo dục theo phương pháp Montessori có những đặc trưng cơ bản sau: thứ nhất, việc học của trẻ thông qua sự trải nghiệm của các giác quan; thứ hai, trẻ đƣợc tôn trọng những đặc tính riêng biệt; thứ ba, trẻ đƣợc đề cao tính độc lập và sự trộn lẫn lứa tuổi trong lớp học. Đó là những khác biệt của môi trường lớp học Montessori với lớp học truyền thống.
1.3.2. Bản chất
Triết lý giáo dục của Maria Montessori
- Triết lý giáo dục của Montessori coi trọng động lực nội tại của một đứa trẻ đó là: quá trình nhận thức và khả năng nhận thức. Trẻ em có năng lực trí tuệ và khả năng nhận thức riêng của từng đứa trẻ để học hỏi và tiếp thu kiến thức từ chính môi trường hoạt động của trẻ điều này khác với năng lực nhận thức của người lớn. Trong môi trường hoạt động đó trẻ em có thể tự tìm tòi khám phá, sáng tạo và hoạt động theo ý tưởng của trẻ. Trẻ em vừa có năng lực học tập, vừa có tinh thần sẵn sàng tìm tòi học hỏi, khả năng tiếp thu của trẻ thông qua các giác quan, tự nhận thức thông qua các hoạt động độc lập, những gì trẻ tự tìm tòi, tự khám phá, tự thực hiện sẽ tác động đến việc hình thành tƣ duy nhận thức, tính cách, tự nhận thức giá trị bản thân, trẻ sẽ yêu lao động, không còn thấy lao động là sự bắt buộc đối với chúng.
- Phương pháp giáo dục Montessori nhằm hướng tới sự phát triển tổng thể tính cách của trẻ dựa trên ba lĩnh vực: sự vận động của cơ thể, kích thích giác quan và cách phát huy hoạt động trí tuệ. Sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần giúp cho trẻ trở thành một con người toàn diện có tri thức và sức khỏe.
- Một trong những triết lý đƣợc Maria Montessori chú trọng đến đó là sự tự do của trẻ. Để khẳng định triết lý tự do trong giáo dục trẻ em, bà đã nghiên cứu nhiều năm và đƣợc bà thể hiện qua khái niệm: “bộ óc thẩm thấu”, bà cho rằng trẻ em có khả năng tự học. Bà cho rằng trẻ em có quyền quyết định tương lai của mình. Bà trao quyền cho các em. Do đó trong các lớp học Montessori trẻ em đƣợc tự do lựa chọn công việc. Theo những nghiên cứu của Bà thì sự tự do trong hoạt động nhận thức là cơ sở cho sự rèn luyện bên trong.
Tuy nhiên sự tự do trong phương pháp Montessori có giới hạn, giới hạn thông qua đồ dùng và quy tắc xã hội. Trẻ chỉ được tự do lựa chọn đồ dùng tương ứng với giai đoạn phát triển, chỉ sử dụng những đồ dùng trẻ đã được hướng dẫn, mỗi đồ dùng chỉ có một. Trong lớp học Montessori, bọn trẻ còn đƣợc tự do chạy nhảy nhƣng rất có trật tự, có quy tắc.
Chính sự tự do lựa chọn ấy đã làm bộc lộ những khả năng kỳ diệu của trẻ và những quy tắc chi phối sự hình thành tâm lý của trẻ.
1.3.3 Đặc điểm
Phương pháp Montessori xem môi trường là mối quan tâm chính. Môi trường được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ và phải phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Giáo cụ trong lớp học Montessori đƣợc sắp xếp một cách gọn gàng ngăn nắp, có quy tắc, có trật tự đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ đƣợc tự do học tập, tự do lựa chọn giáo cụ và bắt đầu tìm tòi theo sự hứng thú của chúng.
Nhu cầu tìm tòi khám phá của trẻ nhỏ là vô hạn chính vì vậy mọi giáo cụ để thực hiện phương pháp giáo dục Montessori trong các lớp học đều được thiết kế một cách tỉ mỉ chính xác, đáp ứng nhu cầu tìm tòi khám phá của trẻ đặc biệt là kỹ năng tìm tòi khoa học. Giáo cụ phải để ở những nơi dễ lấy, dễ tìm, mọi thứ trong phòng phải có trật tự, có công dụng riêng, đƣợc sắp xếp theo trình tự tăng dần từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và được bố trí một cách tự nhiên nhất. Trong lớp học Montessori, giáo viên là người tạo ra môi trường
đồng thời giữ vai trò kết nối trẻ với môi trường. Giáo viên luôn là người hỗ trợ trẻ, giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn, luôn kiên nhẫn, có khả năng quan sát, phát hiện khám phá các hoạt động của trẻ để từ đó có các cách giải quyết vấn đề giúp trẻ tiến bộ. Giáo viên chỉ giúp đỡ những trẻ thực sự cần sự giúp đỡ, còn những trẻ tập trung vào các hoạt động giáo viên để trẻ tự do làm việc theo ý trẻ.
Cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một môi trường phù hợp theo nhu cầu của trẻ. Môi trường gia đình tạo cho trẻ sự tự do khám phá với những học cụ mà cha mẹ chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, an toàn nhất, phù hợp với trẻ sẽ giúp trẻ tìm tòi khám phá trong môi trường trẻ được cha mẹ chúng tạo ra chúng đƣợc tự do tìm tòi phát hiện những điều mới mẻ xung quanh mình từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
1.3.4. Nguyên tắc
Những nguyên tắc trong phương pháp Montessori:
- Nguyên tắc đơn giản: chúng ta cần nhớ, đối với trẻ, mọi thứ càng đơn giản càng giúp trẻ hiểu một cách nhanh nhất và sâu sắc nhất. Ví dụ khi trẻ đƣa ra câu hỏi Tại sao? người lớn cần giải thích với các từ dễ hiểu và đơn giản nhất, hay muốn dạy trẻ một nội dung nào đó thì nên đi thẳng vào vấn đề, đừng nói dài dòng hay vòng vo, sẽ khiến trẻ rất khó hiểu. Ví dụ: khi muốn dạy trẻ chữ cái, chúng ta chỉ tập trung phát âm chữ cái cho trẻ nghe, không nên nói:
chữ B màu đỏ, chữ C màu xanh...
- Nguyên tắc bình tĩnh: Trong quá trình dạy trẻ, đặc biệt đối với trẻ từ 2-3 tuổi có lúc giáo viên rất ức chế và cảm thấy không thể kiên nhẫn. Nhƣng giữ đƣợc bình tĩnh là vô cùng quan trọng để có thể dạy và hiểu đƣợc trẻ.
Chúng ta thường xuyên giục trẻ hãy nhanh lên, thấy trẻ mặc quần áo lâu là làm hộ trẻ ngay... Như vậy trẻ sẽ không trưởng thành được, chính lúc này chúng ta chỉ cần bình tĩnh, kiên trì và chờ đợi. Đừng nóng vội khi nuôi dạy
trẻ, đó là tối hậu thƣ dành cho các bậc cha mẹ và giáo viên mầm non dạy trẻ theo phương pháp Montessori.
- Không có phần thưởng hay sự trừng phạt: nền giáo dục của chúng ta qua nhiều thế hệ đã quen với các dạy con có phần thưởng hay sự trừng phạt, điều đó được ăn sâu từ gia đình tới trường học. Tuy nhiên khi dạy trẻ theo phương pháp Montessori, hãy từ bỏ thói quen đó, đối với trẻ phần thưởng hay sự trừng phạt không thể tác động tới sự phát triển về mặt nhận thức nhiều.
Điều quan trọng là chúng ta hãy giải thích một cách logic về những việc trẻ làm sẽ tạo ra kết quả nhƣ thế nào. Ví dụ: nếu con làm bẩn ra nhà, con phải tự dọn sạch sẽ lại, đó là kết quả do con tạo ra, và con phải tự chịu trách nhiệm.
- Nguyên tắc tập trung: Khi trẻ làm việc gì đó, chúng ta nên quan sát và tránh ngắt quãng hay vội xen vào một cách vội vàng, nhƣ vậy sẽ làm ảnh hưởng tới tính tập trung của trẻ.
- Nguyên tắc nghe - quên, nhìn - nhớ, làm - hiểu: Chúng ta hãy để trẻ tập thực hành một cách tối đa, học qua thực hành là cách học tốt nhất để trẻ lĩnh hội tri thức.
Trên đây là 5 nguyên tắc chính trong số những nguyên tắc khi áp dụng dạy trẻ theo phương pháp Montessori. Những nguyên tắc này sẽ giúp giáo viên khi thực hiện giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori có “công cụ” để thực hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.3.5. Vai trò của phương pháp Montessori trong giáo dục kỹ năng tìm tòi khoa học cho trẻ
Trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường được xây dựng gần gũi nhất với trẻ. Trẻ được học với các bộ giáo cụ và với môi trường thông qua trải nghiệm các giác quan. Các học cụ này có thể là vật thật, có thể là mô hình đƣợc sắp xếp vào các góc trong lớp học. Trẻ thỏa sức làm việc với các học cụ này bằng cách trải nghiệm các giác quan nhƣ: thính giác, thị giác,
xúc giác, khứu giác, vị giác... thông qua những ấn tƣợng thu đƣợc trẻ dễ dàng lĩnh hội đƣợc những tri thức nhân loại.
Tạo điều kiện cho cá nhân trẻ phát triển ở mức độ tối đa, sự chấp nhận đứa trẻ là duy nhất và cho phép trẻ phát triển tùy vào những khả năng riêng và thời gian của riêng mình. Trẻ đƣợc thực hiện với “kế hoạch” của riêng mình, trẻ đƣợc tự do trải nghiệm, tìm tòi khám phá với những bộ giáo cụ, trẻ đƣợc phép “thử sai”. Trong quá trình làm việc trẻ đƣợc tự do lựa chọn công việc mà trẻ hứng thú, trẻ tự đánh giá công việc của mình từ đó tính độc lập của trẻ đƣợc hình thành.