PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 31 - 37)

Chương 3, tác giả trình bày nội dung về phương pháp nghiên cứu bao gồm:

thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến SHL của doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Tây Ninh, từ đó giúp tác giả có những nhận định và đề ra giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy thu hút đầu tư vào Tây Ninh.

Nghiên cứu định tính: Trên cơ sở thang đo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005), thang đo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2010) và qua quan sát thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ; sau đó tiến hành tham khảo trực tiếp ý kiến của các chuyên gia làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của tỉnh Tây Ninh (Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, BQL Khu kinh tế tỉnh) và một số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh để hiệu chỉnh những nội dung chưa thích hợp, thiết lập thang đo chính thức với Likert 5 mức độ nhằm thu thập thông tin từ các các đối tượng nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở kết quả dữ liệu thu thập được từ khảo sát, tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20. Trong nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo, từ đó xác định, loại bỏ các biến chưa đạt yêu cầu; phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra sự tương quan giữa các biến trong tổng thể nhằm phân chia các yếu tố; sau cùng là phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình, phân tích mối tương quan, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến SHL của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Tây Ninh; phân tích phương sai ANOVA cũng được sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp. Trong đó: Nguồn thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của địa phương, các đề tài nghiên cứu trước, các bài báo, tạp chí, sách,… được sử dụng để định hướng nghiên cứu, đưa ra giả thuyết nghiên cứu phù hợp, đồng thời kết hợp với thực tiễn làm cơ sở lý luận cho đề tài;

nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi được soạn sẵn và được gửi đến đối tượng nghiên cứu để thu thập những đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Tây Ninh. Kết quả khảo sát được đưa vào phần mềm SPSS 20 để phân tích, kiểm định các giả thuyết.

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được sử dụng để thực hiện trong nghiên cứu này, vì thuận tiện cho việc nghiên cứu, ít tốn kém thời gian, chi phí và dễ tiếp cận với đối tượng được điều tra.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo

lần 1

Nghiên cứu định tính

Điều chỉnh thang đo Thang đo

chính thức Nghiên cứu định lượng

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy, phân tích kết quả Kiểm định, phân tích

ANOVA

Viết báo cáo nghiên cứu Kiểm định độ tin cậy

Cronbach’s Alpha

Về kích thước mẫu, theo Hair và cộng sự (2009) cho rằng để sử dụng phân tích khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn nên là 100 và cố gắng tối đa tỉ lệ quan sát mỗi biến đo lường là 5:1 (nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát), do đó kích thước mẫu trong nghiên cứu này được lấy theo công thức N ≥ 5*x (trong đó x là tổng số biến quan sát); đồng thời một nhân tố được gọi là tin cậy nếu nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên (Stevens, 2002, trích Habing 2003).

Trong nghiên cứu này có 30 biến quan sát, như vậy nghiên cứu cần thực hiện với cỡ mẫu tối thiểu là 150. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện, 170 phiếu sẽ được gửi đi khảo sát, đối tượng được chọn khảo sát là những cán bộ quản lý từ cấp trưởng, phó phòng trở lên của các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; kết quả thu về 158 phiếu hợp lệ được tổng hợp đưa vào phần mềm SPSS 20 và 12 phiếu không hợp lệ được bỏ ra do không điền đủ thông tin khảo sát. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 158 phiếu đảm bảo phù hợp cho việc nghiên cứu.

Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách khảo sát thông qua phiếu điều tra được soạn sẵn và được gửi đến các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phiếu điều tra được gửi về BQL Khu Kinh tế tỉnh và Sở Công thương để tiến hành khảo sát lấy ý kiến DN thông qua lấy ý kiến trực tiếp hoặc qua điện thoại, qua mail; thời gian tiến hành khảo sát thu thập thông tin các doanh nghiệp trong tháng 3 và 4/2019. Nội dung của phiếu điều tra gồm 03 phần:

(1) Giới thiệu mục đích nghiên cứu.

(2) Một số thông tin về các doanh nghiệp được khảo sát: Lĩnh vực hoạt động, quy mô lao động, thời gian hoạt động, thị trường mục tiêu.

(3) Nội dung các câu hỏi. Nội dung câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ ảnh hưởng để đo lường sự cảm nhận của đối tượng khảo sát đến vấn đề nghiên cứu.

3.3 Thang đo nghiên cứu

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2010). Trong đó: thang đo yếu tố về Nguồn lực tài nguyên gồm 3 câu hỏi của Nguyễn Mạnh Toàn (2010); thang đo yếu tố về Cơ sở hạ tầng gồm 5 câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và Nguyễn Mạnh Toàn (2010); thang đo yếu tố về Nguồn nhân lực gồm 6 câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005); thang đo yếu tố về Cơ chế chính sách gồm 4 câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và Nguyễn Mạnh

Toàn (2010); thang đo yếu tố về Môi trường sống và làm việc gồm 7 câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và Nguyễn Mạnh Toàn (2010); thang đo yếu tố về SHL của doanh nghiệp đầu tư gồm 5 câu hỏi của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) và Nguyễn Mạnh Toàn (2010).

Việc thiết kế bảng câu hỏi sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu, do đó nếu thiết kế bảng câu hỏi không tốt có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch, khác xa nhiều so với thực tế. Để bảng câu hỏi được thiết kế một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, trên cơ sở tham khảo và lấy ý kiến chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh thang đo và một cho số từ ngữ cho dễ hiểu, phù hợp với thực trạng môi trường đầu tư của Tây Ninh, đồng thời đưa ra tất cả những câu trả lời có khả năng xảy ra nhất, cấu trúc và ấn định chính xác những câu trả lời, người trả lời chỉ việc khoanh tròn, đánh dấu hay chỉ định trong số những trả lời soạn sẵn.

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu và mã hóa thang đo Số

biến

Các thang đo Mã hóa

I NGUỒN LỰC TÀI NGUYÊN

1 Dễ tiếp cận được nguồn vật liệu giá rẻ Tai_nguyen1 2 Môi trường không khí, nước, đất đai dồi dào và tốt. Tai_nguyen2 3 Vị trí địa lý thuận lợi để phát triển phân phối hàng hóa. Tai_nguyen3 II CƠ SỞ HẠ TẦNG

4 Hệ thống giao thông kết nối. Ha_tang1

5 Hệ thống điện, nước đảm bảo. Ha_tang2

6 Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu. Ha_tang3

7 Hệ thống bưu chính, thông tin liên lạc thuận lợi. Ha_tang4 8 Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế đáp ứng yêu cầu. Ha_tang5 III NGUỒN NHÂN LỰC

9 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN. Nhan_luc1 10 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt. Nhan_luc2

11 Nguồn lao động dồi dào. Nhan_luc3

12 Ý thức, trách nhiệm của người lao động cao. Nhan_luc4

13 Chi phí thuê lao động giá rẻ. Nhan_luc5

14 DN dễ tìm kiếm lao động quản lý có trình độ cao. Nhan_luc6

IV CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

15 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là ưu đãi nhiều về thuê mặt bằng.

Chinh_sach1

16 Hệ thống thuế rõ ràng. Chinh_sach2

17 Thủ tục hành chính pháp lý nhanh chóng, đơn giản, quy trình cấp giấy phép đầu tư rõ ràng, minh bạch.

Chinh_sach3 18 Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN. Chinh_sach4

V MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ LÀM VIỆC

19 Các bất đồng giữa DN và người lao động được giải quyết thỏa đáng.

Moi_truong1

20 Chi phí sinh hoạt hợp lý. Moi_truong2

21 Hệ thống trường học đáp ứng nhu cầu. Moi_truong3

22 Hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu. Moi_truong4

23 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. Moi_truong5

24 Người dân thân thiện. Moi_truong6

25 Môi trường không bị ô nhiễm. Moi_truong7

VI SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ

26 Doanh thu của DN sẽ tăng trưởng như mong muốn. Hai_long1 27 Lợi nhuận của DN sẽ tăng trưởng như kỳ vọng. Hai_long2 28 DN sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư kinh doanh tại Tây Ninh. Hai_long3 29 DN sẽ giới thiệu DN khác tới đầu tư tại Tây Ninh. Hai_long4 30 DN hài lòng với việc đầu tư tại Tây Ninh. Hai_long5

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 thông qua các bước phân tích sau:

- Bước 1: Tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 170 DN đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thông qua BQL Khu kinh tế tỉnh và Sở Công thương. Qua thống kê, tổng hợp 158 phiếu hợp lệ đưa vào phần mềm SPSS 20 và 12 phiếu không hợp lệ sẽ được loại bỏ.

- Bước 2: Trên cơ sở các phiếu được chọn ra, tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: Lĩnh vực hoạt động của DN, thời gian hoạt động, quy

mô lao động, thị trường mục tiêu. Đây là bước kiểm tra sơ bộ nguồn dữ liệu, những thông tin cá nhân, tần suất lựa chọn, phân tích giá trị trung bình, từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về tính phù hợp của dữ liệu và mô hình nghiên cứu.

- Bước 3: Kiểm định độ tin cậy thang đo trên phần mềm SPSS 20 bằng hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường 6 nhân tố với 30 câu hỏi. Việc thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha để xem xét, đánh giá mối quan hệ chặt chẽ và tương quan giữa các biến trong cùng một nhân tố, theo đó loại bỏ các biến chưa đạt yêu cầu và giữ lại biến có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

- Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định mối tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể và nhóm các biến thích hợp lại với nhau. Hệ số KMO được sử dụng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, tiêu chuẩn để phân tích nhân tố là phù hợp khi hệ số KMO ≥ 0,5 và kiểm định Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê khi Sig < 0,05, tức là các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đồng thời để đo mức độ cảm nhận, hài lòng của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng đánh giá giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (chỉ giữ lại những nhân tố có giá trị trung bình ≥ 1 và độ lệch chuẩn ≥ 50% để phân tích).

- Bước 5: Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố và kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, trên cơ sở đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định và có ý nghĩ thống kê khi các nhân tố đó có hệ số Sig ≤ 0,05.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)