Về Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 76 - 81)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ chế chính sách là nhân tố có tác động lớn đến SHL doanh nghiệp đầu tư và là nhân tố tạo nên môi trường đầu tư bình đẳng giúp DN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó có khả năng khuyến khích đầu tư.

Do đó chính quyền địa phương cần tập trung hỗ trợ DN trong quá trình thành lập, tư vấn pháp lý, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm tốt công tác bồi thường, giải tỏa để kịp thời bàn giao mặt bằng sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có đất sạch để triển khai dự án.

Thực thi đầy đủ các chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương (như:

chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư nước ngoài, chính sách miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất, chính sách hỗ trợ chi phí di dời, chính sách hoàn trả kinh phí cho DN đã ứng trước để thực hiện giải phóng mặt các KCCN,…), vận dụng xây dựng chính sách đặc thù ưu đãi của địa phương để thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó cần áp dụng các khoản ưu đãi ở mức cao nhất cho DN trong một thời gian dài theo khung quy định. Tỉnh Tây Ninh cần có chính sách ưu đãi về thuế đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, DN khởi nghiệp, các DN nội địa hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ, các ưu đãi về giá thuê mặt bằng, nhà xưởng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động. Các chính sách này cần phải được công khai minh bạch và dễ hiểu cho tất cả các cá nhân, DN.

Một vấn đề quan trọng được các DN đánh giá trong nghiên cứu này năng lực của người đứng đầu địa phương. Cụ thể lãnh đạo địa phương cần năng động, sáng tạo, linh hoạt trong thực thi các chính sách và hỗ trợ DN, trong đó cần có sự thay đổi về cách xây dựng và tiếp cận chính sách ưu đãi cho DN theo hiệu quả kinh doanh nhằm thu hút các DN đầu tư lâu dài và hiệu quả trên địa bàn, việc ưu đãi dựa trên hiệu quả tức là chuyển từ ưu đãi dựa trên quy mô và tổng lợi nhuận, sang ưu đãi dựa trên hiệu quả và giá trị gia tăng trong nước, chuyển từ thu hút đầu tư dựa trên lợi thế sẵn có sang thu hút đầu tư theo mong muốn bằng cách tạo ra những lợi thế về lao động, hạ tầng, môi trường kinh doanh tương ứng và phù hợp, giảm dần tiến tới thay thế ưu đãi thuế bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng hạ tầng; xúc tiến đầu tư chủ động có mục tiêu, trong đó tập trung vào các ngành có công nghệ sử dụng nguồn lực

tiết kiệm, các ngành nghề định hướng phát triển của tỉnh (như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, các ngành có giá trị xuất khẩu lớn); thành lập Ban chỉ đạo thu hút đầu tư, hình thành đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy và thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo gặp gỡ DN để tiếp nhận và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc có liên quan đến yêu cầu của DN; công khai các dự án đang kêu gọi đầu tư để nhiều nhà đầu tư, DN tham gia đầu tư theo hướng công khai, minh bạch.

Tiếp tục cải cách hành chính, nhanh chóng triển khai đồng bộ cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư và tiếp nhận đầu tư, xử lí kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; trong đó, cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, phát triển mở rộng các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện với chức năng, nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan có liên quan đến hoạt động của DN: Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Công thương, Tài chính, BQL Khu kinh tế, Sở Xây dựng, Cục thuế, Hải quan, Công an để hỗ trợ DN về dịch vụ lập hồ sơ thủ tục đăng ký đầu tư, dịch vụ đăng ký kinh doanh, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ DN lập dự án vay vốn, lựa chọn vị trí đầu tư phù hợp với quy hoạch của tỉnh nhằm giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho DN; đồng thời thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để điều chỉnh, bổ sung, thay thế hoặc cắt giảm, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, chồng chéo, không đúng quy định, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, xây dựng, đất đai, lao động để góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính. Từ đó nâng cao SHL của DN cũng như đánh giá cao về môi trường kinh doanh của tỉnh.

Khi thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, hiệu quả thì khả năng thu hút DN đầu tư vào tỉnh Tây Ninh sẽ được nâng lên đáng kể.

5.2.2 Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông, cầu, cảng, điện, nước, thông tin liên lạc là những vấn đề cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của DN và tỉnh Tây Ninh. Vậy hoàn thiện cơ sở hạ tầng bên trong và kết nối với bên ngoài là yếu tố quan trọng cần được tỉnh Tây Ninh quan tâm nổ lực thực hiện trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư, giúp các doanh nghiệp tin tưởng, yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh, từ đó dễ dàng giới thiệu Tây Ninh với các doanh nghiệp tiềm năng khác.

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, tỉnh tập trung huy động nguồn lực nâng cấp, mở rộng 02 tuyến đường quan trọng, huyết mạch trên địa bàn tỉnh là đường 782 – 784, Quốc lộ 22B, vì đây là 02 trục đường chính kết nối Tây Ninh với Thành phố HCM và các tỉnh trong khu vực, đồng thời đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của địa phương kết nối với trục đường chính này (như: đường tỉnh, huyện (Đường đất Đất Sét – Bến Củi, ĐT 794, 786), các công trình giao thông ngoài hàng rào các KCCN); xúc tiến đầu tư, có chính sách thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn của các DN đầu tư công trình giao thông theo phương thức BT, BOT, PPP để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối giữa tỉnh Tây Ninh với TP.HCM các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long (như Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14C, cao tốc từ thành phố HCM - Mộc Bài, cao tốc từ Gò Dầu – Xa Mát); nâng cấp hoàn thiện hệ thống cảng sông tạo điều kiện thuận lợi cho các DN rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí lưu thông (như Cảng Thanh Phước, Bến Kéo, Thành Thành Công). Khi các tuyến đường này được đưa vào khai thác sẽ tạo sự lưu thông thuận lợi, kết nối từ tỉnh Tây Ninh với các vùng kinh tế khác trên cả nước, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển của địa phương và tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các DN vào tỉnh Tây Ninh.

Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các KCCN trọng điểm với các ngành nghề phù hợp để đón đầu sự di chuyển của các DN từ TP.HCM đến đầu tư tại Tây Ninh (Khu công nghiệp Phước Đông, Khu công nghiệp Trảng Bàng, Khu công nghiệp Thành Thành Công, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III) và Khu kinh

tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng các hạ tầng kỹ thuật (hệ thống điện, cấp thoát, nước), khuyến khích các hoạt động bưu chính viễn thông, hệ thống tài chính, ngân hàng xung quanh khu, cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, quy hoạch đủ quỹ đất ở gắn liền với các KCCN để tạo điều kiện cho DN xây dựng nhà ở cho người lao động, cũng như tạo điều kiện cho người lao động có thể mua nhà giá rẻ. Đồng thời quan tâm xúc tiến đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng thương mại, các công trình cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp để tạo điều kiện cho các DN mới vào đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

5.2.3 Về Nguồn nhân lực

Nhân tố lao động được DN đánh giá là cũng không kém phần quan trọng đến sự phát triển và tồn tại của DN. Hiện nay Tây Ninh có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí thấp, nhưng phần lớn trong số đó là lao động nông thôn, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, trình độ lao động còn hạn chế, ý thức trách nhiệm người lao động chưa cao nên chưa đáp ứng nhu cầu lao động của các DN nói chung, nhất là lao động phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Chính vì thế tỉnh Tây Ninh cần xem xét các giải pháp sau:

- Tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh để xem xét nhu cầu lao động của DN (như nhu cầu về trình độ, ngành nghề, nhu cầu về số lượng tuyển dụng), từ đó xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm tạo nguồn lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của DN; đồng thời cân đối và phân bổ ngân sách phù hợp, hiệu quả cho nhiệm vụ phát triển nhân lực, phối hợp với DN hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật, có chính sách thu hút cán bộ và lao động có kỹ thuật cho một số ngành chủ lực của tỉnh.

- Thực hiện tự do hóa thị trường lao động, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề chất lượng cao; phát triển các trung tâm hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến khích hình thức DN tự đào tạo, tự nâng cao trình độ kỹ thuật và chuyên môn cho người lao động; hình thành mối liên kết giữa các DN có nhu cầu tuyển dụng lao động với các

cơ sở đào tạo nghề để tổ chức đào tạo nghề theo địa chỉ, gắn đào tạo và sử dụng; định hướng đào tạo đối với các lĩnh vực tỉnh đang tập trung phát triển như: du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, các ngành có giá trị xuất khẩu lớn; đưa các tổ chức công đoàn đi vào hoạt động thực chất, hiệu quả trong bảo vệ lợi ích của người lao động.

5.2.4 Về Môi trường sống và làm việc

Bên cạnh các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thì môi trường sống không bị ô nhiễm, hệ thống giáo dục, y tế tốt, có nhiều khu vui chơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần cho người lao động và DN mặc dù ảnh hưởng không lớn nhưng cũng là các yếu tố được các DN quan tâm khi tiến hành đầu tư tại một địa phường, bởi vì bên cạnh thời gian làm việc thì người lao động cũng như bản thân DN đều cũng có nhu cầu như bất kỳ người dân nào như nhu cầu về sức khỏe, giáo dục, thể thao, dịch vụ ăn mặc, mua sắm, vui chơi giải trí. Vì vậy, muốn cải thiện môi trường, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng như DN đầu tư, tỉnh cần quan tâm một số giải pháp sau:

- Kiên quyết không cấp phép cho những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái, cải thiện hệ thống vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực đầu tư nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường; xây dựng Quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm; thực hiện tính đúng và đủ các loại chi phí bảo vệ môi trường của các DA đầu tư; nghiên cứu và áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác theo tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước.

- Tiếp tục thực hiện, kêu gọi xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục để hình thành các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các trường học có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và học tập cho con em người lao động, nhà đầu tư.

- Xúc tiến đầu tư hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch, khuyến khích các chương trình liên kết du lịch giữa Tây Ninh với các tỉnh miền

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)