Về nguồn lực tài nguyên

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 40 - 46)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh

4.1.2 Nhận định về các yếu tố liên quan sự hài lòng DN đầu tư của tỉnh Tây Ninh…. 27

4.1.2.1 Về nguồn lực tài nguyên

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, có vị trí địa lý rất thuận lợi và tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; giáp với các tỉnh đã và đang phát triển rất nhanh như Bình Dương, Bình Phước, Long An; cách trung tâm TP.HCM 50Km tính từ huyện Trảng Bàng; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng quốc tế, nội địa 40 – 80Km (cảng Sài Gòn, Đồng Nai); có 240Km đường biên giới chung hai nước Việt Nam – Campuchia, với 02 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ (cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách TP.HCM 70Km, cách TP. Phnompenh của Campuchia 170Km), tạo điều kiện thuận lợi giao thương, trao đổi hàng hóa và kết nối với các vùng nguyên liệu của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan.

Nguồn: Google Maps Hình 4.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 4032 km2, địa hình bằng phẳng với 5 loại đất chính (đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, đất phèn và đất than bùn) và một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng; điều kiện khí hậu ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất lợi; nguồn thủy lợi đa dạng với Hồ Dầu Tiếng, Sông Sài Gòn, Sông Vàm Cỏ Đông cùng với hệ thống kênh rạch đan xen tạo nguồn nước trên mặt và mạch nước ngầm dồi dào quanh năm, thuận lợi phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản một cách bền vững.

Với địa hình bằng phẳng, đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào, đây là lợi thế của Tây Ninh và là yếu tố cơ bản đáp ứng sự hài lòng của DN khi quyết định lựa chọn đầu tư; tuy nhiên, Tây Ninh vẫn chưa khai thác và tận dụng được lợi thế này một cách hiệu

quả. Về vị trí địa lý, mặc dù Tây Ninh không có nhiều bất lợi so với các địa phương khác như Bình Dương, tuy nhiên yếu tố làm cho các nhà đầu tư lo ngại là do nằm tiếp giáp biên giới Campuchia và môi trường ở nước này có nhiều thay đổi cộng với nhạy cảm biên giới giữa 2 nước.

4.1.2.2 Về chất lƣợng nguồn nhân lực

Dân số Tây Ninh được nhận định thuộc loại cơ cấu vàng, với dân số trung bình năm 2017 là 1.126 ngàn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 658 ngàn người chiếm tỷ lệ 58,44% (Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, 2017); hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 18 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 01 Trường Cao đẳng nghề, 03 Trung cấp nghề; đặc biệt Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh đã thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Tây Ninh, được đầu tư mua sắm thiết bị thực hành với công nghệ tiên tiến, đưa vào giảng dạy và phát huy được hiệu quả. Đây là một thuận lợi để phát triển, cung ứng nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho DN trong thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn thấp, lao động chủ yếu ở nông thôn, trình văn hóa thấp, ý thức trách nhiệm chưa cao; tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ lao động dưới 3 tháng, chưa có sự liên kết với các DN; mạng lưới đào tạo và dạy nghề còn khá mỏng, chủ yếu là công lập quy mô nhỏ và không chuyên nghiệp, chưa có trường đại học. Do đó, Tây Ninh cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng và có chính sách phù hợp để phát huy lợi thế về nguồn lao động, đồng thời thu hút nguồn lao độ trình độ cao ở các tỉnh lân cận để phá vỡ vòng tròn lao động trình độ thấp như hiện nay.

4.1.2.3 Về cơ sở hạ tầng

Tây Ninh nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực.

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 2 trục đường chính là Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B; cùng với 39 tuyến tỉnh lộ, 218 tuyến huyện lộ và mạng lưới đường giao thông nông thôn tạo thành các trục dọc, trục ngang phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh. Hệ thống giao thông đường thuỷ với 2 sông chính là sông Vàm Cỏ Đông (kết nối giao thương đường thủy với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long) và sông Sài Gòn (nối Tây Ninh với cụm cảng TP.HCM) khá thuận tiện cho các loại

phương tiện giao thông đường thủy nội địa, kết nối thương mại giúp tỉnh phát triển.

Hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đều được đảm bảo từ khâu quy hoạch, thẩm định đầu tư, phân bổ linh hoạt rộng khắp các địa bàn của tỉnh, thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và xã hội.

Hiện tỉnh có 5 khu công nghiệp với diện tích 3.385 ha (Khu công nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung III, Phước Đông, Bourbon An Hòa, Chà Là) đang hoạt động, cùng với 11 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với diện tích 902,48 ha được thành lập, trong đó một số cụm công nghiệp cũng được xây dựng, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu về mặt bằng hiện tại của DN đầu tư cũng như nhu cầu mở rộng đầu tư trong tương lai.

Có thể thấy rằng, chính quyền Tây Ninh đã có sự nỗ lực rất lớn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên hệ thống hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ, 02 tuyến đường chính được đầu tư chưa tương xứng, quy mô còn khá nhỏ so với tầm quan trọng của nó. Đường Xuyên Á hiện tại không thể đảm nhận được nhu cầu giao thông làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa; các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ nối đến các KCN cũng chưa được triển khai đồng bộ, chưa được nâng cấp, mở rộng ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư, như: Tuyến đường chính vào KCN Bourbon An Hòa, Chà Là, Phước Đông – Bời Lời, vẫn chưa được mở rộng; trục đường HCM đi ngang qua Tây Ninh đang xây dựng dở dang; các bến cảng thủy nội địa thì quy mô nhỏ, phục vụ cho phương tiện nhỏ phục vụ phương tiện cỡ 10 – 30 tấn, chưa có cầu tàu phục vụ cho phương tiện lớn.

Hạ tầng khu, cụm CN tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Hiện chỉ có 02 KCN đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng với tỷ lệ lắp đầy 80%, các khu còn lại đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư; tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp vẫn còn thấp (20,7% đất công nghiệp cho thuê), do đó tỉnh cần tập trung hỗ trợ, xúc tiến đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại để thu hút đầu tư lắp đầy các khu, cụm CN hiện tại.

4.1.2.4 Về cơ chế chính sách

Công tác cải cách hành chính được chú trọng theo hướng tinh gọn. Tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đều có bố trí bộ phận một cửa để tiếp nhận và giải quyết thủ tục về đầu tư, và mới đây Trung tâm hành chính công cấp tỉnh cũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2018 làm thước đo trong đánh giả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (viết tắt là TTHC), xây dựng Cổng thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, triển khai ứng dụng Zalo để giải quyết TTHC, tạo thuận lợi cho DN trong quá trình liên hệ giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, giúp giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại, rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC cho DN.

Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương năng động, tâm huyết, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức chương trình “cafe doanh nhân cuối tuần” để gặp gỡ DN, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của DN, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động, tạo niềm tin cho DN an tâm đến đầu tư; quan tâm đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tập trung đền bù, giải tỏa, tạo quỹ đất sạch chuẩn bị đón các nhà đầu tư; ban hành và triển khai nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ DN đầu tư và phát triển, như: chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020; chính sách hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển hình thành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Với những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng đã góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Tây Ninh. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục hành chính còn mất nhiều thơi gian và chi phí, theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số thành phần chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Tây Ninh khá thấp và có dấu hiệu suy giảm qua các năm (còn gọi là chi phí thành lập doanh nghiệp - phản ánh thời gian cần thiết để một doanh nghiệp thực hiện thủ đầu tư), nếu năm 2016 chỉ số này đã có dấu hiệu suy giảm rớt hạng xuống 24/63, năm 2017 tiếp tục

rớt hạng xuống 50/63 tỉnh, thành phố; việc hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương chưa thật sự đủ mạnh để thu hút đầu tư, việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp còn khó khăn (thông tin giữ liệu sơ sài, không tin cậy), mong muốn giữa doanh nghiệp và chính quyền chưa có điểm chung; các chính sách hỗ trợ chưa được tiếp cận một cách dễ dàng, còn nhiều sự ràng buộc nên hiệu quả chưa cao.

4.1.2.5 Về môi trường sống và làm việc

Môi trường sống ở Tây Ninh không ngừng được cải thiện, hệ thống trường học, cơ sở y tế, văn hóa, xã hội từ thành thị đến nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí cho người lao động và DN. Ngoài ra, Tây Ninh có thể tận dụng những hạ tầng mềm này ở TP.HCM.

Toàn tỉnh hiện có 534 trường công lập, trong đó 01 Trường Cao đẳng Sư phạm, với 6.036/7.620 phòng học kiên cố và 12 trường ngoài công lập. Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư mở rộng, hiện có 109 cơ sở y tế công lập thực hiện chức năng khám chữa bệnh (trong đó có 02 phòng khám đa khoa khu vực và 02 cơ sở y tế ngoài công lập), với 2.831 giường bệnh đạt 25,1giường bệnh/ vạn dân. Hệ thống hạ tầng văn hóa trên địa bàn tỉnh có 107 cơ sở văn hóa xã hội, cùng nhiều trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí cũng mới được hình thành và đi vào hoạt động (Trung tâm thương mại Shophouse Vincom Tây Ninh, khu phức hợp khách sạn - trụ sở làm việc phố thương mại MB Land, dự án hệ thống siêu thị CoopMart xây dựng ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, khu vui chơi giải trí Bàu Cà Na, Long Điền Sơn) là những nơi khá hấp dẫn đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân và DN.

Hệ môi trường sinh thái của Tây Ninh với diện tích rừng 40.025 ha, khí hậu ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất lợi và nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá như Tòa thánh Cao Đài, Núi Bà đen, hồ Dầu Tiếng, quần thể Căn cứ TW cục miền Nam, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Sông Vàm cỏ, hệ thống cửa khẩu quốc tế và quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và du khách đến đầu tư, du lịch, sinh sống tại tỉnh.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít, các dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, quy mô nhỏ, chất lượng phục vụ còn nhiều mặt hạn chế, dịch vụ du lịch thì thiếu tính liên kết, ít được đầu tư cải tiến, đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, thiếu các trung tâm vui chơi giải trí,

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)