Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 67 - 74)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. Kiểm định giả thuyết

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy, ta có 04 yếu tố là CS, HT, NL, MT có ảnh hưởng đến SHL DN đầu tư. Tác giả tiếp tục tiến hành phân tích mô tả về giá trị trung bình của các nhóm biến để giúp việc phân tích số liệu hợp lý và hiệu quả hơn.

Mean – Trung bình cộng là thông số thông dụng để nói lên mức độ hài lòng DN đối với từng thang đo. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 để lựa chọn trong bảng khảo sát, do đó giá trị khoảng cách = (Giá trị cao nhất – Giá trị thấp nhất)/n = (5-1)/5=0,8. Như vậy ý nghĩa của các mức như sau:

1,00 – 1,80: Rất không hài lòng, hay là rất không quan trọng (mức rất thấp);

1,81 – 2,60: Không hài lòng, hay không quan trọng (mức thấp);

2,61 – 3,40: Không ý kiến, hay bình thường (mức trung bình);

3,41 – 4,20: Hài lòng, hay quan trọng (mức cao);

4,21 – 5,00: Rất hài lòng, hay rất quan trọng (mức rất cao).

Cơ chế chính sách

Cơ sở hạ tầng

Nguồn nhân lực

Môi trường sống và làm việc

H4+

H2+

H5+

SHL của doanh nghiệp đầu tư H3+

4.7.1 Nhân tố Cơ chế chính sách

Bảng 4.21 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Cơ chế chính sách

Nhân tố Cơ chế chính sách Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là ưu đãi

nhiều về thuê mặt bằng. 2,00 5,00 3,61

Hệ thống thuế rõ ràng. 2,00 5,00 3,96

TTHC pháp lý nhanh chóng, đơn giản, quy trình

cấp giấy phép đầu tư rõ ràng, minh bạch. 2,00 5,00 3,68 Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ DN. 1,00 5,00 3,74

Trung bình 3,74

Giả thuyết H4 cho rằng Cơ chế chính sách có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến cơ chế chính sách = 0,447 > 0 và Sig. = 0,000 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận. Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Cơ chế chính sách tăng lên 0,447 đơn vị. Yếu tố Cơ chế chính sách được đánh giá có ảnh hưởng mạnh nhất đến SHL của DN khi quyết định đầu tư vào Tây Ninh, do hệ số β cao nhất.

Từ kết quả Bảng 4.21 có thể thấy, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Cơ chế chính sách dao động từ 3,61 đến 3,96. Điều này cho thấy DN khá hài lòng với yếu tố Cơ chế chính sách của Tây Ninh, tuy nhiên còn ở mức hài lòng thấp so với các yếu tố còn lại, trong đó DN đánh giá yếu tố “Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là ưu đãi nhiều về thuê mặt bằng” và yếu tố “TTHC pháp lý nhanh chóng, đơn giản, quy trình cấp giấy phép đầu tư rõ ràng, minh bạch” ở mức còn thấp (3,61 và 3,68). Thực tế cho thấy việc thực hiện thủ tục hành chính tại Tây còn mất nhiều thời gian và chi phí khi DN đến đầu tư, cụ thể như doanh nghiệp cho rằng thời gian đăng ký kinh doanh phải mất hết 6 ngày (trong khi đó các tỉnh làm tốt chỉ mất có 3 ngày), thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung phải mất hết 3 ngày (các tỉnh làm tốt chỉ mất 1 ngày); chính

sách ưu đãi cho DN chủ yếu ưu đãi về thuế, các chính sách hỗ trợ khác thì còn nhiều sự ràng buộc và tập trung vào hỗ trợ mở rộng quy mô nên hiệu quả chính sách mạng lại chưa cao, cụ thể như chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2016 đến nay chỉ có 4 DN được hỗ trợ.

4.7.2 Nhân tố Cơ sở hạ tầng

Bảng 4.22 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Cơ sở hạ tầng Nhân tố Cơ sở hạ tầng Giá trị

thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình

Hệ thống giao thông kết nối. 2,00 5,00 3,67

Hệ thống điện, nước đảm bảo. 2,00 5,00 4,24

Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu. 2,00 5,00 3,92

Hệ thống bưu chính, thông tin liên lạc thuận lợi. 2,00 5,00 3,96 Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế đáp

ứng yêu cầu. 2,00 5,00 3,63

Trung bình 3,88

Giả thuyết H2 cho rằng Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến cơ sở hạ tầng

= 0,320 > 0 và Sig. = 0,000 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận. Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Cơ sở hạ tầng tăng lên 0,320 đơn vị. Yếu tố Cơ sở hạ tầng được đánh giá có ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến SHL của DN, chỉ sau yếu tố Cơ chế chính sách.

Từ kết quả Bảng 4.22 có thể thấy, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Cơ sở hạ tầng là 3,88. Điều này cho thấy DN khá hài lòng với yếu tố Cơ sở hạ tầng của Tây Ninh, tuy nhiên còn ở mức hài lòng thấp. Trong đó DN đánh giá cao yếu tố “Hệ thống điện, nước đảm bảo”, yếu tố “Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu”, yếu tố “Hệ thống bưu chính, thông tin liên lạc thuận lợi; riêng yếu tố “Hệ thống giao thông kết nối” và yếu tố “Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế đáp ứng yêu cầu” được đánh giá thấp hơn (3,67 và 3,63). Điều này cũng khá phù hợp với thực tế tại Tây Ninh, hệ thống giao thông của tỉnh Tây Ninh chủ yếu là đường bộ và dựa trên 2 trục đường

chính (QL22, QL22B), tuy nhiên chưa được đầu tư tương xứng, quy mô còn khá nhỏ so với tầm quan trọng của nó; hạ tầng khu, cụm CN tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, hiện chỉ có 02 KCN đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng với tỷ lệ lắp đầy 80%, các khu còn lại đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư.

4.7.3 Nhân tố Nguồn nhân lực

Bảng 4.23 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Nguồn nhân lực

Nhân tố Nguồn nhân lực Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu

của doanh nghiệp. 1,00 5,00 3,60

Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của

lao động tốt. 1,00 5,00 4,05

Nguồn lao động dồi dào. 2,00 5,00 4,20

Ý thức, trách nhiệm của người lao động cao. 2,00 5,00 3,80

Trung bình 3,91

Giả thuyết H3 cho rằng chất lượng Nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến nguồn nhân lực = 0,141 > 0 và Sig. = 0,018 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận.

Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Nguồn nhân lực tăng lên 0,141 đơn vị. Yếu tố chất lượng Nguồn nhân lực được đánh giá có ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến SHL của DN khi quyết định đầu tư tại Tây Ninh.

Từ kết quả Bảng 4.23 ta có, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Nguồn nhân lực 3,91. Điều này cho thấy DN khá hài lòng với nhân tố Nguồn nhân lực của Tây Ninh. Tuy nhiên DN chưa đánh giá cao yếu tố “Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp” và yếu tố “Ý thức, trách nhiệm của người lao động cao”. Thực tế cho thấy, dân số Tây Ninh được nhận định thuộc loại cơ cấu vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên tỷ lệ lao động đang làm việc đã

qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp chỉ đạt 15,8% còn khá thấp và thấp hơn so với bình quân cả nước (20,6%) và khu vực Đông Nam bộ (26,2%), mạng lưới đào tạo và dạy nghề còn khá mỏng, chủ yếu là công lập quy mô nhỏ và không chuyên nghiệp, chưa có trường đại học, do đó mặc dù Tây Ninh đang còn thừa lao động như hầu hết các DN gặp khó khăn khi tuyển dụng, nhất là lao động có tay nghề, đồng thời do lao động ở Tây Ninh chủ yếu ở nông thôn, trình độ văn hóa thấp nên ý thức, trách nhiệm của người lao động chưa cao.

4.7.4 Nhân tố Môi trường sống và làm việc

Bảng 4.24 Kết quả giá trị trung bình mức độ hài lòng của DN về Môi trường sống và làm việc

Nhân tố Môi trường sống và làm việc Giá trị thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình Các bất đồng giữa DN và người lao động được

giải quyết thỏa đáng. 1,00 5,00 4,05

Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu. 1,00 5,00 3,67

Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu. 1,00 5,00 3,89

Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. 2,00 5,00 3,66

Môi trường không bị ô nhiễm. 2,00 5,00 4,32

Trung bình 3,91

Giả thuyết H5 cho rằng Môi trường sống và làm việc có tác động cùng chiều đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Căn cứ vào kết quả hồi quy ta thấy hệ số β của biến môi trường sống và làm việc = 0,120 > 0 và Sig. = 0,044 < 0,05 do đó giả thuyết được chấp nhận. Nghĩa là, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu muốn SHL của DN đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Nguồn nhân lực tăng lên 0,120 đơn vị. Yếu tố Môi trường sống và làm việc ít ảnh hưởng nhất đối với SHL của DN, do hệ số β thấp hơn so với các yếu tố khác trong mô hình.

Từ kết quả Bảng 4.24 ta có, giá trị trung bình của các biến trong nhân tố Môi trường sống và làm việc dao động từ 3,66 đến 4,32. Điều này cho thấy DN khá hài lòng với nhân tố Môi trường sống và làm việc của Tây Ninh, tuy nhiên yếu tố “Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu”, yếu tố “Hệ thống y tế đáp ứng được nhu

cầu” và yếu tố “Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn” mức hài lòng vẫn còn thấp (3,67 và 3,89 và 3,66). Kết quả này là phù hợp với trực trạng của Tây Ninh, vì ngoài Khu du lịch Núi Bà Đen, các điểm vui chơi giải trí khác còn hạn chế, chưa được đầu tư nhiều, dịch vụ vui chơi giải trí còn khá đơn điệu, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết, chất lượng phục vụ còn nhiều mặt hạn chế; các chương trình giao lưu trao đổi văn hóa giữa các DN với người dân địa phương chưa nhiều; cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít.

4.7.5 Nhân tố sự hài lòng của DN đầu tƣ

Bảng 4.25 Kết quả giá trị trung bình nhân tố SHL của doanh nghiệp đầu tư Nhân tố sự hài lòng của DN đầu tƣ Giá trị

thấp nhất

Giá trị cao nhất

Giá trị trung bình Doanh thu của DN sẽ tăng trưởng như kỳ vọng. 2,00 5,00 4,03 Lợi nhuận của DN sẽ tăng trưởng như kỳ vọng. 2,00 5,00 3,80 DN sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư kinh doanh tại

Tây Ninh. 2,00 5,00 3,85

DN sẽ giới thiệu người khác tới đầu tư tại Tây

Ninh. 2,00 5,00 3,76

DN hài lòng với việc đầu tư tại Tây Ninh. 2,00 5,00 4,20

Trung bình 3,92

Từ kết quả Bảng 4.25 có thể thấy, DN đánh giá môi trường đầu tư của Tây Ninh ở mức khá với mức giá trị trung bình của nhân tố SHL của doanh nghiệp đầu tư là 3,92. Điều này chứng tỏ rằng, với sự nỗ lực vươn lên của chính quyền địa phương địa, trong những năm gần đây, môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định, cần tiếp tục duy trì và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư của Tây Ninh trong thời gian tới, nhất là giải pháp về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng.

Chương 4: Tác giả đã trình bày phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả phân tích.

Từ các yếu tố theo mô hình đề nghị ban đầu, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử

dụng để nhóm các biến quan sát thành những yếu tố có ý nghĩa hơn trong việc đánh giá mức độ hài lòng của DN trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Phân tích hồi quy được tác giả sử dụng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến SHL của doanh nghiệp đầu tư. Trên cơ sở hệ số hồi quy của từng yếu tố cho thấy, các yếu tố về cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc của Tây Ninh càng đảm bảo thì mức độ hài lòng của DN trong thu hút đầu tư càng cao. Đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của các biến định tính đến thang đo SHL của doanh nghiệp đầu tư bằng phân tích ANOVA cũng được thực hiện nhằm tìm ra sự khác biệt giữa các biến phân tích, kết quả cho thấy không có sự khác nhau trong đánh giá thang đo SHL của doanh nghiệp giữa các nhóm khảo sát.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh tây ninh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)