Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s

Một phần của tài liệu Tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.2. Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s

3.3.2.1. Kiểm định thang đo đặc điểm tính cách Big-Five

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (xem chi tiết phụ lục 6: Kiểm định thang đo sơ bộ) đối với thang đo đặc điểm tính cách Big-Five của quản lý cấp cao ngành siêu thị với các đặc điểm như sau:

Thang đo sẵn sàng trải nghiệm

Thang đo sẵn sàng trải nghiệm có 6 biến quan sát (O1 – O6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.816 lớn hơn 0.6, trong đó có biến O5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.217 < 0.3 và hệ số α của riêng O5 = 0.883 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến O5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến O5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.883 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.834 - 0.883]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.603 > 0.3. Do đó, thang đo sẵn sàng trải nghiệm còn lại 5 biến quan sát (biến O5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo tận tâm

Thang đo tận tâm có 6 biến quan sát (C1 – C6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.833 lớn hơn 0.6, trong đó có biến C5

có hệ số tương quan biến tổng là 0.280 < 0.3 và hệ số α của riêng C5 = 0.875 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến C5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến C5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.875 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.817 - 0.875]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.585 > 0.3. Do đó, thang đo tận tâm còn lại 5 biến quan sát (biến C5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo hướng ngoại

Thang đo hướng ngoại có 6 biến quan sát (Ex1 – Ex6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.669 lớn hơn 0.6, trong đó có biến Ex5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.204 < 0.3 và hệ số α của riêng Ex5 = 0.734 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến Ex5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến Ex5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.734 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.647 - 0.722]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.503 > 0.3. Do đó, thang đo hướng ngoại còn lại 5 biến quan sát (biến Ex5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo dễ chịu

Thang đo dễ chịu có 6 biến quan sát (A1 – A6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.769 lớn hơn 0.6, trong đó có biến A6 có hệ số tương quan biến tổng là 0.101 < 0.3 và hệ số α của riêng A6 = 0.904 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến A6 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến A6 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.904 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.867 - 0.899]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.686 > 0.3. Do đó, thang đo dễ chịu còn lại 5 biến quan sát (biến A6 bị loại) đáp

ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Thang đo tâm lý bất ổn

Thang đo tâm lý bất ổn có 6 biến quan sát (N1 – N6). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.653 lớn hơn 0.6, trong đó có biến N3 và N5 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.150, 0.097 < 0.3 và hệ số α của riêng N3 = 0.735 và N5 = 0.739 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến N3 và N5 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến N3 và N5 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.860 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.769 - 0.846]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.646 > 0.3. Do đó, thang đo tâm lý bất ổn còn lại 4 biến quan sát (biến N3, N5 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

3.3.2.2. Kiểm định thang đo lãnh đạo đạo đức

Thang đo lãnh đạo đạo đức có 10 biến quan sát (EL1 – EL10). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.785 lớn hơn 0.6, trong đó có biến EL3 và EL7 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.141, 0.030

< 0.3 và hệ số α của riêng EL3 = 0.821 và EL7 = 0.837 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến EL3 và EL7 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến EL3 và EL7 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.890 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.864 - 0.889]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.516 > 0.3. Do đó, thang đo lãnh đạo đạo đức còn lại 8 biến quan sát (biến EL3, EL7 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

3.3.2.3. Kiểm định thang đo sự hài lòng trong công việc

Thang đo sự hài lòng trong công việc có 7 biến quan sát (JS1 – JS7). Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 1 cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.836 lớn hơn

0.6, trong đó có biến JS2 có hệ số tương quan biến tổng là 0.181 < 0.3 và hệ số α của riêng JS2 = 0.894 lớn hơn hệ số α chung (Nunnally, 1978) nên biến JS2 sẽ bị loại (chi tiết theo Phụ lục 6).

Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 2 với biến JS2 bị loại cho thấy, thang đo có hệ số độ tin cậy α = 0.894 lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ [0.857 - 0.892]. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0.609 > 0.3. Do đó, thang đo lãnh đạo đạo đức còn lại 6 biến quan sát (biến JS2 bị loại) đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA (chi tiết theo Phụ lục 7).

Bảng 3.2: Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sơ bộ

Mã hóa Yếu tố Độ tin cậy Cronbach’s Alpha

O Sẵn sàng trải nghiệm 0.883

C Tận tâm 0.875

Ex Hướng ngoại 0.734

A Dễ chịu 0.904

N Tâm lý bất ổn 0.860

EL Lãnh đạo đạo đức 0.890

JS Sự hài lòng trong công việc 0.894

Một phần của tài liệu Tác động của các đặc điểm tính cách big five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc nghiên cứu trường hợp tại các hệ thống siêu thị lớn ở thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)