CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm và dễ chịu có ảnh hưởng tích cực đến lãnh đạo đạo đức (giả thuyết H1, H2, H4); Mặc khác, tâm lý bất ổn có ảnh hưởng tiêu cực đến lãnh đạo đạo đức (giả thuyết H5).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhiều sự tương đồng với những phát hiện của ệzbağ (2016). Dễ chịu là yếu tố mạnh nhất tiờn đoỏn lónh đạo đạo đức, họ là người ân cần, hữu ích, trung thực, phong nhã, đáng tin cậy, sự hiểu biết, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người khác, và nói chung đáng yêu. Những người tận tâm trải nghiệm một mức độ cao về nghĩa vụ đạo đức; họ coi trọng sự thật và trung thực, thường được tổ chức tốt, có trách nhiệm và đáng tin cậy. Những khuynh hướng này gợi ý mối liên hệ giữa sự tận tâm và mô hình hành vi được yêu cầu để được coi là một nhà lãnh đạo đạo đức. Mặt khác, kết quả cho thấy một mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa sẵn sàng trải nghiệm và lãnh đạo đạo đức. Điều này là hợp lý vì để phát triển bản thân và tổ chức của họ về mặt đạo đức, các nhà lãnh đạo nên cởi mở
để thay đổi, xây dựng các cấu trúc và thủ tục mới thay đổi thói quen phi đạo đức.
Họ nên tôn trọng những ý tưởng mới và đánh giá chúng như nhau bất kể họ đến từ đâu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hướng ngoại không ảnh hưởng đến lãnh đạo đạo đức (giả thuyết H3 bị bác bỏ). Hướng ngoại là một đặc điểm tính cách kết hợp với cảm xúc tích cực, có khả năng giao tiếp nhiều hơn với mọi người ở nơi công cộng hơn là người hướng nội. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng những người hướng ngoại có nhiều khả năng hoạt động như những người bán hàng tốt hơn so với người hướng nội hay tâm lý bất ổn. Điều này có thể có nghĩa là những người hướng ngoại có một hình ảnh tích cực cho cả bản thân lẫn người khác và vì thế rất sôi động, quyết đoán và nói nhiều (Bono & Judge, 2004). Và trong nghiên cứu của Boakye và Gyambrah (2017) cho thấy chỉ có hai yếu tố tận tâm và hướng ngoại có ảnh hưởng tích cực đến lãnh đạo đạo đức và tâm lý bất ổn có ảnh hưởng tiêu cực, còn hai yếu tố sẵn sàng trải nghiệm và dễ chịu không có ảnh hưởng gì đến lãnh đạo đạo đức. Vì nhận thức của lãnh đạo đạo đức phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa của họ, do bài này đối tượng khảo sát còn hạn chế. Một mô hình tích hợp của lãnh đạo đạo đức nhận ra một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa lãnh đạo đạo đức và hướng ngoại cần được hỗ trợ trong nghiên cứu tương lai.
Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy các yếu tố sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm và hướng ngoại có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc (giả thuyết H6, H7, H8). Nghiên cứu về tính sẵn sàng trải nghiệm là người hay tò mò, tưởng tượng, độc lập và có khuynh hướng thử những điều mới mẻ hơn, do đó họ có nhiều khả năng tạo ra sự hài lòng trong công việc (Topolinski và Hertel, 2007). Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tính tận tâm có tác động đến sự hài lòng công việc.
Những cá nhân tận tâm biết cách nâng cao giá trị bản thân và biết chịu trách nhiệm, định hướng thành tích, hoạt động tốt hơn khi nhận được nhiều sự công nhận và phần thưởng mang lại sự hài lòng cao hơn (Furnham, 2009; Templer, 2012). Hướng ngoại có tương quan chặt chẽ với sự hài lòng công việc (Judge, 2002) hoặc tính hướng ngoại có tác động đáng kể dự đoán sự hài lòng công việc. Bằng chứng cho thấy những người quản lý cần dành nhiều thời gian giao tiếp hơn với nhân viên,
chia sẻ, lắng nghe ý kiến nhân viên mang lại sự hài lòng trong công viên cao hơn cho nhân viên tại nơi làm việc. Ngược lại yếu tố tâm lý bất ổn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng trong công việc (giả thuyết H10). Các cá nhân hay lo lắng cao, khó thỏa mãn với công việc của họ hơn là những người ít lo lắng. Vì thần kinh thường liên quan đến kết quả tiêu cực, nhân viên có thể do dự khi sử dụng những người nộp đơn đạt điểm cao về thần kinh trong đánh giá nhân cách (Jones, 2015).
Vì các bằng chứng được cung cấp trong nghiên cứu này cảnh báo rằng người ta không nên chỉ đơn thuần là giải thích tâm lý bất ổn trong sự cô lập và các biến khác có thể làm giảm thiểu khả năng kết quả tiêu cực cần được nghiên cứu thêm. Chỉ có duy nhất yếu tố dễ chịu không có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc (giả thuyết H9 bị bác bỏ). Trong khi nghiên cứu của Bui (2017) cung cấp bằng chứng về tác động đáng kể của sự dễ chịu đến sự hài lòng công việc. Nó xuất hiện từ mẫu trong môi trường làm việc mới, nơi những thay đổi liên tục, tinh thần đồng đội phổ biến hơn nỗ lực cá nhân, và sự cộng tác và cạnh tranh tồn tại song song; sự dễ chịu đang trở nên quan trọng trong công việc. Trong nghiên cứu này còn hạn chế cần nghiên cứu sâu hơn để làm nổi trội mối quan hệ giữa tính dễ chịu và sự hài lòng trong tương lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này phân tích kết quả của mô hình về tác động của đặc điểm tính cách Big – Five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc tại hệ thống các siêu thị lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các thang đo sau khi đã loại biến không phù hợp đều đạt yêu cầu cho việc phân tích các bước tiếp theo. Sau khi tiến hành các bước phân tích thích hợp, chín giả thuyết của mô hình nghiên cứu được kiểm định. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu chính, nêu ra ý nghĩa của nghiên cứu, những hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.