Các quy định pháp luật về nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH

2.1. Các quy định chung về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

2.1.1. Các quy định pháp luật về nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm”13.

Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”14.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác

13TS.Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị, tr. 11

14TS.Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị, tr. 11

động xấu đến môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm15.

Các nước trên thế giới đã bắt đầu các chương trình sinh thái, cấp nhãn cho các sản phẩm sinh thái từ lâu, ví dụ: năm 1978, Đức bắt đầu chương trình sinh thái cùng với việc giới thiệu nhãn hiệu “Thiên thần xanh” cho các sản phẩm được lựa chọn; năm 1988, Canada bắt đầu một chương trình gọi là “Biểu trưng sinh thái”, Chính phủ nước này đã lựa chọn các loại sản phẩm quan trọng dành cho việc đánh giá môi trường, tiêu chuẩn được cho nhóm sản phẩm này được xây dựng đảm bảo giảm sự ảnh hưởng xấu đến môi trường ở mức tối thiểu; năm 1989, ở Mỹ, một chương trình tương tự cũng được thực hiện với tên gọi “Con dấu xanh”; năm 1992, Chương trình nhãn sinh thái của Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã được thành lập từ Chiến lược “thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng bền vững”, chương trình này hoàn toàn mang tính tự nguyện, doanh nghiệp, nhà cung cấp, đại lý bán buôn, bán lẻ, nhà nhập khẩu có thể nộp đơn để được quyền sử dụng nhãn hiệu sinh thái của EU16. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT, theo quy định tại thông tư thì nhãn sinh thái gắn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường được gọi là Nhãn xanh Việt Nam.

Nhãn sinh thái cũng đã được đề cập tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nhãn sinh thái gồm 3 loại: Nhãn kiểu I là nhãn được chứng nhận, cấp cho sản phẩm của

15 TS. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 12

16 TS. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, Nxb. Lý luận chính trị, tr. 25

doanh nghiệp sản xuất; nhãn kiểu II là nhãn tự công bố, do các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp phân phối đưa ra dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá của bên thứ ba; nhãn kiểu III là nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất.

Theo quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BTNTM để được cấp chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Các tiêu chí này được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho các nhóm sản phẩm gồm ắc quy, giấy văn phòng, sơn phủ dùng cho xây dựng, máy in, máy tính xách tay. Trong năm 2017, Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Quyết định phê duyệt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho nhóm sản phẩm pin, máy photocopy, đèn LED và modun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng (Dự thảo tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho nhóm sản phẩm pin, máy photocopy, đèn LED và modun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III của Luận văn). Có thể thấy, nội dung quy định về tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam đã xác định những tiêu chí mang tính định lượng cần đáp ứng để một sản phẩm được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường. Gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện nên để được cấp Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm của mình, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT và gửi cho Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi hồ sơ được chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam, trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định chứng nhận được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành. Sau khi có Quyết định chứng nhận, doanh nghiệp có quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam cho

sản phẩm đã được chứng nhận. Doanh nghiệp có quyền gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm đã được chứng nhận trong thời hạn 03 năm, kể từ thời điểm có Quyết định chứng nhận. Hết thời hạn này, để được tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam, doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ và thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại.

Sự ra đời của nhãn sinh thái, trước hết, giữ một vị trí quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình thống nhất quy tắc chung về kỹ thuật trên phạm vi quốc tế, khắc phục được rào cản kỹ thuật mà các nước phát triển đang lạm dụng để bảo hộ thị trường nội địa, từ đó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tự do hóa thương mại quốc tế, làm cho mậu dịch nội địa cũng như quốc tế ngày càng phát triển.

Một sản phẩm được cấp nhãn sinh thái tức là nó được công nhận có ý nghĩa tích cực với môi trường, như vậy, nó sẽ tác động vào người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông minh sẽ hiểu rằng sản phẩm được cấp nhãn sinh thái có lợi cho môi trường và cho sức khỏe, do đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng những sản phẩm này nhiều hơn. Nhãn sinh thái một mặt giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa trên thị trường và có cơ hội hội nhập cao hơn vào thị trường thế giới. Như vậy, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng có lợi; đồng thời, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

Đặc biệt, trong quá trình hội nhập hiện nay, nhãn sinh thái càng có ý nghĩa khi chúng ta tham gia vào các thị trường lớn mạnh trên thế giới với những hàng rào kỹ thuật chặt chẽ, xây dựng nhãn xanh Việt Nam để trở thành thương hiệu mạnh và được công nhận rộng rãi trong khu vực. Nhãn sinh thái giúp các doanh nghiệp nhận thức được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn theo hướng phát triển bền vững, thiết kế sản phẩm và vận hành theo hướng giảm tác động có hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong các giai đoạn khai thác nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ và tiêu hủy sản phẩm.

Nhãn xanh Việt Nam cũng giúp cung cấp các thông tin, hướng dẫn rõ ràng, đáng tin cậy và kịp thời cho người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi

trường và hỗ trợ người tiêu dùng quyết định sử dụng sản phẩm. Đồng thời, nhãn xanh Việt Nam còn giúp nâng cao nhận thức xã hội về tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên theo quy định hiện nay thì các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam còn rất hạn chế về mặt số lượng. Bộ Tài nguyên và Môi trường mới chỉ ban hành một số tiêu chí đối với một số loại sản phẩm nhất định. Tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá, thẩm định sản phẩm có phải là sản phẩm thân thiện với môi trường hay không. Nếu tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam đối với một loại, nhóm loại sản phẩm nào đó chưa được ban hành thì loại, nhóm loại sản phẩm đó không có cơ hội được gắn Nhãn xanh Việt Nam và loại sản phẩm, nhóm hàng hóa đó không thể được công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường. Hơn nữa theo quy định pháp luật hiện này nước ta cũng chưa có quy định bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc thù. Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 có 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 1402417. Tuy nhiên, để đạt được những con số như trên là rất khó khăn, đòi hỏi những nỗ lực của các ban ngành có liên quan và cả các doanh nghiệp. Hiện tại Việt Nam mới có 10% sản phẩm đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần phải thay đổi rất nhiều để có thể đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)