Khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, đầu tư

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH

2.2. Các quy định pháp luật về khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

2.2.2. Khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, đầu tư

Theo điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được vay vốn với lãi xuất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư

29 TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường, Tạp chí Môi trường, số 6/2015

của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường; chủ dự án thực hiện các hoạt động sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư như các dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Việc vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương). Tuy nhiên, hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, đặc biệt là các Quỹ bảo vệ môi trường địa phương. Đến nay, chỉ có Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương được quy định cụ thể về tổ chức và cơ chế hoạt động theo Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, bao gồm: vị trí và chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn, bộ máy quản lý điều hành, nguồn vốn hoạt động và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan đối với tổ chức và hoạt động của Quỹ. Còn lại, các Quỹ địa phương hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về mô hình và tổ chức hoạt động, cũng như cơ chế tài chính một cách thống nhất30.

Liên quan đến lĩnh vực, hoạt động ưu đãi đầu tư có gắn với việc phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, Luật đầu tư năm 2014 quy định tại điểm a, điểm b và điểm g Khoản 1 Điều 16 về ngành, nghề ưu đãi đầu tư:

“a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

30 http://vea.gov.vn/vn/tintuc/tintuchangngay/Pages/N%C3%A2ng-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3- Qu%E1%BB%B9-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-M%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-

Ki%E1%BA%BFn-ngh%E1%BB%8B-t%E1%BB%AB-%C4%91%E1%BB%8Ba-ph%C6%B0%C6%A1ng- .aspx

b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;…”

Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường còn khá phức tạp, chưa cụ thể, khó thực thi trên thực tế nên các doanh nghiệp không có động lực để thực hiện các thủ tục gắn Nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường là một lĩnh vực vẫn còn mới ở Việt Nam, các doanh nghiệp còn thiếu nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị; vì vậy, nếu thu hút được đầu tư của các nước phát triển, sẽ tạo bước tiến mạnh mẽ cho sự phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách ưu đãi đầu tư chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài; vẫn còn tình trạng không công bằng trong chính sách giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư rất phức tạp, rườm rà – là khó khăn, rào cản lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, hướng dẫn về mức trợ giá và trợ cấp, trình tự thủ tục thực hiện trợ giá và trợ cấp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Theo Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì các sản phẩm từ hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường sẽ được Nhà nước hỗ trợ về giá.

Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung, chưa quy định rõ mức hỗ trợ, ưu đãi hoặc ủy quyền cho cơ quan Nhà nước tiếp tục quy định hoặc quyết định mức ưu đãi, hỗ trợ. Trong khi đó, các cơ quan được ủy quyền lại chậm hoặc chưa ban hành văn bản quy định chi tiết. Do đó, các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng

khó có thể biết được hưởng lợi gì khi đầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)