Phương hướng hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường phải đảm bảo định hướng phát triển bền vững

Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường cần được xây dựng và hoàn thiện theo hướng bảo đảm phát triển bền vững: Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển và những thách thức lớn về môi trường đang đặt ra hiện nay, loài người đã xác định cho mình một quan điểm bảo vệ môi trường phù hợp, để giải quyết một cách tốt nhất mâu thuẫn nội tại vốn có giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đó chính là quan điểm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế, xã hội là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Như đã trình bày, phát triển bền vững là một tiến trình phát triển đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng chung quan điểm đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tiến hành các hoạt động phát triển của mình theo hướng phát triển bền vững. “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” - quan điểm này đã được xác định rõ trong Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo quan điểm này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các nhân trong xã hội tiến

hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cụ thể hóa quan điểm đó, dưới góc độ pháp lý, vấn đề này đã được đề cập tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Theo quan điểm này, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội được khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường vào mọi mục đích khác nhau, song các chủ thể này cũng phải thực hiện nghĩa vụ duy trì và cải thiện chất lượng môi trường cho các thế hệ mai sau. Như vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách pháp luật về sản phẩm thân thiện với môi trường; các khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng để mở rộng thị trường sản phẩm này, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường phải đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường

Việc hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường phải đảm bảo sự thống nhất với các bộ phận pháp luật khác của pháp luật môi trường nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật tại các quốc gia trên thế giới đã cho thấy, tính khả thi của một quy phạm pháp luật không chỉ phụ thuộc vào nội dung của quy định đó có phù hợp với thực tiễn hay không, mà còn phụ thuộc vào sự tương hỗ giữa các quy định có liên quan và khả năng thực thi của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nếu không đảm bảo sự phù hợp với các quy định có liên quan, việc thực thi một cách thống nhất và thuận lợi quy phạm pháp luật đó trên thực tế sẽ khó có thể được đảm bảo.

Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường là một bộ phận của hệ thống pháp luật môi trường nên cần đảm bảo sự thống nhất với các bộ phận pháp luật khác của pháp luật môi trường. Chẳng hạn, theo quy định tại Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT quy định về tiêu chí nhãn xanh Việt Nam có nội dung là tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, tức là bao gồm pháp luật về quản lý chất thải, về đánh giá tác động môi trường, về quan trắc,…36. Các quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường phải có sự đồng bộ, không được mâu thuẫn và ngược lại, các quy định pháp luật về pháp luật môi trường nói chung cũng là căn cứ để đánh giá tính thân thiện với môi trường của một sản phẩm.

Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường cũng cần đảm bảo sự thống nhất với các bộ phận khác của hệ thống pháp luật. Ví dụ, pháp luật đất đai quy định về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tiền thuê đất đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm thu hút các nhà đầu tư trong hoạt động này, hướng tới phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm thân thiện với môi trường.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu khách quan xuất phát từ bản thân quá trình phát triển của thế giới với những yếu tố tác động cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ và kinh tế thị trường.

Nó tạo nên mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc và tác động lẫn nhau hết sức nhanh nhạy giữa các nước trên thế giới. Quá trình này đòi hỏi các quốc gia phải chủ động hội nhập sâu rộng hơn nữa với nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá có thể tạo ra sự thay đổi trong các chính sách thương mại có liên quan tới môi trường.

Nó có thể làm củng cố hoặc tăng cường vai trò của các quy định về bảo vệ môi

36 Điều 4 Thông tư số 41/2013/TT-BTNTMT ngày 02 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường

trường ở các quốc gia thông qua các hiệp ước thương mại và môi trường. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc không nhỏ vào nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và mối quan hệ giữa thương mại với môi trường của các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật ở các quốc gia.

Đối với Việt Nam, tự do hoá thương mại là bước đi cơ bản, tất yếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng cũng được quan tâm trong tiến trình đó, theo xu hướng đẩy mạnh các quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Cùng với việc tham gia các Hội nghị quốc tế về bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều Công ước quốc tế về môi trường (Công ước Basel, Công ước Stockholm…).

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải đảm bảo có một tiềm lực đủ mạnh để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trước những áp lực của quá trình hội nhập với thị trường thế giới. Việc tận dụng tối đa các dịch vụ mà các Hiệp định môi trường đa phương cung cấp và thu hút sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước cũng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Như vậy, để thoả mãn các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ở nước ta hiện nay cần phải đảm bảo vấn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế; đồng thời, việc xây dựng pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường cần được thực hiện đảm bảo tạo những điều kiện thuận lợi nhất doanh nghiêp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường, thông qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các chủ thể đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)