CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH
2.1. Các quy định chung về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường
2.1.2. Các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường
Ngay từ những năm cuối của những năm 1990, chủ trương về tăng cường áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hạn chế ô nhiễm đã được đề cập tại Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
17 ISO 14024 (Nhãn loại I/ Công bố môi trường kiểu I): Việc dán nhãn phải được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khác nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương này cũng tiếp tục được tái khẳng định trong “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Các mục tiêu liên quan tới việc phát triển sản phẩm thân thiện môi trường được thể hiện rõ nét hơn trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 202018, cụ thể như:
100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đưa ra các quy định liên quan tới việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường19:
- Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
- Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
- Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.
Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích20: - Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
18 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
19 Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
20 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
- Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
- Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường;
cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có bước tiến so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 khi quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì Nhà nước chỉ quy định về việc xây dựng thói quen sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường mà không quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức hay người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Việc quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã thúc đẩy hoạt động mua sắm công ở Việt Nam. Trước đây, Việt Nam không có các quy định bắt buộc đối với hoạt động mua sắm công. Đối với vấn đề mua sắm công, các nước trên thế giới đã thực hiện rất tốt, đặc biệt là Nhật Bản. Các quy định liên quan tới chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được Chính phủ Nhật ban hành năm 1990; đến năm 2001, Chính phủ thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh. Chính sách này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm xanh. Về luật
mua sắm xanh công cộng, mục đích là để thúc đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực công ở cả cấp trung ương và địa phương. Những thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh cung cấp cho khách hàng cũng được tăng cường thông qua bộ luật này. Với việc mua sắm xanh, chính quyền trung ương xác định và công bố một chính sách mua sắm với các chỉ tiêu trên những loại sản phẩm và dịch vụ mỗi năm21.
Hàn Quốc cũng là một trong số các quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng. Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng khung khổ pháp lý, quy định và hướng dẫn liên quan tới sản phẩm thân thiện môi trường một cách đầy đủ, chẳng hạn: Luật hóa chương trình mua sắm công nhằm tạo ra khung pháp lý và xu hướng tiêu dùng hàng hóa thân thiện môi trường, khuyến khích các cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm thân hiện môi trường, khuyến khích việc thay đổi xu hướng tiêu dùng và thiết lập một xã hội có xu hướng ưa thích phát triển bền vững với các tác động môi trường thấp hơn; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc mua sắm và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; ban hành hướng dẫn mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường; ban hành chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoặc các nhóm lợi ích có liên quan;
tuyên truyền, phổ biến về các sản phẩm thân thiện môi trường.
Học tập kinh nghiệm của các nước, ở Việt Nam, các quy định về hoạt động mua sắm công xanh đã không ngừng hoàn thiện như Luật Đấu thầu năm 2013, Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập... đã giúp việc kiểm soát mua sắm công được chặt chẽ hơn. Đối với các quy định mua sắm công xanh, hiện tại chưa có những chính sách, quy định cụ thể về việc tích hợp các yếu tố bảo vệ môi trường và công bằng xã hội trong mua sắm. Tuy nhiên, trong quy trình mua sắm công,
21 Hoàng Thị Bảo Thoa, Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016)
một số sáng kiến nhằm cải thiện quy trình này đang thực hiện ở các cơ quan chính phủ như Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2016 quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2011 về Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi mua sắm các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này phải mua sắm các phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng. Đặc biệt, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 thực hiện mua sắm xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các quy định này trên thực tế hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao.
Mặt khác, việc quản lý hoặc thúc đẩy phát triển, thương mại hóa sản phẩm thân thiện ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có sự thống nhất trong quản lý, cũng như không đủ trình độ chuyên sâu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp hoặc người dân muốn biết thêm thông tin về sản phẩm thân thiện với môi trường, họ chưa biết phải tìm tới cơ quan quản lý Nhà nước nào để được câu trả lời tốt nhất.
Tiếp đó, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP đưa ra định nghĩa về sản phẩm thân thiện với môi trường tại Khoản 9 Điều 3, theo đó: “Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái.”. Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “được chứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với môi trường23.
23 TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề pháp lý về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường, Tạp chí Môi trường số 6/2015