CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Các yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường, trước hết là Ban giám hiệu có vai trò quyết định đối với việc quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Ban giám hiệu và BLĐ là người đưa ra ý tưởng, quan điểm để xây giá trị thương hiệu trường Đại học, tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, triển khai các kế hoạch của nhà trường về xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học. Vai trò cụ thể của lãnh đạo nói chung và Ban giám hiệu nói riêng thể hiện ở các khía cạnh sau:
Đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học. Ban giám hiệu là người đưa ra ý tưởng về kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học hoặc quyết định lựa chọn kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học do các bộ phận đề xuất.
Khi đã có kế hoạch được thống nhất trong chi bộ và lãnh đạo nhà trường, Ban giám hiệu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, triển khai kế hoạch đến các bộ phận và đến các giáo viên, học sinh.
Một yếu tố quan trọng của quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học là Ban giám hiệu phải vận động, thuyết phục và tập hợp được cán bộ, giáo viên, sinh viên trong xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học. Đây là một trong những điều kiện quyết định của thành công trong xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học. Bởi lẽ, khi có kế hoạch, chủ trương đúng, nhưng không được giáo viên, CB và học sinh nhà trường ủng hộ và thực hiện thì mọi chủ trương, kế hoạch đều nằm trên giấy tờ, không đi vào thực tiễn.
Để quản lý tốt xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, Ban giám hiệu phải hình thành được các chuẩn mực cụ thể, phù hợp của nhà trường trong xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, hình thành ở giáo viên, CB và sinh viên của nhà trường các giá trị cốt lõi, niềm tin đối với việc xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học.
Ban giám hiệu cũng là người triển khai thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ, giáo viên của Đảng và Nhà nước, đồng thời Ban giám hiệu cũng là người quyết định các vấn đề về đãi ngộ của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên (Hồ Hải, 2016).
- Đội ngũ giảng viên:
Trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường, giảng viên có vai trò không thể thiếu được. GV có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến học sinh. GV là người quản lý và dạy trực tiếp sinh viên. Do vậy, GV đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong học tập nói riêng và trong xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học nói chung.
GV cũng là người phổ biến và yêu cầu SV thực hiện các chuẩn mực của nhà trường nói riêng và thực hiện các quy định của pháp luật nói chung.
SV là lực lượng chính trong xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, vì học sinh chiếm số lượng chủ yếu của nhà trường. Thái độ và hành vi hàng ngày của SV ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa nhà trường, phản ánh nhiều nhất văn hóa của nhà trường (Hồ Hải, 2016).
- Tập thể sinh viên
Như đã phân tích ở trên, SV là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng quyết định xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học. Do vậy, SV có ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học của Ban giám hiệu (Hồ Hải, 2016).
- Công đoàn nhà trường:
Công đoàn, tổ chức đoàn thanh niên của nhà trường có ảnh hưởng lớn đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Tổ chức này là người tập hợp, giáo dục học sinh về quan điểm, lối sống, hình thành ở SV những hành vi có văn hóa. Công đoàn cũng là người giúp Ban giám hiệu, chi bộ triển khai kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, đánh giá các hành vi của SV trong thực hiện các chuẩn mực của nhà trường, cũng như các chuẩn mực pháp luật nói chung (Hồ Hải, 2016).
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo. Bởi lẽ, giáo dục được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu của đất nước. Các chủ trương, chính sách này trực tiếp hoặc gián tiếp đều liên quan đến xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học và quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Ở đây, luận văn chỉ nêu một số chính sách trong thời gian gần đây ảnh hưởng nhiều đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học.
- Cơ sở vật chất của nhà trường
Việc xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học, nhất là các giá trị vật chất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như kinh phí, phòng học, phòng làm việc, không gian học tập và sinh hoạt của học sinh, cơ sở hạ tầng của nhà trường, các trang thiết bị, đồ dùng học tập,…Nếu không có những điều kiện cơ sở vật chất này thì cũng không thể xây dựng được giá trị thương hiệu trường Đại học.
- Truyền thống văn hóa của nhà trường:
Truyền thống văn hóa có ảnh hưởng lớn đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học của Ban giám hiệu. Bởi vì, truyền thống văn hóa là những giá trị tinh thần được các thế hệ thầy và trò trước đó xây dựng, giữa gìn. Các thế hệ thầy trò hiện tại kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp này.
- Sự phối hợp của các lực lượng xã hội
Xây dựng giá trị thương hiệu trường Đại học đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các giải pháp từ các lực lượng trong nhà trường (giáo viên, CB và sinh viên) đến các lực lượng xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, trong quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, Ban giám hiệu cần biết kết hợp được một số lực lượng xã hội, trước hết là các doanh nghiệp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, …).
Tóm lại, hoạt động quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học chịu sự tác động của yếu tố là chủ quan (Sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường;
Đội ngũ giảng viên; Tập thể sinh viên; Công đoàn nhà trường) và yếu tố khách quan (Các quy định của Nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo; Cơ sở vật chất của nhà trường; Truyền thống văn hóa của nhà trường; Sự phối hợp của các lực lượng xã hội). Trong các yếu tố đó sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường có ảnh hưởng lớn nhất trong hoạt động quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Bởi Ban giám hiệu là người chỉ đạo các phòng ban chức năng như phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng, phòng truyền thông và quan hệ doanh nghiệp, phòng thanh tra - pháp chế - sở hữu trí tuệ, phòng tổ chức CB, phòng đào tạo thực hiện triển khai hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường. Do vậy, các nhà trường cần phải quan tâm tới các yếu tố tác động khách quan và chủ quan nói chung, nhất là yếu tố sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường có như vậy hoạt động quản lý giá trị thương hiệu trường Đại mới thành công và hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong phạm vi chương 1, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học như trong nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ các nghiên cứu ngoài nước và trong nước về quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Bên cạnh đó, luận văn còn làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về quản lý, thương hiệu, giá trị thương hiệu, quản lý giá trị thương hiệu trường đại học. Để thấy được giá trị thương hiệu là vấn đề luôn được các trường đại học quan tâm trong quá trình xây dựng, phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của giáo dục đại học thời gian gần đây.
Ngoài ra, luận văn còn làm rõ một số vấn đề về giá trị thương hiệu trường đại học như: Vai trò, chức năng của giá trị thương hiệu đối với trường đại học; Các thành tố của thương hiệu trường đại học; Các mô hình giá trị thương hiệu trường Đại học và các nội dung của giá trị thương hiệu trường Đại học. Từ đó, luận văn phân tích rõ nội dung quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học như Vai trò của quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, Xây dựng kế hoạch quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, Tổ chức quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, Chỉ đạo quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, Kiểm tra, đánh giá quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học. Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học.
Căn cứ vào khung lý luận về quản lý giá trị thương hiệu trường đại học (Sơ đồ 1.4), luận văn xây dựng mẫu phiếu khảo sát có nội dung về giá trị thương hiệu trường Đại học, để điều tra thực trạng quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, trong phạm vi chương 2 của luận văn.
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổng thể quản lý thương hiệu trường đại học.
Cơ sở lý luận về quản lý giá trị thương hiệu trường
đại học
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khái niệm cơ bản Một số vấn đề
về giá trị thương hiệu trường đại
học Quản lý giá trị
thương hiệu trường Đại học