CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
Thăm dò ý kiến của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cần thiết với tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ở trên.
Đối tượng khảo nghiệm bao gồm 18 CBQL và 68 GV, NV trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG - Thành phố Hồ Chí Minh..
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
STT Nội dung
Tính cần thiết
ĐTB Thứ bậc Rất
cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết
1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao 23 62 1 0 3.26 1
BP 1
BP 2
BP 3
BP 4 BP5
BP6 BP 7
BP 8
nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu
2 Xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu trong
nhà trường 21 65 0 0 3.24 2
3 Kế hoạch hóa quá trình xây dựng
giá trị thương hiệu nhà trường 20 65 1 0 3.22 3
4 Tổ chức phối hợp, phát huy thế mạnh của các lực lượng trong hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường
19 65 2 0 3.20 4
5 Tăng cường và mở rộng liên kết với các trường đại học có thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài để thu hút người học và nâng cao vị thế.
20 63 3 0 3.20 4
6 Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường
18 65 3 0 3.17 6
7 Tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Web nhà trường.
19 64 3 0 3.19 5
8 Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giá trị thương hiệu nhà trường một cách thường xuyên, phù hợp
18 64 4 0 3.16 7
Kết quả bảng 3.2 tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất, đạt điểm trung bình từ 3.16 đến 3.26 đạt mức độ cầp thiết, trong đó, như sau:
- Biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu”, đạt điểm trung bình khảo sát cao nhất là 3.26, đạt mức độ cần thiết. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng, thực tế nếu nhận thức đúng đắng thì kết quả thực hiện sẽ vô cùng hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện công tác xây dựng giá trị thương hiệu đạt kết
quả như mong đợi thì việc làm cần thiết là tác động lên nhận thức, có như vậy việc xây dựng giá trị thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng.
- Biện pháp: “Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giá trị thương hiệu nhà trường một cách thường xuyên, phù hợp”, đạt điểm trung bình khảo sát thấp nhất là 3.16, đạt mức độ cần thiết. Tuy xếp thứ 7 nhưng biện pháp này cũng đóng vai trò quan trọng trong chu trình quản lý, kiểm tra, đánh giá nhằm rà soát lại và bổ sung những việc đã làm được và chưa làm được, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xây dựng giá trị thương hiệu trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, qua kết quả khảo sát các biện pháp điều đạt mức độ cần thiết trong công tác quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 3.2 Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
STT Nội dung
Tính khả thi
ĐTB Thứ bậc Rất
khả thi
Khả thi Ít khả
thi
Không khả thi 1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao
nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu
41 45 0 0 3.48 1
2 Xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu trong
nhà trường 39 46 1 0 3.44 3
3 Kế hoạch hóa quá trình xây dựng
giá trị thương hiệu nhà trường 41 43 2 0 3.45 2
4 Tổ chức phối hợp, phát huy thế mạnh của các lực lượng trong hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường
35 50 1 0 3.40 6
5 Tăng cường và mở rộng liên kết với các trường đại học có thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài để thu hút người học và nâng cao vị thế.
37 48 1 0 3.42 4
6 Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường
33 51 2 0 3.36 8
7 Tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Web nhà trường.
35 49 2 0 3.38 7
8 Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giá trị thương hiệu nhà trường một cách thường xuyên, phù hợp
36 49 1 0 3.41 5
Kết quả bảng 3.3 tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, đạt điểm trung bình từ 3.41 đến 3.48 đạt mức độ khả thi, trong đó, như sau:
- Biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu”, đạt điểm trung bình khảo sát cao nhất 3.48, đạt mức độ khả thi tương quan với tình cần thiết với biện pháp 1;
- Biện pháp: “Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường”, đạt điểm trung bình khảo sát 3.36, tuy đạt điểm trung bình thấp nhất, nhưng biện pháp xây dựng môi trường thuận lợi này rất cần thiết, nhằm chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất, tinh thần góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình xây dựng giá trị thương hiệu trong giai đoạn hiện nay.
Biểu đồ 3.2 Mối liên quan tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Như vậy, qua bảng 3.2; 3.3 và biểu đồ 3.2 cho thấy các biện pháp quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, mà tác giả đề xuất điều cần thiết và khả thi trong giai đoạn hiện nay.
3.26 3.24
3.22 3.2 3.2
3.17 3.19
3.16 3.48
3.44 3.45
3.4 3.42
3.36 3.38
3.41
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8
Cần thiết Khả thi
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, luận văn đề xuất 06 biện pháp quản lý sau:
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu;
- Xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu trong nhà trường;
- Kế hoạch hóa quá trình xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường;
- Tổ chức phối hợp, phát huy thế mạnh của các lực lượng trong hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường;
- Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường;
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giá trị thương hiệu nhà trường một cách thường xuyên, phù hợp.
Kết quả khảo nghiệm đánh giá cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM, được đề xuất trong luận văn.