Biện pháp nâng cao quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Một phần của tài liệu Quản lý giá trị thương hiệu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 122)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

3.2. Biện pháp nâng cao quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

3.2. Biện pháp nâng cao quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Căn cứ vào thực trạng xây dựng và quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM luận văn có bảng tổng kết tóm lược các biện pháp từ các khó khăn của thực trạng như sau:

STT Các khó khăn từ thực trạng Các biện pháp 1 Nội dung quản lý giá trị thương

hiệu trường Đại học chưa được cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chưa rõ ràng dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt được không cao.

Xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường

2 Xây dựng các chuẩn mực và thói quen cho CBGV, SV về quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học chưa được khẳng định và phát triển.

Xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu trong nhà trường.

3 Việc thực hiện xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho công tác quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học chưa được BGH chú trọng quan tâm.

Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý giá trị thương hiệu nhà trường.

4 Việc xây dựng và quảng bá

thương hiệu còn chưa thật sự phổ biến.

Tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Web nhà trường.

5 Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ và không thường xuyên.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giá trị thương hiệu nhà trường một cách thường xuyên, phù hợp.

6 Hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường về xây dựng giá trị thương hiệu còn nhiều hạn chế, chưa gắn kết.

Tổ chức phối hợp, phát huy thế mạnh của các lực lượng trong hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường.

7 Hoạt động liên kết hợp tác với các đối tác có thương hiệu còn hạn chế.

Tăng cường và mở rộng liên kết với các trường đại học có

thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài để thu hút người học và nâng cao vị thế.

8 Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học của người lãnh đạo còn có những điểm hạn chế.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu.

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường về quản lý giá trị thương hiệu

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng ở trong và ngoài trường quản lý giá trị thương hiệu là biện pháp quan trọng. Một mặt xuất phát từ thực tiễn khảo sát thực tiễn xây dựng giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Đồng thời thực hiện tốt biện pháp giúp cho CBQL, GV, nhân viên và sinh viên nhà trường có nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của giá trị thương hiệu, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý giá trị thương hiệu. Từ nhận thức đúng họ sẽ giúp họ phát huy tinh thần, trách nhiệm và có thái độ, động cơ phù hợp là cơ sở thực hiện tốt các hoạt động

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng giá trị thương hiệu với các giá trị của nó là một quá trình lâu dài được hình, tồn tại và phát triển phải có sự công nhận của các thành viên trong toàn trường. Xây dựng ý thức trách nhiệm về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý giá trị thương hiệu luôn là cần thiết. “Từ việc nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng giá trị thương hiệu mà mỗi thành viên tích cực hơn trong phấn đấu, rèn luyện để góp phần tạo nên giá trị thương hiệu của nhà trường”. Xây dựng giá trị thương hiệu chính là xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức trong đó bao gồm yếu tố về niềm tin,

nhu cầu và đạo đức của cá nhân cũng như tập thể để hình thành nên một nét giá trị văn hóa đặc trưng của nhà trường. Trên cơ sở đó mỗi thành viên tự giác, thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng giá trị thương hiệu.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiên tốt biên pháp này trong quá trình thực hiện các chủ thể tham gia cần làm tốt:

Một là: CBQL mà trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường phải lập kế hoạch chi tiết về “công tác bồi dưỡng ý thức và nâng cao nhận thức cho tất cả các lực lượng”. Kế hoạch có sự phân công chi tiết tinh thần, trách nhiệm của các lực lương tham gia.

Lập rõ kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nhân tức về xây dựng giá trị thương hiệu, xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch cho các tổ chức, thành viên trong trường.

Quản lý tốt hoạt động và phong trào của các tổ chức trong trường và sinh viên: Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên với các nội dung hướng nghiệp, nâng cao tính tự giác và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của các thành viên.

Xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh viên: văn hóa trong giao tiếp ứng xử, trong cuộc sống, trong học tập. Xây dựng các mối quan hệ tích cực về tình yêu, tình bạn... Khuyến khích các cá nhân tự xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu của bản thân về cuộc sống, học tập nhất là để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của bản thân.

Hai là: Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Xây dựng lối sống có kỉ luật, văn hóa tham gia giao thông. Lãnh đạo, quản lý nhà trường xây dựng và triển các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, địa phương và của nhà trường về phương hướng phát triển nhà trường trong đó có định hướng xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu.

Khuyến khích và yêu cầu CBQL, GV, nhân viên và sinh viên tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào của ngành, địa phương, tích cực chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các giá trị thương hiệu, các kế hoạch, quyết sách của nhà tường khi được cho phép. Tổ chức các hội thi liên quan đến chấp hành pháp luật giao thông đường bộ; Luật hôn nhân và gia đình, tham gia các hội thi tìm hiểu về văn hóa địa phương;...

Nhà trường phải phối kết hợp và thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia để thực hiện các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Khuyến khích các sinh viên tham gia tích cực mọi hoạt động. Nâng cao ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện cho sinh viên, hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết của sinh viên-giáo viên, chủ nhân tương lai của đất nước.

Ba là: Nhà trường coi trọng thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, các hoạt động tập thể đặc trưng trong trường, mời các giảng viên lão thành trong việc giáo dục truyền thống nghề giáo, truyền thống hoạt động của nhà trường.

Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên nhà trường và thu hút được đông đảo các thành viên tham gia... Tổ chức thường xuyên các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, trú trọng lối sống văn hóa và ứng xử sư phạm phù hợp cho các giáo viên tương lai; tổ chức tốt các hoạt động tham quan các trường có môi trường văn hóa tích cực, các danh lam thắng cảnh, các hoạt động dã ngoại để tăng cường xây dựng mối đoàn kết, tinh thần đoàn kết và ý thức cá nhân của sinh viên.

Bốn là: Tổ chức tốt các cuộc thi, hoạt động giao lưu kết nghĩa và kiến thức giữa tổ chức trong trường như: giữa các khoa GV, các phòng ban trong trường để qua đó đánh giá mức độ nhận thức, tinh thần, trách nhiệm cá nhân tham gia. Qua đó để CB, GV, nhân viên được thể hiện tinh thần cá nhân và sự

phối hợp/ liên kết trong tập thể trong rèn luyện chuyên môn và tạo nên phong trào, khí thế thu hút đông đảo các thành viên tham gia.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu và CBQL nhà trường cần xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết cho với từng nội dung hoạt động. Phổ biến kế hoạch với từng tổ chức, cá nhân qua đó xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm phấn đấu.

Đảm bảo thu hút sự tham gia đông đảo đội ngũ CB, GV và sinh viên trong các hoạt động bồi dưỡng và các phong trào do trường, các tổ chức thực hiện

Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu và tài chính để thực hiện tốt các hoạt động.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể sinh viên: Đoàn thanh niên, hội sinh viên và các phòng, ban trong nhà trường.

Thường xuyên đánh giá và kiểm tra các hoạt động để đánh giá được mức độ nhận thức của các thành viên. Phát huy tốt ý nghĩa của các phong trào, cuộc thi, tổ chức tốt các ngày lễ, truyền thống để qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết, khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường cho GV, sinh viên học tập.

3.2.2. Xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu trong nhà trường

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Bởi để có thống nhất ý chí và hành động của CB, GV, NV và sinh viên trong toàn trường thì phải có chuẩn mực nhất định, các chuẩn mực đó “là triết lý phát triển, là các giá trị cốt lõi, là tầm nhìn là sứ mệnh là mục tiêu nhiệm vụ” của nhà trường. Trong những năm qua các chuẩn mực chung nói trên đã được nhà trường xây dựng thực tế vẫn chưa đầy đủ chưa rõ ràng và mọi người chưa thấm nhuần, chưa trở

thành một thói quen của mỗi thành viên trong nhà trường vì thế việc xây dựng các chuẩn mực và thói quen giá trị thương hiệu là hết sức cần thiết. bên cạnh đó, kết quả khảo sát thực tế quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM thì kết quả thể hiện ở chương 2 không cao do đó biện pháp này càng cần được chú trọng để xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường ngày một tích cực hơn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Để tiến hành biện pháp cần xây dựng hệ thống “chuẩn giá trị thương hiệu” và thói quen hành vi trong tất cả các lĩnh vực, các hoạt động trong nhà trường. Trong xây dựng các chuẩn mực và thói quen mới để thực hiện CBQL cần dựa trên sự kế thừa các chuẩn mực, thói quen văn hóa giao tiếp đang được thực hiên trong trường đồng thời sàng lọc và điều chỉnh những chuẩn mực và thói quen cũ không còn phù hợp, bổ sung thêm những yếu tố mới sao cho phù hợp với thực tế cuộc sống và hoạt động hiện nay vừa mang cái chung, cái hiện đại nhưng vẫn giữ những nét riêng đặc thù của nhà trường.

Xây dựng các chuẩn giá trị thương hiệu cần xây dựng bao gồm: “Cách thức tổ chức các nghi lễ; các quy tắc giao tiếp văn hoá giáo tiếp - ứng xử với SV; quy tắc văn hoá giao tiếp với đồng nghiệp; các nguyên tắc trong giáo dục, giảng dạy; quy tắc văn hoá giao tiếp với cơ quan cấp trên; quy tắc giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên; quy tắc xưng hô, chào hỏi trong nhà trường và trang phục của CB, GV, nhân viên và SV” khi đến trường. Xây dựng những nét văn hóa ứng xử vừa mang những nét riêng chung của văn háo nhà trường Việt Nam, của dân tộc Việt Nam nhưng vẫn mang những nét riêng đặc thù của nhà trường, của địa phương

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp, cần thực hiện tốt các bước sau:

Bước 1, thống kê và sang lọc những chuẩn mực và thói quen cũ không phù hợp trên cơ sở đó để bổ sung, điều chỉnh hoặc loại bỏ nếu cần thiết để xây

dựng một hệ thống chuẩn giá trị thương hiệu mới phù hợp. Chú ý đến nội dung cần xây dựng ở trên về nghi lễ, tổ chức các ngày truyền thống, các quy tắc văn hóa giao tiếp, ứng xử trong nhà trường, ngoài xã hội, với môi trường và chuẩn mực về trang phục của CB, GV, NV và sinh viên trong trường.

Bước 2, Phân các bộ phận tổ chức và cá nhân giữ vai trò “thuyền trưởng” xây dựng các chuẩn mực và thói quen văn hóa; phát huy tinh thần và trí tuệ tập thể trong xây dựng các chuẩn mực thói quen, hành vi trong giá trị thương hiệu, người đứng đầu xây dựng các chuẩn mực phải là người am hiểu về lĩnh vực mà mình xây dựng và đặc biệt phải là người có uy tín lớn trong trường để các chuẩn mực xây dựng sớm tạo sự ảnh hưởng và có sức lôi cuốn, thu hút;

Bước 3, tiến hành phổ biến các chuẩn mực giá trị thương hiệu được xây dựng tới các thành viên trong nhà trường (CB, GV, nhân viện và SV) với nhiều hình thức tổ chức đa dạng như: thông báo ở các khoa, tổ, phòng trực thuộc, thông qua hệ thống loa phát thanh tuyên truyền, qua bảng nội quy, tranh ảnh, biểu tượng, khẩu hiệu, qua các pano, áp pic..…;

Bước 4, xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đánh giá tiến trình thực hiện các chuẩn giá trị thương hiệu một cách thường xuyên và có thể đột xuất khi thấy có các điều kiện bất thường, khi tiến hành kiểm tra nếu thấy quá trình thực hiện không phù hợp, có những lệch lạc thì cần tiến hành nhắc nhở, uốn nắn kịp thời, bổ sung và điều chỉnh nếu cần thiết. Ngược lại, xây dựng quy chế động viên, khen thưởng và có các hình thức khuyến khích phù hợp những cá nhân và tổ chức thực hiện tốt;

Thường xuyên động viên và có các hình thức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho các thành viên trong trường vào các chuẩn giá trị thương hiệu trên cơ sở đó họ tự giác thực hiện và biến nó thành thói quen; đê thực hiện tốt thì mối CBQL, người đứng đầu các tổ chức phải gương mẫu trong quá trình thực hiện

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trình độ và tinh thần trách nhiệm của hiệu trường và BGH nhà trường có vai trò quyết định xây dựng chuẩn giá trị thương hiệu

- Tinh thần và thái độ tích cực của CBQL, GV, SV nhà trường trong việc tham gia xây dựng, tuyên truyền và thực hiện nghiêm các chuẩn mực và quy định;

- Có kinh phí để thực hiện tốt các hoạt động

3.2.3. Xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường giúp cho những người làm công tác quản lý có một bức tranh toàn cảnh về thực trạng giá trị thương hiệu hiện nay. Trên cơ sở đó có những đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong xây dựng giá trị thương hiệu. Đồng thời, kế hoạch hóa còn giúp định hướng, kiểm soát tốt hơn các hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trước mắt và lâu dài trên cơ sở căn cứ vào các sứ mạng, giá trị, tầm nhìn của trường đến năm 2030 và những năm tiếp theo để

Hiện thực hóa những ý tưởng trong sự sắp đặt hợp lý khoa học trong nội dung phát triển nhà trường của các thành viên và định hướng cho những hoạt động xây dựng giá trị thương hiệu cần được tiến hành trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai”.

Xây dựng chiến lược đồng thời phải vạch ra được những nội dung, phương thức và cần được tiến hành với nhiều hoạt động cụ thể, với các nguồn lực tham gia vào quá trình xây dựng giá trị thương hiệu một cách chi tiết.

Đồng thời, có thể dự kiến trước được cả kết quả khi tiến hành hoạt động xây

dựng giá trị thương hiệu. Xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu là khâu mang tính chất đặt nền móng cho các khâu quản lý tiếp theo.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Thứ nhất: Tiến hành xây dựng chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu nằm trong kế hoạch hoạt động tổng thể chung của nhà trường hàng năm trong đó thể hiện đầy đủ các nội dung công việc cần phải được làm khi tiến hành xây dựng giá trị thương hiệu.

Đầu tiên, tiến hành khảo sát thực trạng về giá trị thương hiệu thông qua đó để thu thập được những thông tin cần thiết về nhu cầu, mong muốn của các thành viên về xây dựng giá trị thương hiệu, những nôi dung cần bồi dưỡng cho các thành viên tham gia xây dựng. Chắt lọc được những thông tin quan trọng nhất phục vụ cho tiến trình xây dựng giá trị thương hiệu

Thứ hai, Căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng phát triển trường để tiến hành định ra mục tiêu của kế hoạch xây dựng giá trị thương hiệu. Mục tiêu của kế hoạch “phải đi theo định hướng của tầm nhìn và sứ mạng đồng thời thể hiện được hết các giá trị VH cốt lõi của nhà trường”. Vấn đề quan trọng sau khi xác định được mục tiêu thì cần xây dựng được nội dung, phương pháp và phải đưa ra được những biện pháp thiết thực để xây dựng những nét giá trị VH mới, gắn với phát triển trường trong tương lai.

Thứ ba, thực hiện điều chỉnh những nội dung trong kế hoạch sao cho phù hợp với những thay đổi của điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường. Kế hoạch phải linh động, phù hợp và luôn đảm bảo được xuyên suốt và tính thống nhất trong định hướng xây dựng những biện pháp.

Trong giai đoạn ngày nay, cùng với sự toàn hóa về tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng. CBQL nhà trường cần tiếp thu và sàng lọc những nét văn hóa tích cực của các trường đại học trong và ngoài nước để bổ sung cần thiết vào những nội dung cũ, lạc hậu.

Đảm bảo xây dựng những giá trị truyền thống, vừa có những nét hiện đại

Một phần của tài liệu Quản lý giá trị thương hiệu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)