Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Một phần của tài liệu Quản lý giá trị thương hiệu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học, tác giả tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM kết quả như sau:

Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV và SV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học

Nội dung

Mức độ ảnh hưởng

HT ảnh hưởng

ảnh hưởng

Bình thường

Không ảnh hưởng

HT không

AH

ĐTB TB 1. Các quy định của Nhà nước,

của Bộ Giáo dục & Đào tạo 20 47 19 0 0 4.01 5

2. Cơ sở vật chất của nhà trường 19 53 14 0 0 4.06 4

3. Truyền thống văn hóa của nhà

trường 18 48 20 0 0 3.98 6

4. Sự phối hợp của các lực lượng

xã hội 21 50 15 0 0 4.07 3

5. Các yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà

trường 23 49 14 0 0 4.10 2

6. Đội ngũ GV 22 52 12 0 0 4.12 1

7. Tập thể SV 19 39 28 0 0 3.90 7

8. Công đoàn đoàn nhà trường 18 39 29 0 0 3.87 8

Kết quả bảng 2.10 tổng hợp đánh giá của đội ngũ CBQL, GV trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu trường Đại học đạt điểm trung bình khảo sát từ 3.87 đến 4.12, đạt kết quả ảnh hưởng, trong đó:

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Đội ngũ GV”, đạt điểm trung bình 3.12, đạt kết quả khá. Trong đó, có 22 ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, có 52 ý kiến đánh giá ảnh hưởng, có 12 ý kiến đánh giá bình thường và không có ý kiến nào đánh không ảnh hưởng, hoàn toàn không ảnh hưởng, đây là yếu tố ảnh hưởng nhất chi phối đến các hoạt động của nhà trường, trong đó, hoạt động giảng dạy chiếm vị trí quan trọng chất lượng thương hiệu của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV;

Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Công đoàn đoàn nhà trường.”, đạt điểm trung bình 3.87 đạt kết quả trung bình. Trong đó, có 18 ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng, có 39 ý kiến đánh giá ảnh hưởng, có 29 ý kiến đánh giá

bình thường và không có ý kiến nào đánh không ảnh hưởng, hoàn toàn không ảnh hưởng. Tuy xếp thấp nhưng nội dung rất quan trọng công đoàn nhà trường tác động gián tiếp đến các hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt động xây dựng thương hiệu nhà trường.

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi tra đổi với CBQL, khi được hỏi “Các yếu tố ảnh hưởng nào tác động đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã thực hiện đạt kết quả như thế nào? Vì sao?”.

CBQL1 trả lời như sau: “Việc quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM phù hợp với quá trình vận động phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trường phù hợp thì cần sự đồng thuận, khắc phục các yếu tố tác động từ chủ quan đến khách quan. Góp phần phát triển bền vững nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học như hiện nay.” CBQL2 cho biết: “Các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM bởi những chỉ đạo mang tầm chiến lược của ngành giáo dục, và quốc gia. Do vậy, rất mong Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể xây dựng thương hiệu trường đại học phù hợp với điều kiện của địa phương”. CBQL3 cho rằng: “Cơ sở vật chất của nhà trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi cơ sở vật chất nhà trường hiện đại giúp cho các hoạt động giáo dục được tổ chức hiệu quả hơn, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu nhà trường, do vậy rất mong Ban giám hiệu tiếp tục đầu tư xây dựng, bổ sung về cơ sở vật chất”. CBQL4 nhận định: “Sự phối hợp của các lực lượng xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi khi thu hút được lực lượng này sẽ tạo ra nguồn lực to lớn cả về nhân lực và vật lực để nhà trường xây dựng giá trị thương hiệu. Do vậy, mong muốn nhà trường tiếp tục có giải pháp thu hút sự tham gia của các lực lượng này”.

Khi được hỏi GV1 cho rằng: “Đội ngũ GV nhân tố quyết định đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi đội ngũ GV là những người tạo ra sản phẩm trực tiếp về giáo dục và đạo tạo của nhà trường, sản phẩm chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ GV, do vậy nhà trường cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn với đội ngũ GV”. GV2 chia sẻ: “Các yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường là nhân tố quyết định đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi Ban giám hiệu là người đứng đầu, và chịu mọi trách nhiệm trước nhà trường, trước pháp luật. Do vậy, để xây dựng giá trị thương hiệu đòi hỏi Ban giám hiệu phải có tầm nhìn chiến lược và giải pháp căn cơ”. GV3 đưa ra cảm nhận: “Công đoàn đoàn nhà trường nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi khi đời sống của CBQL, GV, NV được quan tâm thì họ mới toàn tâm toàn ý xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường. Do đó, rât mong muốn Công đoàn đoàn nhà trường quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần CBQL, GV, NV nhà trường”. SV1 trả lời rằng: “Truyền thống văn hóa của nhà trường yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi khi nhà trường có truyền thống văn hóa từ lâu đời sẽ là căn cứ, là nền tảng để trường ĐH xây dựng thành công giá trị thương hiệu”. SV 2 cho rằng: “Tập thể SV là nhân tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi đây là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường. Nếu phát huy được vai trò của lực lượng này sẽ tạo ra nguồn lực lớn để xây dựng thương hiệu nhà trường. Do vậy, rất mong nhà trường cần ban hành các văn bản huy động sự tham gia đông đảo tập thể SV trong công cuộc xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường”. SV 3 đưa ra đánh giá: “Sự phối hợp của các lực lượng xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH, bởi khi nhà trường huy động được sự tham gia của các lực lượng này sẽ giúp nhà trường tranh thủ được nguồn lực xã hội vào xây dựng giá trị thương nhà hiệu Trường. Do

vậy, mong muốn nhà trường cần có thêm các biện pháp huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội”.

Như vậy, qua khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì việc quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, bị tác động bởi những yếu tố từ chủ quan đến khách quan. Do đó, để quản lý giá trị thương hiệu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM phù hợp với xu thế tất yếu chung, thì Ban giám hiệu cần sử dụng hệ thống các biện pháp quản lý tác động lên đội ngũ CBQL, GV và NV nhà trường góp phần xây dựng thương hiệu trường đại học thành công.

Một phần của tài liệu Quản lý giá trị thương hiệu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)