Quan điểm của Đức Phật về tình yêu, hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Lễ hằng thuận trong nhận thức của người phật tử trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Quan điểm của Đức Phật về tình yêu, hôn nhân và gia đình

Lễ cưới mang tính thế tục, chính vì thế nhiều quan điểm cho rằng đạo Phật không phù hợp tổ chức lễ cưới trong chùa cho các thế hệ tín đồ, bởi tình yêu đôi lứa là cản lực của quá trình giải thoát, là đưa cái phàm tục vào chốn thiền môn thanh tịnh, không phù hợp với lời Phật dạy. Trong đối tượng giáo hoá của đức Phật, là người xuất gia thì đức Phật hướng dẫn đến tinh thần giải thoát, hướng đến giá trị của Niết bàn. Ngược lại, người tại gia thì đức Phật hướng dẫn con đường đưa tới hạnh phúc trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Ngài đã dạy nhiều bài kinh nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Các bài kinh tiêu biểu như: Kinh Thiện Sanh, kinh Thi Ca La Việt, kinh Bảy loại Vợ,… đức Phật nói nhiều đến các khía cạnh như mối nhân duyên của hôn nhân, nghệ thuật sống chung hạnh phúc, bổn phận, trách nhiệm của vợ chồng,…. trong đời sống hôn nhân gia đình.

Lễ Hằng thuận là nghi thức hôn lễ tuy không ra đời từ thời đức Phật nhưng nội dung xây dựng hạnh phúc gia đình đã được đức Phật dạy nhiều qua các kinh mà Ngài đã tuyên thuyết trong 45 năm thuyết pháp độ sanh.

“Nhân duyên là hai yếu tố tạo thành các sự vật và hiện tượng. Nhân là yếu tố chính, duyên là yếu tố hỗ trợ. Vạn vật đều do nhân duyên sinh ra, cái này có vì cái kia có, cái này diệt nên cái kia diệt”. (Tâm Huệ Hỷ, 2004)

Nhân duyên được làm vợ chồng của nhau trong kiếp sống này được đức Phật nói đến hai nguyên nhân, nguyên nhân của tiền kiếp là sự gặp gỡ trong quá khứ và tiếp tục cho đến hiện tại. Hôn nhân tiền kiếp là trường hợp “tiếng sét ái tình” thấy nhau đã yêu thương như từ rất lâu. Trong Phật giáo, câu chuyện tiền thân của đức Phật có câu

chuyện kể về tình yêu tiền kiếp của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) và công chúa Da Du Đà La (Yaśodharā), họ đã cùng nhau góp tiền mua hoa dâng cúng đức Phật, cùng nhau làm nhiều công đức trong tiền kiếp nên kiếp này họ gặp nhau lần đầu tiên, đã đem lòng thương mến và chọn nhau làm vợ chồng.

Ngoài ra, Phật giáo còn dạy phương pháp phát nguyện làm vợ chồng ở kiếp sau.

Trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy để là vợ chồng kiếp sau phải đạt được 3 yếu tố: Vợ và chồng phải phát nguyện chung thủy với nhau. Người chết trước, sau khi tái sinh trước phải chờ đợi người còn lại. Người còn lại không được tái giá sau khi chồng hoặc vợ qua đời. Ba yếu tố trên sẽ giúp cho người chồng, vợ có thể tiếp tục đời sống hôn nhân ở kiếp sau.

(Trích Kinh Tăng Chi, tập 2, tr 295-298) Quan niệm Phật giáo về hôn nhân còn được lý giải qua thuyết nhân duyên, hôn nhân được tạo bởi nhân duyên hiện kiếp hay nhân duyên của kiếp này. Đức Phật nói nhiều về hôn nhân đến từ kiếp này, do họ nhìn thấy cái chung của nhau từ ngoại hình, tính cách, đời sống đạo đức, thu hút về giới tính, đặc điểm chung và đặc điểm riêng dẫn đến yêu nhau và tiến đến hôn nhân trong kiếp sống hiện tại. Phần lớn, các cuộc hôn nhân được thiết lập từ kiếp sống hiện tại nên đức Phật dạy nhiều về cách ứng xử giữa vợ và chồng, các tiêu chí chọn vợ và chồng, nghệ thuật sống chung hạnh phúc.

a. Tiêu chí chọn vợ chồng để tiến đến hôn nhân

Các tiêu chí chọn vợ chọn chồng đã được đức Phật đề cập ở nhiều kinh sách.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, bốn tiêu chí để dẫn đến hạnh phúc bền vững trong hôn nhân đó là:

- Tiêu chí thứ nhất: Đồng đức tin (Samasaddhā) là vợ chồng có cùng niềm tin, lý tưởng hay đức tin tôn giáo và cùng chung quan điểm về cuộc sống.

- Tiêu chí thứ hai: Đồng đức hạnh (Samasīla) là vợ chồng có sự tương đồng nhau về nhân cách và đạo đức, có cùng lối sống lành mạnh và hướng thiện.

- Tiờu chớ thứ ba: Đồng trớ tuệ - Kiến thức (Samapaủủā) là vợ và chồng cú cựng về nhận thức, kiến thức và học vấn.

- Tiêu chí thứ tư: Đồng thí xả (Samacāgā) là cả hai có cùng chung tâm nguyện mong muốn sẻ chia và giúp đỡ người khác, cùng gánh vác gia đình cha mẹ hai bên.

(Trích Kinh Tăng Chi, tập 1, tr.60)

Đây là 4 tiêu chí chọn vợ, chọn chồng theo quan điểm của đức Phật để xây dựng cuộc sống hạnh phúc bền vững. Ngoài ra, đức Phật nêu ra 5 điều đạo đức cho vợ và chồng trước và sau khi tiến đến hôn nhân như sau:

- Không sát sanh: Vợ chồng thương yêu không làm tổn thương nhau, thường hay giúp đỡ người khác và không sát hại người yếu thế.

- Không trộm cắp: Không gian tham trộm cắp, không vi phạm pháp luật, vợ chồng cần có nghề nghiệp chân chính, bảo vệ và phát huy tài sản gia đình.

- Không tà dâm: Không tà dâm để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình, vợ chồng biết làm chủ và tri túc trong tình dục. Chấp nhận giá trị hiện tại của nhau, từ đó người vợ chồng nguyện sống đời sống chung thủy và son sắt.

- Không nói dối: Không nói dối để tôn trọng sự thật, thiết lập niềm tin trong gia đình và cuộc sống hôn nhân.

- Không uống rượu: Không uống rượu và chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Sống chánh niệm tỉnh giác, sáng suốt trong mọi suy nghĩ và hành động, dẫn đến không nghiện ngập ma túy và các chất gây nghiện.

b. Các kiểu vợ chồng sống chung trong gia đình

Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật nêu ra 4 kiểu vợ chồng chung sống trong gia đình, bao gồm:

- Kiểu thứ nhất “Tiện nam chung sống với tiện nữ” nghĩa là vợ (chồng) đều là người phạm 5 giới cấm như giết hại, trộm cắp, ngoại tình, nói dối, chửi mắng và sử dụng chất gây nghiện.

- Kiểu thứ hai “Tiện nam chung sống với thiên nữ” là người chồng ác độc sống chung người vợ lương thiện.

- Kiểu thứ ba “Thiên nam chung sống với tiện nữ” là người chồng thiện lành sống chung với người vợ ác độc.

- Kiểu thứ tư “Thiên nam sống chung với thiên nữ” là cả hai vợ chồng thiện lành tốt đẹp sống chung với nhau.

(Trích Kinh Tăng Chi, tập 1, tr 57-60) Bốn kiểu vợ chồng chung sống trong gia đình, Đức Phật nhấn mạnh đến kiểu vợ chồng thứ tư là “Thiên nam sống chung với thiên nữ”, cả hai vợ chồng thiện lành chung sống hoà thuận, sống tốt đời, đẹp đạo và đây là kiểu vợ chồng mà người Phật tử

nên thiết lập. Ngoài bốn kiểu vợ chồng được đức Phật nêu ra trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật còn nêu ra “Bảy loại vợ” trong kinh Tăng Chi tập 2. Trong văn hoá Ấn Độ, khi nói về giới tính nữ, có nghĩa là nói đến giới tính còn lại. Trong bài kinh nói về

“Bảy loại vợ” cũng đồng nghĩa là nói đến “bảy loại chồng” tương ứng.

- Loại thứ nhất, vợ như sát nhân: Là vợ (chồng) độc ác, thường hành hạ, phản bội, giết hại chồng (vợ) mình và ngoại tình với người khác.

- Loại thứ hai, vợ như đạo tặc: Là vợ (chồng) tiêu xài hoang phí, cờ bạc làm tiêu hao tài sản của gia đình.

- Loại thứ ba, vợ như chủ nhân: Là vợ (chồng) như chủ nhân, sai khiến, hỗn xược, áp đảo đối với chồng (vợ), nói lời ác độc, lấn lướt chồng hoặc vợ.

- Loại thứ tư, vợ như mẹ hiền: Là vợ (chồng) có tính chu toàn mọi việc, lo lắng, thương yêu, độ lượng và thường tha thứ cho lỗi lầm của đối phương, làm giàu tài sản của gia đình, chăm sóc đối phương như người mẹ hiền lo lắng cho con cái trong gia đình.

- Loại thứ năm, vợ như em gái: Là vợ (chồng) biết tôn trọng nhau, kính nể, tùy thuận, nhún nhường, vâng lời và khiêm tốn trong mọi vấn đề của cuộc sống.

- Loại thứ sáu, vợ như bạn đồng hành: Là vợ (chồng) như bạn hiền, biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu như đôi bạn thân.

- Loại thứ bảy, vợ như người hầu: Là vợ (chồng) làm tôi tớ phục vụ và lo lắng cho đối phương, phục tùng như nàng hầu với chủ nhân, không cau có, nóng giận, hờn dỗi dù đối phương đối xử không đẹp lòng, khéo khuyên răn, thuyết phục đối phương để sống hạnh phúc.

(Trích Kinh Tăng Chi, tập 2, tr.515 - 517) Qua bài kinh trên, đức Phật đã khái quát 7 loại vợ khác nhau. Trong đó, 3 loại vợ đầu không được Phật khuyến khích vì đó là 3 hạng vợ (chồng) không tốt. 4 loại vợ còn lại được đức Phật khuyến khích, phát huy tính cách làm vợ hoặc làm chồng để xây dựng hạnh phúc gia đình, chăm sóc lẫn nhau trong cuộc sống hôn nhân, đó là những yếu tố xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững.

c. Trách nhiệm vợ và chồng

Về đời sống hôn nhân, Đức Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh hay kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt trong Trường Bộ Kinh về đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân như sau:

Đối với người chồng, có 5 bổn phận:

Một là, lấy lễ đối đãi với nhau, tôn trọng vợ Hai là, oai nghiêm không nghiệt,

Ba là, tuỳ thời cung cấp y thực.

Bốn là, tuỳ thời cung cấp trang sức.

Năm là, cùng với vợ làm tốt việc nhà.

Đối với người vợ, có 5 bổn phận:

Một là, siêng năng thức dậy trước chồng Hai là, nể chồng trước sau trong ngoài Ba là, nói lời hoà nhã, xây dựng.

Bốn là, kính nhường ủng hộ điều hay.

Năm là, hiểu chồng cảm thông chia sẻ.

(Trích Trường Bộ Kinh II, tr. 529 - 548) Bài kinh Thiện Sanh nói về bổn phận và trách nhiệm các thành phần trong xã hội, trong đó bổn phận và trách nhiệm của vợ và chồng được đức Phật nêu lên đầu tiên. Nội dung bổn phận và trách nhiệm của vợ dành cho chồng gồm 5 điều và ngược lại. Bài kinh được đức Phật chia sẻ như là một nghệ thuật sống chung hạnh phúc. Tinh thần bình đẳng giữa vợ và chồng được phân công lao động một cách hợp lý, đó là sự yêu thương, thấu hiểu, sẻ chia công việc và cùng hướng tới hạnh phúc đích thực trong đời sống hôn nhân.

d. Nguyên nhân thất bại trong hôn nhân

Trong quyển “Kinh Phật cho người tại gia”, của Thích Nhật từ có nói đến, các nguyên nhân thất bại trong đời sống hôn nhân đã được Phật nói đến trong bài kinh

“Tránh xa cánh cửa bại vong” như sau:

Ngoại tình không chung thủy.

Say sưa rượu chè.

Đam mê cờ bạc – tiêu xài hoang phí.

Giao du bạn ác.

Thường hay lười biếng. (Thích Nhật Từ, 2014)

Quan điểm của Đức Phật nói về hôn nhân gia đình đã được ngài chia sẻ qua các bài kinh. Nó là một trong những nội dung quan trọng được truyền tải trong các buổi lễ Hằng thuận. Mặc dù, lễ Hằng thuận ra đời vào nửa cuối thế kỷ XX, là một nghi thức đặc trưng của Phật giáo Việt Nam và chuyển tải lời Phật dạy trong việc giáo dục hôn nhân cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Lễ hằng thuận trong nhận thức của người phật tử trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)