CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.4. Khái quát về Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và các ngôi chùa được chọn khảo sát
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, với tổng dân số gần 13 triệu dân hiện đang sinh sống, trong đó có 8.9 triệu dân thường trú và người dân nhập cư từ các nơi khác trên cả nước về học tập và làm việc. (Phương Hiền, 2019)
Theo thống kê của ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ IX, Thống kê Tăng ni, tự viện toàn thành phố có khoảng 7000 Tăng Ni với 1.446 Tự viện, Tịnh thất, Tịnh xá, niệm Phật đường, bao gồm các hệ phái Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ.
Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hoạt động tu học diễn tại các chùa, có hơn 300 đạo tràng tu học, nhiều điểm sinh hoạt gia đình Phật tử, các câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt, nhiều lớp sinh hoạt giáo lý diễn ra, thu hút bộ phận giới trẻ Phật tử đến sinh hoạt và tu học. (Giác Ngộ Online, 2016)
Trong các hoạt động tu học và sinh hoạt tại các chùa, lễ Hằng thuận là một trong những nghi thức sinh hoạt được giới trẻ quan tâm. Trong các ngôi chùa tại thành phố
7 “Tứ ân” là bốn ơn trọng mà người Phật tử phải luôn ghi nhớ, như: Ân cha mẹ, ân đất nước, ân thầy tổ, ân bạn hữu và chúng sanh vạn loại. Khicon người sanh ra trong cuộc đời đã mang trọng bốn ơn này, nên còn gọi là “Tứ trọng ân”. Đức Phật dạy bổn phận người Phật tử trong kinh Tâm địa quán: “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”
(Trên đền đáp 4 ân nặng, dưới cứu giúp 3 đường khổ) là trách nhiệm và lý tưởng mà người Phật tử cần phải đáp đền.
[7] trong
Hồ Chí Minh diễn ra các hoạt động tu học phong phú và thường xuyên tổ chức lễ Hằng thuận cho các cặp đôi, có thể nhắc đến chùa Giác Ngộ (quận 10), chùa Từ Tân (quận Tân Bình) tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai ngôi chùa tiêu biểu tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là nơi lựa chọn của nhiều bạn trẻ đến sinh hoạt và tổ chức lễ Hằng thuận cho đời sống hôn nhân của mình.
Chùa Giác Ngộ, tọa lạc tại số 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10. Chùa được xây dựng vào những thập niên 60 của thế kỷ XX, với sự phát tâm của cư sĩ Trần Phú Hữu, một công chức Chính phủ đương thời, đã hiến cúng lô đất 695 mét vuông xây chùa vào năm 1946, với mong mỏi cho người dân về chùa tu tập và lễ bái mỗi ngày. Sau đó, Hòa thượng Thích Thiện Hoa là người đại diện tiếp nhận và xây dựng ngôi chùa này vào năm 1956. Tiếp đó, chùa Giác Ngộ được sử dụng làm trường tiểu học – Trung học Bồ đề do Thượng tọa Quảng Liên làm hiệu trưởng vào năm 1969.
Đến năm 1979, chùa tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh giáo dục và thành lập Phật học viện Sơ đẳng Thiện Hòa tại chùa, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học cho Tăng ni Phật tử ngày càng đông tại thành phố Hồ Chí Minh thời bấy giờ.
Chùa trải qua 2 lần trùng tu vào năm 1984 và năm 2013, Chùa đã trải qua 5 đời trụ trì, vị trụ trì đương nhiệm là Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa đã trùng tu chùa Giác Ngộ lần thứ 2 ngày càng khang trang để phục vụ nhu cầu tu học tại bổn tự. Hiện nay, chùa Giác Ngộ là một trong những trung tâm tu học lớn của Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh. Với các chương trình tu học cho mọi thành phần lứa tuổi như: Khoá tu thiền Vipassana, khoá tu ngày an lạc, khoá tu dành cho sinh viên, khoá sinh hoạt
“Búp sen từ bi” cho thiếu nhi, lớp giáo lý Bát chánh đạo, các lớp ngoại ngữ, kỹ năng sống, chương trình hiến máu nhân đạo, hiến mô, hiến tạng thu hút đông đảo Phật tử tham gia….,và nhiều cặp đôi chọn chùa Giác Ngộ để làm lễ Hằng thuận cho ngày cưới của mình. Đặc biệt, Chùa Giác Ngộ là ngôi chùa duy nhất tại Việt Nam tổ chức lễ Hằng thuận tập thể cho hơn 100 cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức lễ cưới tại chùa vào năm 2018 và năm 2019. Ngoài ra, Chùa là nơi đặt văn phòng Quỹ đạo Phật ngày nay, hội tụ nhiều nhà hảo tâm để phục vụ cho công tác từ thiện, an sinh xã hội trên khắp cả nước.
Như những ngôi chùa khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Từ Tân là điểm thu hút đông đảo Phật tử khắp nơi trở về tu học tại chùa hằng tuần và hằng tháng. Chùa cư
ngụ tại 90/153 Trường Chinh, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, do Hòa thượng Thích Viên Trí thành lập vào năm 1968 và hiện nay, Hòa thượng Thích Viên Giác đương nhiệm trụ trì. Năm 1992, Hòa thượng Thích Viên Giác trùng tu lại khang trang để phục vụ cho Tăng ni Phật tử ổn định việc tu học. Với nhiều chương trình tu học phong phú, chùa tổ chức khoá tu thiền, sinh hoạt gia đình Phật tử, đạo tràng Bát quan trai, đạo tràng thiền và khí công, Câu lạc bộ Thanh niên Phật tử, ban Từ thiện, ban Hộ niệm, gia đình Phật tử và nhiều hoạt động từ thiện cho người mù, người nghèo…tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Với đặc điểm, ẩn mình dưới bóng cây xanh mát, chùa là điểm đến của nhiều Phật tử đến hành hương và chiêm bái, là nơi trở về cho các bạn trẻ của các đạo tràng sinh hoạt đều đặn mỗi tuần và thu hút nhiều bạn trẻ tổ chức lễ Hằng thuận tại ngôi chùa này.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta và là nơi thu hút rất nhiều dân cư khắp nơi về sinh sống. Chính vì vậy, đời sống văn hóa vô cùng đa dạng, đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng mang nhiều nét đặc trưng và nổi bật. Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển để thích ứng với xu thế mới, tạo nên một sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố. Với xu hướng thế tục hóa ngày càng phát triển, Phật giáo tại thành phố đã trở thành một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho một bộ phận quần chúng nhân dân khi vận dụng những giá trị, đạo đức của Phật làm chuẩn mực sống, mục đích hướng đến xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững.
Tiểu kết chương 1
Với nội dung trình bày ở chương 1, nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, nhằm tiếp cận, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề nghiên cứu được đặt ra ở chương tiếp theo. Trong phần cơ sở lý luận của luận văn, tác giả phân tích các khái niệm và thuật ngữ liên quan, qua đó vận dụng lý thuyết nghiên cứu phù hợp với nội dung của đề tài.
Nội dung cơ sở thực tiễn, trình bày các quan điểm của đức Phật về tình yêu – hôn nhân và gia đình, từ đó cho thấy lễ Hằng thuận có nguồn gốc sâu xa từ thời đức Phật còn tại thế qua các bài thuyết giảng, bài kinh về tình yêu – hôn nhân và gia đình để khuyến hoá người Phật tử. Trong chương 1, tác giả đã khái quát một cách tổng quan về địa bàn nghiên cứu đó là chùa Giác Ngộ và chùa Từ Tân. Đây là hai ngôi chùa nằm
trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, với những đặc điểm là Chùa Từ Tân là ngôi chùa có nhiều hoạt động cho gia đình Phật tử và chùa Giác Ngộ là nơi sinh hoạt của nhiều thanh niên Phật tử trẻ. Vì thế, nghiên cứu đã tập trung phân tích nhận thức của người trẻ về lễ Hằng thuận tại hai ngôi chùa nêu trên, làm tiền đề nghiên cứu cho các chương tiếp theo.