CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Nguồn gốc lễ Hằng thuận
Nguồn gốc sâu xa của lễ Hằng thuận có từ thời đức Phật tại thế. Một trong những sự kiện đức Phật và Tăng đoàn trở về kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), được sự thỉnh mời của đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đến hoàng cung, đức Phật đã tham dự và chúc phúc cho lễ cưới của thái tử Nan đà (Nanda) với công chúa Tôn Đà Lợi (Sundarì) một người em cùng cha khác mẹ của đức Phật.
Một dịp khác, trưởng giả Cấp Cô Độc đã mời Đức Phật cùng với Tăng đoàn đến dự lễ cúng dường trong hôn lễ của con gái là Thiện Vô Độc cùng với con trai của trưởng giả Mô Thi La là đồng tử Ngưu Thọ, cả hai đều là những người Phật tử thuận thành, có tinh thần tự lực trong tu tập.
(trích trong Kinh Phật nói Nhân duyên con gái trưởng giả Cấp Cô Độc được độ, Đại Tạng kinh, T009 A hàm, bài kinh 130).
Tiêu biểu hơn là lời cầu thỉnh của gia chủ Uggaha xin đức Phật dạy về cách làm vợ: “Những đứa con gái này của con, bạch Thế Tôn, sẽ đi về nhà chồng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới chúng. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy khuyên dạy chúng, để chúng được hạnh phúc an lạc lâu dài”. Đây là những sự kiện về đức Phật và tăng đoàn đã đến chứng minh hôn lễ cho hàng cư sĩ Phật tử.
(trích trong Kinh Tăng Chi, chương Năm pháp, phẩm Sunana, kinh Uggaha - Người gia chủ) Tại Việt Nam, lễ Hằng thuận có tên gọi khác là “Lễ kết hôn trước của Phật” hay
“Lễ Phật tiền kết hôn” là nghi thức lễ cưới được tổ chức tại chùa. Lễ này ra đời trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ do hội Phật giáo Bắc Kỳ chủ trì vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Người đề xuất sáng kiến này là ông Nguyễn Năng Quốc[2]. Chánh Hội trưởng Hội Phật giáo Bắc Kỳ, là một trong những nhân vật Phật giáo tiêu biểu trong việc thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ giai đoạn 1934 - 1945. Ông mong muốn tổ chức lễ kết hôn theo nghi thức của Phật giáo cho con em Phật tử khi tiến đến hôn nhân, xem lễ Hằng thuận như là một nghi thức tôn giáo trong nghi lễ vòng đời của tín đồ theo đạo Phật.
Ý tưởng này được ông Nguyễn Trọng Thuật với bút danh là Đồ Nam Tử [3] trình bày cụ thể sâu sắc qua bài viết “Luận đàn lễ kết hôn trước cửa Phật” và đăng trên báo Đuốc Tuệ, số 4 ngày 31/12/1935 và số 5 ngày 7/1/1936. Bài báo đã giải thích một cách cụ thể về cách thức thực hiện và các nghi lễ kết hôn trước Phật điện.
Sau đó, “Lễ kết hôn trước cửa Phật” hay “Lễ Phật tiền kết hôn” được đặt tên thành lễ “Hằng thuận”. Ai là người đặt tên lễ “Hằng thuận” còn nhiều thông tin chưa chính xác. Trong tác phẩm “Nghi thức Lễ Thành hôn” xuất bản năm 2014 do Thượng tọa Thích Nhật Từ biên soạn, tác giả cho rằng Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã đặt tên cho hôn lễ tổ chức tại chùa với tên gọi là “Lễ Hằng thuận”.
Ngoài ra, văn bản “Nghi thức Lễ Thành hôn” được Hòa thượng Thích Thiện Hoà viết thành văn bản vào năm 1971, Phật lịch 2515. Khi đó, thuật ngữ “Hằng thuận”
được Hòa thượng Thích Thiện Hòa nhắc đến một lần duy nhất ở phần cuối nghi thức, trong phần hồi hướng: “Hằng thuận công đức thù thắng hạnh…”. Văn bản này là văn bản đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, nhưng khi đặt tên, Hòa thượng Thích Thiện Hòa không lấy tên “Nghi thức Lễ Hằng thuận” mà đặt tên cho tác phẩm là “Nghi thức Lễ Thành hôn”.
Có thể thấy, nguồn thông tin chính xác về người đưa ra thuật ngữ ‘Lễ Hằng thuận”
cho đến ngày nay vẫn còn chưa rõ, có quan điểm cho rằng Hòa thượng Thích Đôn Hậu là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, để gọi tên lễ kết hôn tại chùa. Bên cạnh đó, ý kiến khác cho rằng, Hòa thượng Thích Thiện Hòa là người đưa ra thuật ngữ này trong tác phẩm do chính ông biên soạn đó là “Nghi thức Lễ Thành hôn”.
2 Tổng đốc Trí sĩ Nguyễn Năng Quốc, hiệu Vi Khanh (1870-1951), tại làng Thượng Tần, xã Thượng Tần, phủ Thái Ninh cũ, nay là thị trấn Châu Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông làm Tổng đốc Thái Bình vào cuối những năm 1920. Sau đó làm chánh hội trưởng Hội Phật giáo Bắc Kỳ, là một trong những nhân vật Phật giáo tiêu biểu trong việc thành lập hội Phật Giáo Bắc Kỳ giai đoạn 1934-1945.
3 Nguyễn Trọng Thuật (1883–1940), bút danh Đồ Nam Tử, Quảng Tràng Thiệt cư sĩ. ông là nhà văn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20, Biên tập viên tờ Đuốc Tuệ, Thư ký Ban Khảo cứu và giảng diễn Phật học của Hội Phật giáo Bắc Kỳ (thành lập tháng 11 năm 1934).
Thuật ngữ “Hằng thuận” gọi đủ là “Hằng thuận chúng sanh” là lời nguyện thứ 9 trong 10 đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm. Ngoài ra, “Hằng thuận” còn có nghĩa là luôn luôn hòa thuận trong đời sống hôn nhân. Với mong muốn lễ cưới của đôi bạn trẻ được sự gia hộ của chư Phật và sự chúc phúc của chư Tăng sẽ tăng thêm niềm tin, vốn kinh nghiệm sống, tri thức về hạnh phúc gia đình, mong muốn đạt đến hạnh phúc bền vững.
Trong mục Luận đàn, ra hai số 4 và 5, ngày 31 – 12 – 1935 và ngày 7 – 1 – 1936, báo Đuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đăng bài viết “Lễ kết hôn trước cửa Phật”. Với chủ trương Phật giáo nhập thế, trong bài viết này, Nguyễn Trọng Thuật đã mô phỏng ý tưởng này từ đám cưới của người Nhật được tổ chức trong các cơ sở thờ Thần đạo tại Nhật Bản. Tín đồ Thần đạo tổ chức đám cưới trước Thần cung, thì nay người Phật tử tổ chức đám cưới trước Phật điện. Theo Nguyễn Trọng Thuật thì “Người Nhật có sự chứng giải của họ, ta cũng phải tự có chỗ chứng giải của ta, việc ta làm tuy sau người mà không phải là toàn nhiên nhắm mắt theo liều kẻ khác”
(theo Báo Đuốc Tuệ, 1935). Từ đó, Tác giả đề nghị phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc kỳ lúc bấy giờ nên học tập, mạnh dạn thay đổi cách thức hành đạo, học hỏi nghi thức đám cưới của thần đạo tại Nhật Bản, đưa lễ Hằng thuận vào trong nghi lễ vòng đời của tín đồ Phật tử, nhằm đem đạo vào đời, xã hội hoá Phật giáo.
Cặp đôi làm lễ Hằng thuận đầu tiên đến nay vẫn còn nhiều tranh luận. Theo Ninh Thị Sinh (2020) và Lê Tâm Đắc (2013) cho rằng đôi nam nữ Phật tử đầu tiên làm lễ Hằng thuận là con ông Đào Thiện Luận [4], Chánh đại lý chi hội Phật giáo ở Thái Bình vào ngày: 14/9/1937 tức 10/8/Đinh Sửu. Ông tổ chức lễ Hằng thuận cho con gái của mình là bà Đào Thị Phương Nam kết duyên cùng ông Trần Văn Cư ở Hà Nội. Ngôi chùa đầu tiên làm lễ Hằng thuận là chùa Kỳ Bá tại tỉnh Thái Bình, sư cụ Trừng Mai làm giới sư chủ trì cho buổi hôn lễ. Ngoài ra, buổi lễ có sự tham dự của Tổng đốc Trí sĩ Nguyễn Năng Quốc [5] và phu nhân, cùng các cấp lãnh đạo công chức và gia đình họ hàng hai bên tham dự.
4 Đào Thiện Luận là Chánh Đại lý Chi hội Phật giáo Thái Bình, trực thuộc Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ, hưởng ứng tinh thần nhập thế và cải cách Phật giáo. Ông đã khuyên các Giáo hữu trong hội Phật giáo Bắc Kỳ và các Chi hội Phật giáo địa phương nên thực hiện hôn lễ trước cửa Phật để có thể giáo dục con cái theo tinh thần Phật dạy.
5 Tổng đốc trí sĩ Nguyễn Năng Quốc (1870-1951), Chánh Hội trưởng Hội Phật giáo Bắc Kỳ, là một trong những nhân vật Phật giáo tiêu biểu giai đoạn 1934-1945 trong việc thành lập hội Phật Giáo Bắc Kỳ.
Quan điểm khác cho rằng, vào năm 1930, Bác sĩ Phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám [6], đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Đây là quan điểm thứ 2 cho rằng đôi nam nữ Phật tử tổ chức lễ Hằng thuận đầu tiên.
Từ hai quan điểm nêu trên cho thấy, quan điểm của Ninh Thị Sinh và Lê Tâm Đắc là hợp lý và có cơ sở. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Bắc, với sự lãnh đạo của hội Phật giáo Bắc Kỳ là nơi nêu lên ý tưởng khởi xướng cho sự ra đời của lễ Hằng thuận vào năm 1935. Hai năm sau, Ông Đào Thiện Luận là Chánh đại lý chi hội Phật giáo ở Thái Bình, trực thuộc Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tiên phong tổ chức lễ Hằng thuận cho con gái mình vào năm 1937 là hợp lý.
Quan điểm thứ hai cho rằng lễ Hằng thuận của con gái Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám được tổ chức tại chùa Từ Đàm - Huế vào năm 1930 là lễ Hằng thuận đầu tiên.
Điều ai cũng đồng ý là lễ Hằng thuận được khởi xướng bởi Hội Phật giáo Bắc kỳ vào năm 1935. Vậy thời gian thực hiện lễ Hằng thuận tại chùa Từ Đàm - Huế vào năm 1930 là không khớp với mốc thời gian khởi xướng và thời gian thực hiện. Đồng thời, quan điểm này gây ra ngộ nhận rằng Hội An Nam Phật học tại Trung kỳ mới là nơi khởi xướng lễ Hằng thuận trong phong trào chấn hưng Phật giáo, không phải hội Phật giáo Bắc kỳ.
Trong bài báo Đuốc Tuệ, số 70 ra mắt vào năm 1937 với tên nhan đề “Lễ Phật tiền kết hôn tại Chi hội Phật giáo Thái Bình”, đây được xem là đứa con tinh thần của hội Phật giáo Bắc kỳ, với hơn 10 năm tồn tại chỉ đưa một thông tin duy nhất về một đám cưới được tổ chức tại chùa đó là trường hợp của con gái ông Đào Thiện Luận, ngoài ra không có đám cưới nào được tờ báo này nhắc đến.
Lễ Hằng thuận được xem là nghi thức hôn lễ của Phật giáo Bắc tông tại Việt Nam, được khởi xướng do Hội Phật học Bắc kỳ vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nghi lễ này đã có từ lâu đời trong Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, như Cần
6 Lê Đình Thám (1897 – 1969) là Bác sĩ, Cư sĩ Phật giáo, là nhà hoạt động hoà bình và là người sáng lập Gia đình Phật tử Việt Nam; quê làng Đô Mỹ (La Kham) nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi quy y phật giáo và trở thành người Phật tử thuần thành và dấn thân vào con đường chấn hưng Phật giáo.
Năm 1930, ông và quý Hòa thượng thành lập An Nam Phật học hội tại chùa Trúc Lâm (Huế), ông thường Thuyết pháp mỗi nửa tháng cho tín đồ nghe tại chùa Từ Quang. Mở trường đào tạo tăng tài cho Giáo hội, mở các Chi hội để phát triển Phật giáo đến các tỉnh thành. Hoạt động thanh niên, ông hướng đến giới trẻ kế thừa, thành lập Thanh niên Đức dục (Phật học), xuất bản tờ báo Nguyệt san Viên âm, xây dựng các Tòng lâm để chư Tăng tu học và đào tạo tăng tài.
Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau..., hay các nước theo Phật giáo Nam truyền. Phật giáo Nguyên Thủy luôn gắn liền các nghi thức vòng đời của người tín đồ, trong đó nghi thức lễ cưới cũng được sự chúc phúc của chư Tăng. Nội dung của lễ chúc phúc này cũng có nội dung tương tự như lễ Hằng thuận của Phật giáo Bắc tông tại Việt Nam.