Nhận thức giáo lý Phật giáo của người Phật tử trẻ về tình yêu, hôn nhân và gia đình được chia sẻ trong lễ Hằng thuận

Một phần của tài liệu Lễ hằng thuận trong nhận thức của người phật tử trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 49)

Trong hệ thống tam tạng kinh điển Phật giáo gồm 3 tạng: Kinh – Luật – Luận, tạng Kinh là ghi lại những lời dạy của đức Phật trong 45 năm thuyết pháp độ sanh. Nội dung thuyết giảng bao gồm nhiều lĩnh vực như: Xã hội, đạo đức, triết lý, thiền định và chuyển hoá. Trong các bài kinh về xã hội và đạo đức, đức Phật đề cập nhiều bài kinh về những điều đạo đức, những cách thức trị quốc an dân và xây dựng xã hội hạnh phúc, đặc biệt là “tình yêu hôn nhân và gia đình”. Đức Phật là người nói về tình yêu hôn nhân gia đình nhiều nhất từ trước cho đến nay trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo.

Các bài kinh được nhắc nhiều trong các buổi lễ Hằng thuận là bài kinh: “Ý nghĩa lễ sáu phương” hay “Giáo thọ Thi Ca La Việt”, còn có tên nữa là “Kinh Thiện Sanh”

và “kinh Bảy loại vợ”. Quan điểm của Phật trong những bài kinh này là nói về sự bình đẳng trách nhiệm và bổn phận của vợ và chồng, lối ứng xử để đem đến an lạc và hạnh phúc trong hôn nhân. Vai trò của người vợ (chồng) trong quan hệ ứng xử với nhau trong đời sống gia đình. Các bài kinh trên được Phật nói đến vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN, nhưng nội dung của nó vẫn còn ý nghĩa cho đế ngày nay trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Trong tiến trình lịch sử phát triển của Phật giáo, do cách thức truyền đạt giáo lý đức Phật của những người truyền giáo chưa phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Người xuất gia và tại gia đã sử dụng chung nghi thức tụng niệm và tu học. Con đường thực tập của người xuất gia thiên về hướng chuyển hoá ái dục để thánh hoá bản thân, hướng đến giá trị giải thoát và Niết bàn. Vì vậy, trong nghi thức tu học của người xuất gia ít đề cập đến vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Trong khi đó, nhiều bài kinh, đức Phật nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình dành cho người Phật tử tại gia, nhằm giúp họ thiết lập hạnh phúc bền vững, cho phép người Phật tử tại gia được hưởng hạnh phúc gia đình, hưởng thụ tính dục thông qua đời sống hôn nhân để sinh con nối dõi, với tinh thần một vợ một chồng. Đức Phật cũng nói đến 4 điều hạnh phúc mà người tại gia có thể đạt được từng thời điểm cuộc đời như: Hạnh phúc do sở hữu, hạnh phúc do hưởng thụ, hạnh phúc do không có nợ nần và hạnh phúc

do sống không có lầm lỗi. (Thích Nhật Từ, 2019). Vì thế, đức Phật đã đưa vào trong giới luật của người Phật tử là giới “không được tà dâm” để đảm bảo hôn nhân thủy chung, bền vững.

Như trên đã nói, xuyên suốt 2600 năm qua do cách thức hành đạo và triển khai nội dung tu học dành cho 2 giới xuất gia và tại gia chưa hợp lý, chưa phân định rạch ròi về nghi thức tụng niệm, phương pháp hành trì, về mục đích và lý tưởng cho các đối tượng cụ thể. Điều này dẫn đến thực trạng là khi một số ngôi chùa tổ chức lễ cưới, một bộ phận Phật tử và quần chúng cho rằng cưới hỏi trong chùa là “không phù hợp”, làm mất đi sự thanh tịnh chốn Phật môn và không đồng tình khi người Phật tử trẻ tổ chức lễ Hằng thuận.

Trong một bài viết Lễ Hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ của Kinh Tâm (2022) một câu hỏi đặt ra về vấn đề tổ chức lễ cưới tại chùa “Đi tu là rũ bỏ bụi trần, không còn tham đắm luyến ái với các việc của thế gian. Vậy tại sao bây giờ nhiều người lại tổ chức đám cưới trong chùa vậy cậu? Như thế có phù hợp với sự tôn nghiêm của ngôi chùa và đi ngược lại với giáo lý của đạo Phật không?” Và đây cũng là câu hỏi thắc mắc của nhiều người về việc tổ chức lễ cưới tại chùa.

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, trong một bài vấn đáp của Thượng tọa Thích Nhật Từ đã cho hay: “Trong tất cả các kinh của Đức Phật dạy như Kinh điển Pali, A Hàm, Kinh điển Đại thừa, cũng như giới luật của Phật trong sáu trường phái, Đức Phật không cấm việc tổ chức lễ cưới tại chùa, trong giới luật của Phật chỉ cấm người tu sĩ không được làm mai mối, làm ông tơ bà nguyệt, ví dụ như mình biết gia đình Phật tử A có con gái, gia đình B có con trai thì mình sắp xếp cho 2 bên gặp nhau rồi thành vợ chồng, nếu hạnh phúc thì không sao, nếu không hạnh phúc thì lỗi do ông thầy, vì vậy đức Phật cấm tu sĩ làm mai mối, chứ không cấm tổ chức lễ cưới tại chùa. Nếu so với các tôn giáo khác, thì lời Phật dạy về tình yêu hôn nhân hạnh phúc gia đình là nhiều nhất. Nghi thức Lễ Hằng thuận đó, là lễ cưới do chùa Giác Ngộ tổ chức, có bài kinh cốt lõi là Kinh Thiện Sanh nói về các mối quan hệ trong gia đình và xã hội và những lời dạy sâu sắc của đức Phật…”

(Trích Thích Nhật Từ trả lời vấn đáp Phật pháp Online tại Chùa Giác Ngộ, ngày 23/3/2020 với tiêu đề “Tổ chức Lễ Hằng thuận có phạm giới không?”)

Một câu hỏi đặt ra là, “Vì sao những bài kinh Phật nói về tình yêu hôn nhân và gia đình chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng Phật tử?” Lý giải cho câu hỏi trên, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Một là, quan niệm “trẻ vui nhà, già vui chùa” đã khắc sâu vào tâm thức trong cộng đồng nên thời gian dài, mặc định ngôi chùa là nơi dành cho người cao tuổi và phụ nữ nên đã không thu hút người trẻ đến chùa để tham dự các thời khoá sinh hoạt. Nhiều nghi lễ tôn giáo mang nặng tính hình thức, rườm rà chưa thực sự thu hút sự quan tâm của người trẻ khi đến chùa.

Hai là, quan niệm “người xuất gia không nên nói về chuyện tình yêu hôn nhân và gia đình”. Người xuất gia là hướng đến giá trị giải thoát không phù hợp nói chuyện trần tục. Người xuất gia không lập gia đình sao biết chuyện tình yêu, hôn nhân và gia đình mà tư vấn và chia sẻ, chưa yêu sao có thể nói chuyện tình yêu. Chính vì những nguyên nhân nêu trên việc phổ cập giáo lý Phật dạy về tình yêu hôn nhân và gia đình dành cho người Phật tử trẻ còn rất hạn chế, những bài kinh Phật nói về tình yêu, hôn nhân và gia đình ít được phổ biến rộng rãi trong giới tín đồ Phật tử.

Trong giáo lý của đạo Phật luôn hàm chứa những giá trị mang tính giáo dục, hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp và thiện lành. Người xuất gia là chỉ là người truyền tải lời dạy của đức Phật đến với người Phật tử.

Chia sẻ về vấn đề này, những người thầy với vai trò là người tổ chức lễ Hằng thuận cho các bạn trẻ thường xuyên cho hay: “Phật giáo với tinh thần độ sinh, cho nên chùa tổ chức hằng thuận là để độ sinh, những gia đình, những cặp đôi về chùa tổ chức hằng thuận là thiện pháp của họ được tăng trưởng, họ được về chùa, được lễ phật và được nghe pháp của phật thì đó chính là lợi ích. Ông bà, họ hàng đều đến dự lễ thì được bao nhiêu lợi ích. Còn như tổ chức tại nhà, thì họ hàng chỉ đến chúc tụng nhau một chút, mừng nhau xong, ăn nhậu hát hò rồi đi về. Nếu xét về phương diện độ sinh thì lễ Hằng thuận tại chùa là rất tốt. Thế nhưng ý kiến nói rằng chùa là nơi cắt ái ly gia, thì sợ lễ Hằng thuận ở chùa thì các thầy không tu được. Các thầy đi tu thì đương nhiên các thầy phải có bổn phận của mình, bây giờ nếu mà nói thì các thầy ở chùa cũng chẳng tu được, vì bây giờ các cặp đôi nam nữ yêu nhau vẫn cùng nhau đi lên chùa, vậy các thầy cũng không tu được sao? Vì thế việc cầu thành phật là việc chư tăng cần tự lo, còn việc độ sinh thì phải độ sinh. Bổn phận của ai thì người đó giữ gìn.

Nên không thể nói làm lễ Hằng thuận mà các thầy không tu được, không phải như vậy.

Cho nên người ta làm lễ Hằng thuận là hằng thuận của tân lang, tân nương chứ đâu liên quan đến quý thầy. Lễ Hằng thuận ở đây là phương tiện độ sinh của chư tăng, việc đó là tốt, là tăng trưởng thiện pháp và lợi ích cho nhiều người. (BBPV số 14, Chư Tăng chùa Giác Ngộ). Chính vì vậy, tổ chức lễ Hằng thuận là hoàn toàn phù hợp với tinh thần nhà Phật, mang đến những giá trị tâm linh tôn giáo cho tín đồ theo đạo.

Trong những năm gần đây, lễ Hằng thuận diễn ra ở nhiều ngôi chùa. Qua các phương tiện truyền thông, người Phật tử trẻ có điều kiện tiếp cận lời Phật dạy qua những buổi giảng pháp, tham gia các buổi lễ tại chùa. Khi người Phật tử trẻ đến chùa, thì mức độ thực hành nghi lễ của người tín đồ thể hiện mức độ về niềm tin tôn giáo của họ. Người Phật tử đến chùa thì niềm tin về tôn giáo cũng sẽ sâu sắc hơn so với người tín đồ không đến chùa. Khảo sát về “mức độ thường xuyên đi chùa” của 398 thanh niên Phật tử trẻ đã cho thấy điều đó, số người trả lời cho rằng họ "thỉnh thoảng" đến chùa chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.23%, kế đến là đi chùa "thường xuyên" với 36.93%, “rất thường xuyên” là 13.07%, phần lớn tập trung chủ yếu là nữ giới. Từ đó cho thấy, mức độ đến chùa của thanh niên Phật tử trẻ tương đối khá nhiều, bởi vì tỷ lệ người ít đi chùa

"hiếm khi" chỉ chiếm 3.77%. Độ tuổi đi chùa chủ yếu là người trẻ, độ tuổi từ 18 - 25 tuổi và từ 26 - 30 tuổi. (Phụ lục 4, Biểu đồ 2.1)

Kết quả tương quan giữa giới tính và mức độ đi chùa của người Phật tử nam và nữ có nhiều chênh lệch đáng kể. Tỷ lệ đến chùa và mức độ thường xuyên đến chùa của nữ giới đều cao hơn nam giới. Có thể nhận thấy điều này trong các buổi khoá tu của các chùa hay các buổi thuyết pháp thì số lượng người nữ luôn nhiều hơn nam giới.

Xét ở khía cạnh tâm lý, nữ giới sống theo cảm xúc và tin tưởng vào các đấng siêu nhiên cao hơn nam giới. Phụ nữ tìm đến chùa như cách để tìm kiếm sự nương tựa nơi cửa thiền, mong muốn được che chở, bình an cho bản thân và gia đình. Thời phong kiến, vai trò của nữ giới không được đề cao, với những định kiến gay gắt trong xã hội, họ tìm đến tôn giáo như để tìm lại cảm xúc cân bằng, hoá giải những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống. Ngày nay, vai trò của người nữ đã được nâng cao, họ được thể hiện sự tự do tín ngưỡng của mình nhiều hơn. Họ tham gia nhiều hội nhóm sinh hoạt như: Các đạo tràng tụng kinh, niệm Phật hàng tuần, các khoá tu nhiều ngày, chương trình hành hương tham gia chiêm bái các thánh tích của Phật giáo trong và ngoài nước… đã thu

hút rất nhiều nữ giới tham gia. (Khánh Vy, Giới trẻ và thế giới tâm linh, Báo Tuổi trẻ thủ đô ngày 14/01/2021)

Khảo sát về việc tham dự lễ Hằng thuận tại hai chùa Từ Tân và chùa Giác Ngộ cho thấy trong tổng số 398/400 người Phật tử trẻ tham gia trả lời, tỷ lệ những người Phật tử “chưa từng tham dự” (68.8%) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao so với những người

“đã từng tham dự” (31.2%). Điều đó cho thấy, mức độ tham gia lễ Hằng thuận còn thấp. (Phụ lục 3, xem Bảng 2.1)

Theo kết quả khảo sát tương quan về mức độ đi chùa và mức độ tham dự lễ Hằng thuận đã cho thấy sự tương đồng, mức độ nữ giới đi chùa thường xuyên hơn nam giới cho nên mức độ tham dự các nghi lễ ở chùa chiền cũng nhiều hơn, trong đó có lễ Hằng thuận. Trong bối cảnh công nghệ số, truyền thông Phật giáo phát triển, một số nghi lễ Phật giáo đã được tổ chức trực tuyến, vì vậy việc tham dự các buổi lễ không nhất thiết phải đến chùa, một số bạn trẻ vì điều kiện công việc nên họ đã tham dự qua hình thức online, một bạn nam cho biết: “Thật ra, tham dự lễ chính thức thì tôi chưa, nhưng tôi đã từng xem qua các trang mạng xã hội. Đặc biệt là trong những năm gần đây, tôi thấy các chùa tại thành phố có tổ chức lễ Hằng thuận rất nhiều, như chùa Giác Ngộ của thầy Thích Nhật Từ, hầu như tôi thấy các buổi lễ Hằng thuận tổ chức khá thường xuyên và có livestream trên Facebook, tôi có theo dõi trang nên có thấy nhiều. (Nam, 1993, Chuyên viên IT, BBPV số 11)

Có thể thấy, hình thức tham dự các lễ nghi tại chùa, hay Lễ Hằng thuận đã được các bạn trẻ đón nhận qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình.

Qua nghiên cứu cho thấy, nguồn thông tin về Lễ Hằng thuận được các bạn trẻ tiếp cận nhiều nhất đó chính là “từ các hoạt động, sự kiện tại chùa” chiếm tỷ lệ cao nhất với 55.7%; “từ các trang mạng xã hội, truyền thông truyền hình” là 27.4%; “từ phía người thân, bạn bè” là 14.9%; các nguồn thông tin khác rất ít chỉ có 2%. Từ kết quả trên cho thấy, việc tham gia các sự kiện tại chùa là một trong những kênh thông tin mà giới trẻ biết đến lễ Hằng thuận. Bên cạnh đó, với sự phát triển của thời đại công nghệ, việc tìm hiểu thông tin về các hoạt động tôn giáo khá dễ dàng, tạo điều kiện cho thanh niên trẻ biết đến lễ Hằng thuận nhiều hơn. (Phụ lục 3, xem Bảng 2.2)

Ngày nay, nguồn thông tin mà các bạn trẻ biết đến lễ Hằng thuận khá đa dạng và người trẻ xu hướng tìm hiểu cũng như chọn lọc nguồn thông tin chính thống để hiểu rõ hơn về một nghi lễ tôn giáo, chia sẻ của một bạn nữ về vấn đề này: “…thông qua mạng xã hội, tôi biết được cách tổ chức lễ, những hình ảnh trong buổi lễ Hằng thuận, đi với đó là những lời giáo huấn của đức Phật dạy trong mối quan hệ vợ chồng thông qua lời giảng của các sư thầy. Bản thân tôi cũng tìm hiểu về lời Phật dạy qua các trang mạng Facebook, Blog Radio và một số trang Phật giáo chính thống như: Báo Giác ngộ, Phật sự Online, Truyền hình An Viên…” (Nữ, 1994, Phóng viên, BBPV số 5)

Lễ Hằng thuận là một lễ cưới nhằm thắt chặt sự bền vững cho gia đình của người Phật tử trẻ khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, với tinh thần khơi nguồn tuệ giác trong lối sống, “tốt đời, đẹp đạo”. Khi chúng tôi tìm hiểu về nhận thức của người trẻ về việc họ

“hiểu” như thế nào về lễ Hằng thuận, kết quả cho thấy 51.7% người trẻ cho rằng đây là

Lễ cưới tổ chức tại Chùa, có sự tham dự của chư Tăng ni, Phật tử, gia đình, người thân và bạn bè”; kế đến là “lễ cưới được sự chúc phúc của chư Tăng ni, Phật tử và việc vận dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân” với 45.4%, rất ít người cho rằng đây là “Lễ cưới tổ chức tại nhà, có sự tham dự của chư Tăng ni, Phật tử, gia đình, người thân và bạn bè” chỉ chiếm 2.9%.

Từ kết quả trên cho thấy, người trẻ hiểu về lễ Hằng thuận là “lễ cưới được tổ chức tại chùa, có sự tham dự của chư Tăng ni, Phật tử, gia đình, người thân và bạn bè; vận dụng lời Phật dạy trong đời sống hôn nhân”. Rất ít người trẻ cho rằng đây là một lễ cưới tổ chức tại nhà. (Phụ lục 3, xem Bảng 2.3)

Quan niệm của Phật giáo về những vấn đề hôn nhân và gia đình hướng đến xây dựng đời sống hạnh phúc và đạo đức của người Phật tử, trong Kinh Phật có viết: “Nếu một người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết;

người phụ nữ có thể tìm được một người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thực sự may mắn"(Quảng Trí, 2010). Đức Phật không bác bỏ tình yêu hôn nhân bởi vì đó là lẽ thường tình của con người, Phật hướng dẫn người Phật tử phải chung sống với nhau sao cho đúng với các chuẩn mực xã hội, là một người Phật tử chân chính.

Tìm hiểu nhận thức của người Phật tử trẻ về giáo lý của Phật khi dạy tình yêu hôn nhân và gia đình, kết quả nghiên cứu đã cho thấy: 44.5% là biết đến “từ các bài kinh sách báo” chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là “qua thuyết giảng của chư Tăng ni tại chùa”

Một phần của tài liệu Lễ hằng thuận trong nhận thức của người phật tử trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)