Mục tiêu công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Mục tiêu công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Mặc dù còn nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại nhưng trong đó cần lưu ý nguyên nhân do công tác quản trị rủi ro chưa chặt chẽ. Ngân hàng cần có một công cụ nhằm phân loại, sàng lọc khách hàng trước khi cấp tín dụng để tránh rủi ro. Công tác xếp hạng tín dụng là một trong các công cụ hiệu quả đo lường được rủi ro, nhận diện được rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro. Đây cũng chính là mục tiêu chủ yếu của công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

1.3.2. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là một quá trình được thực hiện từ khâu tổ chức công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; thu thập và xử lý thông tin; tiến hành xếp hạng và đưa ra kết quả; sử dụng kết quả; khâu kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh.

Nội dung công tác xếp hạng tín dụng ở các ngân hàng thương mại khác nhau là có khác nhau đôi chút. Nhưng tựu chung lại gồm các bước cơ bản như sau:

Tổ chức công tác XHTD

DN

Thu thập và xử lý thông tin

Kiểm soát, đánh giá và

điều chỉnh Tiến hành

xếp hạng và đưa ra kết

quả

Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng DN

h

Bước 1: T chc công tác xếp hng tín dng doanh nghip

Tổ chức công tác xếp hạng là bước đầu tiên của quá trình thực hiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bao gồm việc ban hành quy chế và tổng hợp các quy định, quy trình và tài liệu liên quan đến công tác này để làm căn cứ cho các nhân viên thực hiện theo. Thông thường ở bước đầu tiên này do hội sở chính của các ngân hàng thương mại đảm nhiệm. Hội sở chính có trách nhiệm soạn thảo quy trình chấm điểm và xếp hạng, đưa ra các quy định cụ thể về thời hạn chấm điểm và xếp hạng, trách nhiệm về chất lượng thông tin để chấm điểm và xếp hạng.

Bước 2: Thu thp và x lý thông tin

Đây là bước quan trọng nhất trong công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chất lượng và kết quả xếp hạng tín dụng phụ thuộc nhiều vào tính đầy đủ, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tin đầu vào. Thông tin cần thu thập là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Nguồn thu thập thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính và những nhận định của cán bộ khách hàng, từ các cơ quan thông tin tín dụng công và tư; từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Bộ và các sở kế hoạch đầu tư), trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo, tổng cục thống kê, bộ tài chính, cơ quan thuế, toà án và các nguồn thông tin khác như báo chí, internet.

Để thông tin thu thập đầu vào được chính xác nhân viên ngân hàng cần lựa chọn đúng các thông tin định vị của khách hàng và hiểu chính xác các chỉ tiêu tài chính được thiết kế trong sản phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm đưa ra kết quả chính xác phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng như làm căn cứ khi xét duyệt cho vay.

Các chỉ số tài chính nhân viên ngân hàng cần phải hiểu rõ như: các chỉ số tăng trưởng (tăng trưởng doanh thu thuần, lợi nhuận hoạt động kinh doanh,

h

lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu), các chỉ số tài chính (chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập).

Sau khi thu thập, ngân hàng tiến hành xử lý thông tin để lựa chọn, sàng lọc và chọn ra những thông tin phù hợp, có tính xác thực cao. Ở bước này rất cần đến năng lực phân tích báo cáo tài chính và độ nhạy trong việc cập nhập thông tin khách hàng trên thị trường của nhân viên ngân hàng. Việc phát hiện các lỗi sai và không phù hợp trong báo cáo tài chính khách hàng gửi cũng là một cách kiểm tra và sàng lọc thông tin đầu vào hiệu quả.

Trên thực tế quá trình cập nhập thông tin khách hàng không được thực hiện thường xuyên và mức độ đầu vào của thông tin còn hạn chế, chưa sát thực tế nên dẫn đến kết quả đo lường rủi ro chưa được chuẩn xác.

Bước 3: Tiến hành xếp hng và đưa ra kết qu

Sau khi thu thập và xử lý thông tin, nhân viên ngân hàng tiến hành xếp hạng thông qua phần mềm xếp hạng: nhập thông tin định vị, thông tin tài chính và thông tin phi tài chính vào phần mềm xếp hạng.

Thông thường hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chương trình xếp hạng riêng, có cách tính điểm riêng và các nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng riêng, khác nhau tùy thuộc theo cách phân loại nhóm ngành kinh tế khác nhau. Cán bộ chỉ cần nhập các thông tin tài chính và phi tài chính vào hệ thống xếp hạng. Sau đó, căn cứ vào bảng điểm chuẩn của bộ chỉ tiêu của từng ngân hàng, hệ thống sẽ tự động tính toán, hiện kết quả xếp hạng và một số kết quả chính của một số chỉ tiêu tài chính quan trọng để cán bộ có thể phân tích thêm về tình hình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.

Tuy nhiên để có thể phân tích thêm về tình hình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và đánh giá kết quả xếp hạng, cán bộ cần nắm rõ cách tính điểm và đưa ra kết quả của hệ thống. Để thực hiện được bước này tốt, người trực tiếp xếp hạng nên hiểu kỹ một số chỉ tiêu trong chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu

h

hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng thanh toán, chỉ tiêu thu nhập, chỉ tiêu cân nợ.

Trên cơ sở nhập các chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu tài chính và mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hệ thống đưa ra kết quả từng chỉ tiêu, tính tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu. Đây là kết quả của quá trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi người thực hiện xếp hạng phải thận trọng, phải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xét kết quả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việc nhập các chỉ tiêu ở các công đoạn trước.

Bước 4: S dng kết qu xếp hng tín dng doanh nghip

Thông thường ở các ngân hàng thương mại, các kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường không được công bố rộng rãi. Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường được các ngân hàng lưu hành nội bộ và dựa trên các kết quả đó để đưa ra các quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, không cho vay hay thu hồi nợ, đưa ra các giải pháp xử lý nợ có vấn đề.

Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được lưu trữ từ quá khứ đến hiện tại là cơ sở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, kịp thời và có hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng còn là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng.

Cuối cùng, kết quả xếp hạng giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính.

Bước 5: Kim soát, đánh giá và điu chnh

Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quy trình thực hiện, đánh giá tính chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp cụ thể để điều chỉnh sao cho công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)