CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.3. Tiêu chí đánh giá công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
a. Tính xác thực và đầy đủ của thông tin đầu vào
Thông tin, dữ liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của công tác xếp hạng tín dụng. Thông tin, dữ liệu thu thập được có độ xác thực cao, có chất lượng thì kết quả xếp hạng sẽ phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp được đưa vào xếp hạng và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế thông tin thu thập đầu vào thường thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán, thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán còn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Một số thông tin dữ liệu từ Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) lại chưa được cập nhật. Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo định kỳ hàng quý nên không thể cập nhập liên tục theo thời gian được. Đây chính là một trong số các nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của cán bộ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để đảm bảo thông tin thu thập có chất lượng, có độ tin cậy cao, phản ánh đúng toàn diện thực trạng của doanh nghiệp thì thông tin mà ngân hàng thu thập được phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản sau:
- Thông tin về hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế - tài chính phải mới nhất.
- Thông tin về ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải
h
chính xác và đúng thực tế. Muốn xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải xem là hoạt động đó có đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng không hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh đó có duy trì trong hai năm liên tục hay không.
- Các thông tin trên báo cáo tài chính phải chính xác và phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng nên căn cứ vào các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Thông thường các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán có mức độ tin cậy cao hơn các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán nên ngân hàng nên căn cứ vào các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Khi kiểm tra các giá trị hàng tồn kho, khấu hao thì ngân hàng nên xem kỹ các phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng vì các phương pháp khác nhau sẽ dẫn đến giá trị của các chỉ tiêu này khác nhau.
- Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nữa để đảm bảo tính đầy đủ của thông tin như:
thông tin thu thập từ khảo sát thực tế, cơ quan kiểm toán, cơ quan quản lý, từ đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lý tiêu thụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên những nguồn thông tin này phụ thuộc nhiều vào người phân tích và đòi hỏi người phân tích thu nhận một cách có chọn lọc để đảm bảo tính khách quan trong xếp hạng.
- Nhân viên ngân hàng cần nhập các thông tin phi tài chính một cách khách quan, chính xác.
b. Khả năng đo lường rủi ro
Mục đích cuối cùng của công tác xếp hạng tín dụng chính là mức độ chính xác của kết quả đo lường rủi ro. Công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp càng tốt thì kết quả xếp hạng tín dụng càng chính xác. Để đánh giá khả năng đo lường rủi ro thì ngân hàng nên đối chiếu các khách hàng phát sinh nợ xấu trên thực tế có thuộc nhóm khách hàng được xếp hạng vào nhóm nợ xấu
h
trước đó hay không? Hoặc có tồn tại trường hợp nhóm khách hàng được xếp hạng cao nhưng trên thực tế lại phát sinh nợ xấu hoặc có xu hướng phát sinh nợ xấu nhiều hơn nhóm khách hàng được xếp hạng thấp hơn hay không?
Chẳng hạn: Nếu tồn tại những khách hàng phát sinh nợ xấu mà trước đó được đánh giá xếp hạng tốt như AA, A+ thì chứng tỏ kết quả của công tác đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp không chính xác. Hoặc nếu tỷ lệ nợ xấu phát sinh trên thực tế của nhóm khách hàng được xếp hạng trước đó là BBB lại cao hơn tỷ lệ nợ xấu phát sinh trên thực tế của nhóm khách hàng được xếp hạng trước đó là CCC thì chứng tỏ kết quả của công tác đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp không chính xác vì nhóm khách hàng tương đối tốt (được xếp hạng BBB) lại phát sinh nợ xấu nhiều hơn nhóm khách hàng được xếp hạng CCC là nhóm khách hàng không tốt.
Mỗi ngân hàng thương mại có những tiêu chí đánh giá khác nhau, cách tính điểm khác nhau, cách phân loại xếp hạng doanh nghiệp vào các nhóm nợ tương ứng khác nhau, quy trình và quy định về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khác nhau. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng một khách hàng, có ngân hàng thương mại phân loại vào nhóm nợ cao nhưng lại có ngân hàng thương mại phân loại vào nhóm nợ thấp).
c. Số lượng doanh nghiệp được xếp hạng
Ngân hàng nào được đánh giá có công tác xếp hạng tín dụng tốt thì phải có chương trình xếp hạng được vận hành tốt và xếp hạng được nhiều doanh nghiệp có loại hình kinh doanh khác nhau, nhiều loại quy mô khác nhau, ngành nghề khác nhau với số lượng lớn nhưng vẫn ra kết quả tốt và có chất lượng.
h
d. Tần suất xếp hạng
Tần suất xếp hạng cũng là một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng. Vì nếu tần suất xếp hạng quá ít, không cập nhập kịp thời các thay đổi cũng như các thông tin quan trọng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng kết quả xếp hạng sẽ phản ánh không sát với tình hình tài chính doanh nghiệp và không chính xác.